Đây là những nhà thầu không tuân thủ biện pháp thi công, để vật tư ngoài phạm vi công trường, thi công không giấy phép, không gia hạn thời gian thi công
Thanh tra Sở GTVT vừa đưa 443 nhà thầu vào
“danh sách đen” vì chây ì, không chịu đóng tiền phạt vi phạm hành chính
khi bị xử phạt do những bê bối trong thi công các dự án trên địa bàn
TPHCM.
Vi phạm đến hàng trăm lần
Trong danh sách nợ tiền phạt của Thanh tra Sở GTVT, đứng đầu là nhà thầu Obayashi (Nhật Bản). Nhà thầu này bị phạt 112 lần với số tiền lên đến 410 triệu đồng. Nhà thầu Công ty Liên doanh Hud - Cowaelmic cũng bị phạt 89 lần với số tiền 371 triệu đồng. Tiếp theo là nhà thầu Toa (Nhật Bản) bị phạt 69 lần với số tiền 337,5 triệu đồng; Công ty TNHH Trí Việt Thành với 62 biên bản phạt, tương đương số tiền 239 triệu đồng; Công ty TNHH Xây dựng Vận tải Hoàng Ngân bị phạt 46 lần với số tiền 258 triệu đồng; Liên danh Dreco - Cienco 5 bị phạt 39 lần với 148,5 triệu đồng...
Trước tình trạng nợ tiền phạt của các nhà thầu, Thanh tra Sở GTVT đã làm văn bản gửi đến các quận, huyện, các khu quản lý giao thông đô thị và Sở GTVT đề nghị không tiếp nhận hồ sơ xin phép thi công hoặc gia hạn thi công cho các nhà thầu này. Ông Hận khẳng định: “Đến khi nào nhà thầu nộp phạt xong thì chúng tôi mới đồng ý cho họ xin giấy phép hoặc gia hạn thời gian thi công dự án”.
Vi phạm đến hàng trăm lần
Trong danh sách nợ tiền phạt của Thanh tra Sở GTVT, đứng đầu là nhà thầu Obayashi (Nhật Bản). Nhà thầu này bị phạt 112 lần với số tiền lên đến 410 triệu đồng. Nhà thầu Công ty Liên doanh Hud - Cowaelmic cũng bị phạt 89 lần với số tiền 371 triệu đồng. Tiếp theo là nhà thầu Toa (Nhật Bản) bị phạt 69 lần với số tiền 337,5 triệu đồng; Công ty TNHH Trí Việt Thành với 62 biên bản phạt, tương đương số tiền 239 triệu đồng; Công ty TNHH Xây dựng Vận tải Hoàng Ngân bị phạt 46 lần với số tiền 258 triệu đồng; Liên danh Dreco - Cienco 5 bị phạt 39 lần với 148,5 triệu đồng...
Các nhà thầu thi công dự án nâng cấp đô thị trên đường Âu Cơ (quận Tân Phú)
thường xuyên bị xử phạt vì gây mất an toàn giao thông. Ảnh: TẤN THẠNH
Thống kê cho thấy trong “danh sách đen” có 13 nhà thầu nợ trên 100
triệu đồng tiền phạt. Bên cạnh các nhà thầu thiếu hàng trăm triệu đồng
tiền phạt, rất nhiều nhà thầu chỉ bị phạt từ 1 - 3 lần với số tiền từ 2 -
10 triệu đồng cũng “ngó lơ”, không chịu đi đóng phạt. Tính đến cuối năm
2012, 443 nhà thầu nợ tổng cộng 6,669 tỉ đồng tiền phạt.
Các nhà thầu này chủ yếu thi công các dự án như nâng cấp đô thị,
đại lộ Đông Tây, vệ sinh môi trường TP lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự
án cấp nước, điện lực… Ông Nguyễn Bật Hận, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT,
cho biết các nhà thầu này đều vi phạm những lỗi chung như không tuân thủ
biện pháp thi công, để vật tư ngoài phạm vi công trường, thi công không
giấy phép, không gia hạn thời gian thi công.
Không cấp phép thi côngTrước tình trạng nợ tiền phạt của các nhà thầu, Thanh tra Sở GTVT đã làm văn bản gửi đến các quận, huyện, các khu quản lý giao thông đô thị và Sở GTVT đề nghị không tiếp nhận hồ sơ xin phép thi công hoặc gia hạn thi công cho các nhà thầu này. Ông Hận khẳng định: “Đến khi nào nhà thầu nộp phạt xong thì chúng tôi mới đồng ý cho họ xin giấy phép hoặc gia hạn thời gian thi công dự án”.
Liên doanh nhà thầu HUD và Cowaelmic (thi công 1 gói thầu TH3 lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm, quận 6 - TPHCM)
bị đưa vào “danh sách đen” Ảnh: TẤN THẠNH
Ngoài chuyện nợ tiền phạt vi phạm hành chính, các nhà thầu còn xâm
phạm và gây thiệt hại đối với hệ thống chiếu sáng công cộng và đèn tín
hiệu giao thông trên gần 20 tuyến đường, giao lộ. Tổng số tiền mà 19 nhà
thầu phải bỏ ra để khắc phục các hư hỏng ước khoảng 550 triệu đồng,
trong đó có một số nhà thầu vừa nợ tiền này vừa nợ cả tiền phạt vi phạm
hành chính như nhà thầu Toa, liên danh Dreco - Cienco 5, nhà thầu
Obayashi, liên doanh Hud - Cowaelmic…
Do phải bảo đảm an toàn giao thông cho người dân, Sở GTVT đã yêu
cầu các khu quản lý giao thông đô thị ứng tiền ra sửa chữa ngay những
khiếm khuyết của hệ thống chiếu sáng công cộng và đèn tín hiệu giao
thông mà các nhà thầu đã “phá” khi thi công dự án. Phần tiền này sẽ được
hoàn lại sau khi thu tiền của các nhà thầu. Theo tìm hiểu của chúng
tôi, cho đến nay, chưa có nhà thầu nào hoàn trả chi phí khắc phục những
thiệt hại do họ gây ra.
Đào đường “chui”
Trong tháng 12-2012, Sở GTVT đã ngưng cấp phép đào
đường cho Công ty CP Cấp nước Bến Thành vì “tội” tái lập mặt đường ẩu,
gây mất an toàn giao thông. Trước đó, tháng 11-2012, Công ty TNHH MTV
Cấp nước Tân Hòa cũng bị Sở GTVT ngưng cấp phép thi công vì thường xuyên
đào đường khi chưa có giấy phép đào đường của Sở GTVT cấp và vi phạm
công tác đào và tái lập mặt đường.
|
ÁNH NGUYỆT
Theo NLĐ
0 nhận xét