Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ bản rà soát thực hiện Nghị định 84 ban hành năm 2009 về cơ chế kinh doanh xăng dầu.
Nới quyền tăng giá cho DN
Đây là một trong các phương án sửa đổi Nghị định 84 của Bộ Công Thương.
Cơ quan này kiến nghị, 3 mốc biến động giá cơ sở so với giá bán lẻ để làm căn cứ điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ nên giảm xuống mức nhỏ hơn như là 3%, 5%, 7% thay vì các mốc 7%, từ 7-12% và trên 12% hiện nay. Cách thứ hai là Bộ đề nghị nên quy biên độ biến động đầu vào về con số tuyệt đối. Ví dụ, chênh lệch 500 đồng/lít thì DN đầu mối được quyền tự quyết giá.
Nếu biến động giá cơ sở chênh lệch từ 500- 1000 đồng/lít so với giá bán lẻ thì DN được quyết giá một phần kết hợp với sử dụng Quỹ bình ổn giá.
Nếu biến động chênh lệch giá cơ sở lên tới trên 1.000 đồng/lít so với giá bán lẻ thì việc điều chỉnh giá của DN phải có ý kiến của Liên Bộ Công Thương- Tài chính hoặc thay đổi theo quyết định của Thủ tướng.
Lý do cho đề xuất trên là bởi Bộ Công Thương lo ngại về những khả năng "gây sốc" cho nền kinh tế nếu như việc tăng giảm giá xăng dầu thực hiện theo đúng các mốc biến động hiện nay.
Theo Nghị định 84, trong phạm vi biến động 7%, DN đầu mối được tự quyết giá xăng dầu. Khi biến động giá cơ sở từ 7%-12% thì DN được điều chỉnh giá một phần kết hợp với việc sử dụng Quỹ bình ổn để bù đắp. Khi biến động giá cơ sở trên 12% thì Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá trước khi cho điều chỉnh giá.
Tuy nhiên, dựa trên mặt bằng giá xăng dầu hiện nay, khi quy các tỷ lệ phần trăm mức biến động trên ra giá trị tuyệt đối thì con số sẽ rất lớn.
Đơn cử như nếu tính tỷ lệ biến động giá cơ sở tăng 7% so với giá bán lẻ hiện hành thì mức biến động theo giá trị tuyệt đối lên tới 1.500 đồng/lít. Với tỷ lệ 12%, con số biến động tuyệt đối sẽ lên tới 2.500 đồng/lít.
Nới quyền tăng giá cho DN
Đây là một trong các phương án sửa đổi Nghị định 84 của Bộ Công Thương.
Cơ quan này kiến nghị, 3 mốc biến động giá cơ sở so với giá bán lẻ để làm căn cứ điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ nên giảm xuống mức nhỏ hơn như là 3%, 5%, 7% thay vì các mốc 7%, từ 7-12% và trên 12% hiện nay. Cách thứ hai là Bộ đề nghị nên quy biên độ biến động đầu vào về con số tuyệt đối. Ví dụ, chênh lệch 500 đồng/lít thì DN đầu mối được quyền tự quyết giá.
Nếu biến động giá cơ sở chênh lệch từ 500- 1000 đồng/lít so với giá bán lẻ thì DN được quyết giá một phần kết hợp với sử dụng Quỹ bình ổn giá.
Nếu biến động chênh lệch giá cơ sở lên tới trên 1.000 đồng/lít so với giá bán lẻ thì việc điều chỉnh giá của DN phải có ý kiến của Liên Bộ Công Thương- Tài chính hoặc thay đổi theo quyết định của Thủ tướng.
Lý do cho đề xuất trên là bởi Bộ Công Thương lo ngại về những khả năng "gây sốc" cho nền kinh tế nếu như việc tăng giảm giá xăng dầu thực hiện theo đúng các mốc biến động hiện nay.
Theo Nghị định 84, trong phạm vi biến động 7%, DN đầu mối được tự quyết giá xăng dầu. Khi biến động giá cơ sở từ 7%-12% thì DN được điều chỉnh giá một phần kết hợp với việc sử dụng Quỹ bình ổn để bù đắp. Khi biến động giá cơ sở trên 12% thì Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá trước khi cho điều chỉnh giá.
