Dù các đối tượng trong đường dây lừa đảo, phù phép xe “ma” đã lãnh án, song dư luận cho rằng việc điều tra, truy tố và xét xử vẫn còn bỏ lọt người
Sau
2 ngày xét xử, chiều 11-4, TAND tỉnh Long An đã tuyên phạt 7 bị cáo:
Nguyễn Văn Thiệt, Nguyễn Quang Vinh, Lê Anh Tuấn, Phan Trọng Hữu,
Lê Văn Vũ, Huỳnh Hữu An, Hồ Vũ Phương Thanh từ 2 năm tù cho hưởng
án treo đến 7 năm tù giam cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Cao Văn Mãi (nguyên thượng úy CSGT huyện Thủ Thừa) bị phạt 3 năm
tù cho hưởng án treo về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ.
Các bị cáo trong đường dây phù phép xe “ma” tại phiên tòa sơ thẩm
Một bộ hồ sơ đăng ký nhiều lần
Tuy nhiên, theo tài
liệu mà chúng tôi có được, năm 2011, trong quá trình điều tra đường dây
lừa đảo, phù phép xe “ma”, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45)
Công an tỉnh Long An phát hiện sở dĩ các đối tượng lừa đảo “qua mặt”
được trong việc đăng ký xe là nhờ có sự tiếp tay của cán bộ đăng ký xe,
thậm chí một bộ hồ sơ còn được cho đăng ký đến 2 lần.
Cụ thể, Công an huyện
Thủ Thừa phân công nhiệm vụ đăng ký xe cho ông Trần Vĩnh Phúc (Đội
trưởng Đội CSGT) cùng với thượng úy Cao Văn Mãi và bà Mai Thị Thúy Liên
phụ trách. Theo quy định, các mô tô có nguồn gốc bán hóa giá, khi đăng
ký, CSGT phải giữ hóa đơn bán hàng và các hợp đồng bán tài sản. Tuy
nhiên, ông Mãi và bà Liên đã trả lại cho chủ xe tờ hóa đơn. Lợi dụng
việc này, Lê Anh Tuấn đã sử dụng một bộ hồ sơ xe hóa giá để đăng ký 2
lần.
Theo kết quả xác
minh của PC45, kiểm tra 50 mô tô phân khối lớn được cho đăng ký ở
huyện Thủ Thừa thì toàn bộ là hồ sơ xe bán hóa giá có dung tích 50-100
cm3. Trong số này có đến 15 xe đã bị hàn, sửa, đục lại số khung, số máy.
Hy hữu hơn, xe nhãn
hiệu Honda Spirit 750 cm3 kèm theo bộ hồ sơ gốc là xe Trung Quốc 97 cm3
do UBND huyện Long Thành - Đồng Nai bán hóa giá ghi rõ “bán phế liệu”
nhưng Công an huyện Thủ Thừa vẫn cho đăng ký. Hay giấy tờ là xe Suzuki
nữ do UBND tỉnh Bình Phước bán hóa giá ghi “xe bán phụ tùng” nhưng được
ông Mãi “phù phép” thành Honda CD 125 cm3.
Cán bộ chưa được... tập huấn (?!)
Trong thời gian này, PC45 còn phát hiện Công an huyện Cần Đước (Long An) cho Nguyễn Văn Thiệt và Nguyễn Quang Vinh đăng ký 3 mô tô phân khối lớn nhưng hồ sơ không hợp pháp.
Cụ thể, Thiệt giao Vinh 3 mô
tô phân khối lớn không rõ nhãn hiệu kèm theo hồ sơ xe hóa giá không ghi
loại xe để Vinh đến Công an huyện Thủ Thừa đăng ký. Sau khi đóng trước
bạ, CSGT phát hiện 2 hồ sơ xe thiếu “bản kết luận giám định” và 1 hồ sơ
bị mất dấu niêm phong nên không cho đăng ký. Sau đó, Vinh đến Công an
huyện Cần Đước, được ông Nguyễn Văn Lập (Đội trưởng Đội CSGT) kiểm tra
xe và cho đăng ký. Giải thích về việc này, Công an huyện Cần Đước cho
rằng “cán bộ chưa được tập huấn về công tác đăng ký xe (?!)”.
Liên quan đến vụ án
này, giám đốc Công an tỉnh Long An cũng đã có quyết định xử lý kỷ luật
bà Lê Thị Kim Thủy (Phó trưởng Công an huyện Thủ Thừa) và bà Mai Thị
Thúy Liên (cán bộ CSGT Công an huyện Thủ Thừa) với hình thức nghiêm khắc
phê bình; khiển trách ông Trần Vĩnh Phúc (Đội trưởng Đội CSGT Công an
huyện Thủ Thừa).
Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Long An cũng đã đề nghị Công an huyện Cần Đước kiểm điểm rút kinh
nghiệm đối với 2 cán bộ CSGT Võ Thị Phượng Hằng và Phạm Thị Thu Ngân.
Riêng Cao Văn Mãi (nguyên thượng úy CSGT huyện Thủ Thừa) bị xử lý hình
sự.
Đăng ký mô tô “đểu” để lừa đảo
Theo cáo trạng, từ đầu năm 2010, Thiệt, Hữu, Tuấn mua nhiều mô
tô hóa giá phân khối nhỏ của cơ quan Nhà nước. Sau đó, các đối tượng
này mua các loại xe phân khối lớn không rõ nguồn gốc về cắt, hàn, đục
lại số khung, số máy cho khớp với hồ sơ của xe mua hóa giá. Tiếp đến, cả
3 móc nối với Vinh, Thanh, Vũ,
An, Phương đem các xe này đăng ký tại Công an huyện Thủ Thừa và Cần
Đước. Để có thể qua cửa kiểm tra và có giấy tờ hợp pháp, các đối tượng
này đã nhiều lần móc nối, chung chi cho Mãi. Tổng cộng, có 53 mô tô được đăng ký trót lọt tại Công an huyện Thủ Thừa và Cần Đước, các bị cáo lừa bán 14 xe với số tiền gần 700 triệu đồng.
|
Bài và ảnh: MINH SƠN
Theo NLĐ
0 nhận xét