Công ty CP cam kết ngày 17-1 sẽ điều chỉnh giá trứng.
Bất
kể sự ổn định của nguồn cung, theo đà tăng giá của Công ty CP, giá
trứng gia cầm trên thị trường thời gian gần đây đã tăng chóng mặt.
Chỉ trong vòng 2 tuần qua, giá trứng bán lẻ đã tăng gần 50%, tạo nên cơn
sốt thu gom trứng trên thị trường.
Mặc dù nguồn hàng không thiếu nhưng nhiều ngày qua, giá trứng bị đẩy lên rất cao. Ảnh: TRẦN THẮNG
Tăng mạnh chưa từng có
Từ ngày 4 đến 7-1, giá trứng gà bán tại các chợ lẻ ở TPHCM và các vùng lân cận đã lên
mức 24.000 - 25.000 đồng/chục. Đến ngày 11-1, giá trứng tiếp tục
tăng thêm 4.000 - 5.000 đồng/chục (trứng gà CP đã leo lên mức 29.300 -
29.600 đồng/chục). So với thời điểm 25-12-2012, Công ty CP đã đẩy giá
trứng gà tăng lên hơn 8.000 đồng/chục (giá bán ngày 25-12-2012 là 21.000
đồng/chục).
Trong
khi đó, giá trứng gà tại các điểm bình ổn thị trường vẫn ở mức 23.500
đồng/chục. Giới kinh doanh lợi dụng sự chênh lệch quá lớn đã đua nhau
thu gom trứng tại các điểm bán hàng bình ổn, đặc biệt ở siêu thị, làm
đứt hàng cục bộ.
Bà
Bùi Thị Hạnh Thu, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho hay: Trước đây,
trung bình mỗi ngày, cả hệ thống Co.opmart tại TPHCM bán chưa hết
100.000 quả trứng nhưng trong những ngày qua, lượng bán ra vọt lên trên
200.000 quả, có ngày đến 260.000 -270.000 quả...
Để
đối phó, các siêu thị linh hoạt giải quyết bằng cách giới hạn cho
khách mua tối đa 2 vỉ (10 trứng/vỉ). Riêng Co.opmart, từ ngày 10-1 đã
ngưng nhập trứng gà CP và yêu cầu đơn vị này tính toán, điều chỉnh lại
giá cho phù hợp.
Khảo
sát các điểm bán trứng gia cầm tại TPHCM ngày 14-1, chúng tôi nhận thấy
lượng hàng đầy ắp, không còn bị thu gom nhưng giá vẫn chưa giảm. Bà
Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty Ba Huân, cho biết sáng cùng ngày đã điều
xe của công ty đi bán lưu động, kết quả chỉ bán được 60% lượng hàng,
còn 40% phải chở về.
Như
vậy, có thể thấy người tiêu dùng không có nhu cầu mua trứng dự trữ, chủ
yếu là người kinh doanh thấy giá trứng CP tăng cao, lo ngại nguồn cung
thiếu sẽ đẩy giá tăng thêm nữa nên thu gom để bán hưởng chênh lệch.
Phải xử lý nghiêm
Theo
tính toán của các doanh nghiệp (DN), CP và một số đơn vị có vốn đầu tư
nước ngoài khác vẫn giữ nguyên mức giá thu mua trứng từ các trại chăn
nuôi gia công là 1.550 đồng/quả. Nếu tính cả chi phí vận chuyển, xử lý,
đóng gói thì giá thành sản xuất trứng chỉ khoảng 1.700 đồng/quả, bán ra
thị trường trên 29.000 đồng/chục là quá bất hợp lý. Đó là chưa kể việc
CP tăng giá bán đã tác động xấu đến thị trường, gây biến động giá
dây chuyền.
Chiều
14-1, đoàn công tác TPHCM gồm đại diện Sở Công Thương, Sở Tài chính,
Văn phòng 2 Bộ Công Thương, Cục Quản lý Cạnh tranh và các sở, ngành của tỉnh Đồng Nai đã làm việc với Công ty CP.
Bà
Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, cho biết trước những số
liệu, phân tích đoàn công tác đưa ra, phía CP thừa nhận tăng giá bất
hợp lý và cam kết ngay chiều 14-1 sẽ báo cáo tổng giám đốc công ty (hiện
đang ở Thái Lan) và ngày 17-1 sẽ có điều chỉnh.
Cũng
tại cuộc họp, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, yêu
cầu CP phải có thông tin chính thức trên các phương tiện thông tin
truyền thông, điều chỉnh giá bán về đúng với cơ cấu giá thành và mặt
bằng chung của thị trường. Đoàn công tác cũng đề nghị các cơ quan chức
năng Đồng Nai kiểm tra việc chấp hành các quy định về thuế, giá của Công
ty CP và xử lý nghiêm nếu phát hiện có sai phạm...
Theo
ông Bùi Văn Trường, giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM, nếu thật
sự trứng gia cầm của CP chiếm 30% thị phần tại TPHCM thì việc công ty
này đơn phương tăng giá bán và gây biến động thị trường mà không nêu ra
được lý do hợp lý phải được xử lý nghiêm.
Nếu
không, sẽ tạo thành tiền lệ xấu và các cơ quan chức năng khó có thể
quản lý được thị trường. “Quan trọng hơn, việc tăng giá bất hợp lý có
thể tạo tiền lệ xấu, từ đó sẽ không chỉ dừng lại ở trứng gia cầm
mà còn có thể là thịt gia cầm và các mặt hàng liên quan đến sản xuất
nông nghiệp khác” - ông Bùi Văn Trường cảnh báo.
Con giống, thức ăn cũng bị chi phối
Trong
lĩnh vực con giống và thức ăn chăn nuôi, hiện nay, các DN nước ngoài
cũng hoàn toàn chiếm ưu thế. Trong đó, khoảng 20 DN nước ngoài chiếm
gần 70% thị phần thức ăn chăn nuôi và 3 DN ngoại đang chi phối giống gia
cầm. Trong năm 2012, giá con giống và thức ăn chăn nuôi tăng liên tục.
Theo
các chuyên gia kinh tế, từ thực trạng trên, trường hợp các DN này
bắt tay với nhau để thao túng thị trường, không chỉ ngành chăn nuôi đứng
trước nguy cơ mất sân nhà mà người tiêu dùng cũng chịu nhiều thiệt
thòi.
|
THANH NHÂN
Theo NLĐ
0 nhận xét