Tuy nhiên, dựa trên mặt bằng giá xăng dầu hiện nay, khi quy các tỷ lệ phần trăm mức biến động trên ra giá trị tuyệt đối thì con số sẽ rất lớn.
Đơn cử như nếu tính tỷ lệ biến động giá cơ sở tăng 7% so với giá bán lẻ hiện hành thì mức biến động theo giá trị tuyệt đối lên tới 1.500 đồng/lít. Với tỷ lệ 12%, con số biến động tuyệt đối sẽ lên tới 2.500 đồng/lít.
Thời gian qua, chưa khi nào giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh đúng phạm vi biến động trên. Hôm 1/8/201, DN tăng giá xăng lên 900 đồng/lít và 500 đồng/lít đối với các mặt hàng dầu, song nếu tính "kịch trần" phạm vi 7% thì mức "được tăng" của DN lên tới hơn 1.400 đồng/lít xăng dầu, thấp nhất là 1.200 đồng/lít dầu madut.
Bám sát giá thế giới, DN phải công khai
Một điểm nóng khiến dư luận than phiền nhiều nhất là tính minh bạch, công khai và độ lệch pha thường xuyên diễn ra so với nhịp thị trường thế giới của thị trường xăng dầu trong nước.
Về điểm này, Bộ Công Thương cũng thừa nhận, chính việc quy định giá cơ sở bình quân 30 ngày hiện nay xét về yếu tố thị trường đã không phản ánh đúng, thường có độ trễ so với giá thế giới.
Cũng vì lý do trên, Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án về tần suất điều chỉnh giá. Phương án thứ nhất, quy định tính giá cơ sở bình quân theo chu kỳ 10 ngày thay vì 30 ngày hiện nay, tương ứng với tần suất điều chỉnh giá hiện hành.
Phương án thứ 2 đổi lại là tần suất điều chỉnh giá tăng lên từ 10 ngày hiện hành thành 30 ngày, tương ứng với số ngày dự trữ lưu thông.
Theo Bộ Tài chính, phương án 1 và 2 đều có nguy cơ bị dư luận phản ứng. Phương án 1 tuy sát diễn biến giá thế giới hơn nhưng tần suất điều chỉnh giá dày hơn. Khi giá trong nước giảm nhanh theo giá thế giới thì dư luận ủng hộ nhưng khi giá trong nước tăng nhanh theo giá thế giới thì dễ bị dư luận phản ứng.
Ở phương án 2, tuy phù hợp số ngày dự trữ lưu thông nhưng lại tần suất điều chỉnh giá kéo dài, tạo độ trễ lớn so với thị trường thế giới
Phương án thứ 3 được Bộ này đề xuất chọn là lấy chu kỳ tính giá bình quân và tần suất điều chỉnh giá là 15 ngày, như vậy sẽ hài hòa giữa số ngày dự trữ lưu thông và tần suất điều chỉnh giá hiện nay.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương khuyến nghị, Nhà nước vẫn bắt buộc các DN phải dự trữ xăng dầu trong lưu thông đủ dùng 30 ngày để đảm bảo an ninh năng lượng. Do vậy, khi tính giá bình quân cơ sở ít hơn 30 ngày như trên thì cần phải tính thêm phương án Nhà nước bù đắp cho DN phần phát sinh chi phí cho số ngày dự trữ còn lại.
Bên cạnh đó, để tăng cường tính minh bạch, Bộ Tài chính đề nghị đổi lại công thức tính giá cơ sở tách bạch giữa giá vốn và lợi nhuận định mức. Trong đó, Bộ đưa ra khái niệm mới là giá vốn cơ sở", là loại giá như công thức tính giá hiện hành nhưng không bao gồm lợi nhuận định mức. Giá cơ sở xăng dầu sẽ bao gồm giá vốn cơ sở cộng lợi nhuận định mức.
Bộ Công Thương kiến nghị phải bổ sung Nghị định 84 các yêu cầu mới về chế độ công khai giá cơ sở. Theo đó, Bộ Tài chính và các DN đầu mối cần đăng công khai giá cơ sở trên cổng thông tin điện tử của mình.
Nghị định 84 cần phải quy định thêm về chế độ, phương thức công khai giá cơ sở, cách tính giá cơ sở, kết quả tính toán, sử dụng Quỹ bình ổn và kết quả kinh doanh của DN đầu mối.
Phạm Huyền
Theo Vef.vn
0 nhận xét