Đúng vào ngày tưởng niệm vụ thảm sát Nam Kinh, máy bay Trung Quốc “xâm phạm không phận Nhật Bản” ở quần đảo Senkaku.
Tám chiến đấu cơ F-15 của Nhật được lệnh
cất cánh từ căn cứ trên đảo Okinawa để “nghênh tiếp” một máy bay của Cục
Hải dương Trung Quốc xuất hiện gần Uotsuri, hòn đảo lớn nhất thuộc quần
đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) vào khoảng 11 giờ (giờ địa
phương) ngày 13-12 - Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho
biết. Tuy nhiên, theo đài NHK, khi các máy bay Nhật đến nơi thì máy bay
Trung Quốc đã rời đi.
Gọi sự việc này là “cực kỳ tồi tệ”, ông Fujimura nói Tokyo ngay lập tức triệu quyền Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Hàn Chí Cường đến nghe phản đối chính thức. Theo Kyodo, ông Hàn không chấp nhận lời phản đối với lập luận quần đảo trên thuộc về Trung Quốc, tuy nhiên ông này cho biết sẽ chuyển lời phản đối về chính phủ Bắc Kinh.
Sáng cùng ngày, 4 tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku, theo Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG). Đây là ngày thứ ba liên tiếp và là lần thứ 17 tàu Trung Quốc đi vào vùng biển này kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một phần quần đảo hồi tháng 9-2012.
“Bất chấp những cảnh báo được lặp lại nhiều lần, các tàu của chính quyền Trung Quốc vẫn đi vào vùng biển chủ quyền của Nhật trong 3 ngày liên tiếp. Thật đáng tiếc là ngoài việc đó, họ còn xâm nhập không phận của chúng tôi” - ông Fujimura nói và cho biết thêm Thủ tướng Yoshihiko Noda đã yêu cầu các cơ quan liên quan cẩn trọng hơn trong các hoạt động cảnh báo và giám sát.
Đài NHK dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận đây là lần đầu tiên máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận nước này kể năm 1958. Năm 2011, hai máy bay Trung Quốc đã lượn lờ gần quần đảo Senkaku nhưng không lấn vào không phận Nhật.
Sự việc xảy ra đúng vào dịp Trung Quốc tưởng niệm 75 năm ngày bắt đầu cuộc thảm sát Nam Kinh. Ngày 13-12-1937, quân đội Nhật tiến vào thành phố này, gây ra các vụ cưỡng bức và thảm sát tập thể khiến 300.000 thường dân và binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng chỉ trong vòng 6 tuần, theo cáo buộc của Bắc Kinh.
Chỉ vài ngày nữa, cuộc bầu cử hạ viện tại Nhật Bản sẽ diễn ra (16-12). Đảng Dân chủ Tự do (LDP) có thể nắm quyền trở lại. Lãnh đạo đảng này, cựu thủ tướng Shinzo Abe, khẳng định sẽ cứng rắn hơn trong các vụ tranh chấp biển đảo và cho rằng Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền đang sai lầm trong chính sách ngoại giao với Trung Quốc. Ông Abe cũng cam kết tăng chi tiêu quốc phòng, nhất là cho lực lượng tuần duyên, theo Reuters.
Gọi sự việc này là “cực kỳ tồi tệ”, ông Fujimura nói Tokyo ngay lập tức triệu quyền Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Hàn Chí Cường đến nghe phản đối chính thức. Theo Kyodo, ông Hàn không chấp nhận lời phản đối với lập luận quần đảo trên thuộc về Trung Quốc, tuy nhiên ông này cho biết sẽ chuyển lời phản đối về chính phủ Bắc Kinh.
Máy bay Trung Quốc bay cách đảo Uotsuri thuộc Senkaku khoảng 15 km ngày 13-12. Ảnh: REUTERS
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cùng ngày
khẳng định chuyến bay trên là “hoàn toàn bình thường”. Phát biểu trong
cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng nói: “Quần đảo Điếu Ngư thuộc lãnh thổ
Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản dừng mọi hoạt động ra vào vùng
biển và vùng trời quanh quần đảo”. Sáng cùng ngày, 4 tàu hải giám Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku, theo Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG). Đây là ngày thứ ba liên tiếp và là lần thứ 17 tàu Trung Quốc đi vào vùng biển này kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một phần quần đảo hồi tháng 9-2012.
“Bất chấp những cảnh báo được lặp lại nhiều lần, các tàu của chính quyền Trung Quốc vẫn đi vào vùng biển chủ quyền của Nhật trong 3 ngày liên tiếp. Thật đáng tiếc là ngoài việc đó, họ còn xâm nhập không phận của chúng tôi” - ông Fujimura nói và cho biết thêm Thủ tướng Yoshihiko Noda đã yêu cầu các cơ quan liên quan cẩn trọng hơn trong các hoạt động cảnh báo và giám sát.
Đài NHK dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận đây là lần đầu tiên máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận nước này kể năm 1958. Năm 2011, hai máy bay Trung Quốc đã lượn lờ gần quần đảo Senkaku nhưng không lấn vào không phận Nhật.
Sự việc xảy ra đúng vào dịp Trung Quốc tưởng niệm 75 năm ngày bắt đầu cuộc thảm sát Nam Kinh. Ngày 13-12-1937, quân đội Nhật tiến vào thành phố này, gây ra các vụ cưỡng bức và thảm sát tập thể khiến 300.000 thường dân và binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng chỉ trong vòng 6 tuần, theo cáo buộc của Bắc Kinh.
Chỉ vài ngày nữa, cuộc bầu cử hạ viện tại Nhật Bản sẽ diễn ra (16-12). Đảng Dân chủ Tự do (LDP) có thể nắm quyền trở lại. Lãnh đạo đảng này, cựu thủ tướng Shinzo Abe, khẳng định sẽ cứng rắn hơn trong các vụ tranh chấp biển đảo và cho rằng Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền đang sai lầm trong chính sách ngoại giao với Trung Quốc. Ông Abe cũng cam kết tăng chi tiêu quốc phòng, nhất là cho lực lượng tuần duyên, theo Reuters.
MỸ NHUNG
Theo NLĐ
0 nhận xét