Chỉ còn chưa đầy 20
ngày nữa là cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2013 (DIFC 2013) sẽ
chính thức diễn ra tại Đà Nẵng. Thế nhưng, đến thời điểm này, số tiền
vận động tài trợ mới chỉ được gần 26 tỉ đồng (hơn 17 tỉ đồng tiền mặt,
còn lại là dịch vụ sản phẩm), trong khi dự kiến kinh phí cho DIFC 2013
là khoảng 40 tỉ đồng.
Một màn trình diễn pháo hoa tại DIFC 2012
Không dùng ngân sách?
Từ khi DIFC được tổ
chức năm 2008 đến nay, đã trải qua 5 lần tranh tài và đều thu hút sự
quan tâm của hàng chục vạn người dân TP cùng du khách trong nước, quốc
tế. Kinh phí lo cho DIFC được lấy từ vận động tài trợ và lãnh đạo TP
cũng khẳng định không dùng tiền ngân sách.
Tại cuộc họp bàn rà soát lại DIFC
diễn ra ngày 9-4 vừa qua, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng,
cho biết kinh phí tổ chức DIFC 2012 lên đến hơn 40 tỉ đồng - một số tiền
không nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Lê Tấn Trung Ba, Giám đốc Công ty CP
Nghệ thuật Việt (VietArt), đơn vị được
UBND TP Đà Nẵng giao nhiệm vụ làm truyền thông, vận động tài trợ, thực
hiện quyền lợi nhà tài trợ cho DIFC 2012 và DIFC 2013, tổng số tiền tài
trợ cho DIFC 2012 là hơn 37 tỉ đồng. Điều dư luận đặt ra là số tiền vận
động và số tiền chi cho DIFC 2012 thiếu hụt trên 2 tỉ đồng, vậy lấy đâu
để bù vào, phải chăng là từ ngân sách?
Về vấn đề này, ông Ba
cho rằng VietArt chỉ có nhiệm vụ vận động và thu tiền tài trợ để giao
cho Sở Tài chính TP nên không biết. Trao đổi với phóng viên Báo Người
Lao Động, ông Nguyễn Văn Bai, Chánh Văn phòng Sở Tài chính TP Đà Nẵng,
cho biết việc quyết toán chi kinh phí DIFC 2012 do Văn phòng UBND TP Đà
Nẵng đảm nhận. Tuy nhiên, ông Hoàng Sơn Trà, cán bộ Văn phòng UBND TP Đà
Nẵng, người trực tiếp tham gia những hoạt động điều hành DIFC, lại
khẳng định việc quyết toán là do Sở Tài chính TP.
Tiền ít, chi phí tăng
Theo ông Lê Tấn Trung
Ba, đến thời điểm này, tổng số tiền tài trợ cho DIFC 2013 thiếu hụt rất
nhiều so với dự kiến, trong khi kinh phí hoạt động tăng so với DIFC
2012. Đơn cử, chương trình nghệ thuật trước khi diễn ra cuộc thi do Nhà
hát Trưng Vương thực hiện là 784 triệu đồng (tăng 34 triệu đồng so với
năm 2012); chương trình nghệ thuật chính thức do Công ty Sơn Lâm thực
hiện lên đến 4,7 tỉ đồng (tăng 431 triệu đồng so với DIFC 2012)...
Chính sự khó khăn
trong việc kêu gọi vận động tài trợ cho DIFC 2013 nên tại cuộc họp về
việc rà soát công tác chuẩn bị cho DIFC 2013, ông Văn Hữu Chiến yêu cầu
phải hết sức tiết kiệm, trong đó có việc tận dụng đoàn ca nhạc “cây nhà
lá vườn” thay vì mời ca sĩ nổi tiếng tham gia.
“Do tình hình kinh tế
khó khăn chung nên việc vận động tài trợ cho DIFC 2013 không được như ý”
- ông Ba thừa nhận. Có lẽ lường trước được sự khó khăn này nên khi còn
làm lãnh đạo TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung
ương, đã đề nghị bắt đầu từ năm 2013, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc
tế chỉ nên tổ chức 2 năm/lần để khỏi nhàm chán và vận động tài trợ dễ
hơn.
Ưu ái một số đơn vị
Dư
luận TP Đà Nẵng rất bất bình trước việc Công ty Sơn Lâm 6 năm liên tiếp
được đảm nhận tổ chức chương trình nghệ thuật chính thức tại DIFC.
Nguyên nhân là vì trong cả 5 lần tổ chức DIFC trước, phần nghệ thuật do
Công ty Sơn Lâm đảm nhận chẳng khác nào một chương trình... tạp kỹ,
không làm nổi bật, tôn vinh đặc sắc văn hóa địa phương.
Không
chỉ Công ty Sơn Lâm được ưu ái mà VietArt cũng được TP Đà Nẵng cho đảm
nhận việc vận động và thu gom tiền tài trợ DIFC trong nhiều năm liền.
|
lúc 01:04 15 tháng 3, 2018
Xin phép BQT cho em đăng ké một link, quý độc giả nào có nhu cầu thiết kế nhà ở Đà Nẵng đừng ngần ngại liên hệ em, hy vọng sẽ khiến quý anh/chị hài lòng.
Cảm ơn!