Trẻ em nước giàu chưa chắc sướng

UNICEF thúc giục chính phủ các nước đặt trẻ em vào trọng tâm khi đưa ra các quyết sách của mình.

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ngày 10-4 đã công bố số liệu nghiên cứu về tình trạng hạnh phúc của trẻ em ở 29 quốc gia. Theo đó, sự phát triển của đất nước ở mức độ cao không có nghĩa là trẻ em ở nước đó không phải sống trong cảnh khổ sở và thiếu thốn.
UNICEF đánh giá Hà Lan đứng đầu trong việc chăm sóc trẻ em
Ảnh: FLICKR
Không căn cứ vào GDP
Bản báo cáo của UNICEF tập trung vào 5 lĩnh vực trong đời sống của trẻ em: sức khỏe và an toàn, hành vi và rủi ro, nhu cầu vật chất, giáo dục, gia đình và môi trường. Các lĩnh vực khác được quan tâm bao gồm: béo phì, tình trạng ức hiếp, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi 15 - 19 đi học và tỉ lệ sử dụng ma túy trong giới trẻ.
Bản báo cáo cũng khẳng định GDP bình quân đầu người, một thước đo chuẩn mực sự giàu có của một nước, không phải lúc nào cũng phản ánh tình trạng hạnh phúc của trẻ em. Do đó, Slovenia được xếp hạng 12 về chăm sóc trẻ em, trên cả Canada, nước giàu có nhưng đứng ở vị trí 17; còn Bồ Đào Nha nhỏ bé đứng thứ 15 trong khi Anh được xếp hạng 16 và Mỹ đứng thứ 26. Ít ai ngờ ở Thụy Sĩ (hạng 8) có đến 9,4% trẻ em phải chịu cảnh nghèo túng. Vấn đề lớn nhất của tình cảnh nghèo túng ở trẻ em là chúng cảm nhận được hậu quả của nỗi bất hạnh này suốt cuộc đời mình.
Trong công trình nghiên cứu về hạnh phúc của trẻ em ở các nước giàu có nêu trên, UNICEF thúc giục chính phủ các nước đặt trẻ em vào trọng tâm khi đưa ra các quyết sách của mình. Ông Gordon Alexander, trưởng nhóm nghiên cứu của UNICEF, nhấn mạnh: “Đối với mỗi một chính sách mới, các chính phủ phải điều nghiên sự ảnh hưởng và tác động của nó đến trẻ em, các gia đình có con trẻ, trẻ vị thành niên và giới trẻ”.
Qua báo cáo của mình, UNICEF đã công bố tỉ lệ khá cao các bé gái vị thành niên sinh con ở Mỹ, Anh và Romania; tỉ lệ hút thuốc ở trẻ em chiếm trên 10% tại Áo (hạng 18), Cộng hòa Czech (14), Hungary (20), Latvia (28), Lithuania (27), Romania (29) và Slovakia (24). Đồng thời, một điều bất ngờ khác là UNICEF cho biết chưa đến một nửa số trẻ em ở Romania và Slovenia (12) ăn điểm tâm hằng ngày.
Ưu tiên quyền trẻ em
Đứng đầu danh sách các nước về chăm sóc trẻ em là Hà Lan, tiếp đến là Na Uy, Iceland, Phần Lan và Thụy Điển. Vị trí 17 của Canada trong danh sách 29 quốc gia như nêu trên là thứ hạng gần như không thay đổi kể từ khi UNICEF bắt đầu công bố báo cáo này năm 2007. Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch UNICEF Canada David Morley cho rằng vị trí xếp hạng của Canada cho thấy nước này cần tập trung hơn vào lĩnh vực chăm sóc trẻ em. Theo ông, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em phải trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ liên bang cũng như các chính quyền địa phương.
Theo hãng tin Reuters, dữ liệu của UNICEF cho thấy trong số trẻ em ở độ tuổi 11-15 ở 29 quốc gia có trong danh sách, 8% hút thuốc lá ít nhất mỗi tuần một lần, 15% say xỉn ít nhất 2 lần trong đời. Bên cạnh đó, mức độ tập thể dục ở trẻ em các nước còn thấp, chỉ Mỹ và Ireland (hạng 10) có hơn 25% trẻ em tập thể dục ít nhất 1 giờ mỗi ngày.
Ngoài ra, báo cáo của UNICEF còn cho thấy quan điểm của trẻ em về mức độ thỏa mãn cuộc sống của chúng. Nhà nghiên cứu Alexander xác nhận: “Chúng ta cần biết nhiều hơn về cách nhìn và đánh giá của trẻ em về chính đời sống của chúng”. Theo UNICEF, 95% trẻ em sinh sống ở Hà Lan và 87% trẻ em ở Thụy Sĩ hài lòng với cuộc sống của mình. Tỉ lệ trẻ em ở Romania và Ba Lan (hạng 21) hài lòng về cuộc sống ở mức thấp nhất trong số 29 quốc gia được khảo sát. 
Theo NLĐ

Tags: ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia