Giới chức Hàn Quốc ngày 22 tháng 12 cho biết, tên lửa Triều Tiên vừa phóng lên quỹ đạo nhiều khả năng chứa đầu đạn hạt nhân nặng 500-600 kg, bay xa 10.000 km, có thể chạm tới lãnh thổ Mỹ.
Mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên được tìm thấy ở Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Từ lâu, phương Tây đã nghi ngờ về việc Triều Tiên phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, nhưng đến nay Hàn Quốc mới đưa ra chứng cứ thuyết phục. Ngày 12-12 vừa qua, Bình Nhưỡng tuyên bố phóng thành công vệ tinh thời tiết lên quỹ đạo vì mục đích hòa bình. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây thực chất là cuộc thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn dạo xuyên lục địa.
Ngay sau vụ thử tên lửa tháng 12 năm nay, nhóm 42 chuyên gia Hàn Quốc đã lấy mẫu và phân tích mảnh tên lửa hình trụ nặng 3,2 tấn rơi vào vùng biển ngoài khơi phía tây nước này.
“Theo kết quả phân tích thành phần của tên lửa Unha-3 (trong tên lửa Bình Nhưỡng), chúng tôi cho rằng tên lửa Triều Tiên mang đầu đạn nặng từ 500-600 kg, có khả năng bay xa 10.000 km”, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
Trước đó, Bình Nhưỡng đã tiến hành phóng thử tên lửa nhưng gặp thất bại.
Nhiều thập niên qua, Triều Tiên đã huy động các nguồn tài nguyên khan hiếm nhằm phát triển công nghệ tầm xa và xây dựng kho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng phải mất rất nhiều năm nữa Bình Nhưỡng mới có thể đạt tới công nghệ cần thiết để thu nhỏ quả bom gắn vào tên lửa.
Triều Tiên hiện đang gánh chịu lệnh trừng phạt của quốc tế sau các vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009. Đồng thời, Hội đồng bảo an cũng liên tục lên án các vụ phóng tên lửa của nước này.
Mặc dù vấp phải sự phản đối dữ dội của cộng đồng quốc tế, nhưng vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên được cho là động thái khẳng định vị thế của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un.
Ngày 22-12, trong buổi tiệc dành cho những người có công trong vụ phóng tên lửa, Kim Jong-un đề nghị các nhà khoa học, kỹ thuật viên phải phát triển và phóng nhiều loại vệ tinh hoạt động khác nữa, trong đó có vệ tinh viễn thông và tên lửa đẩy có công suất lớn hơn.
Ngay sau vụ thử tên lửa tháng 12 năm nay, nhóm 42 chuyên gia Hàn Quốc đã lấy mẫu và phân tích mảnh tên lửa hình trụ nặng 3,2 tấn rơi vào vùng biển ngoài khơi phía tây nước này.
“Theo kết quả phân tích thành phần của tên lửa Unha-3 (trong tên lửa Bình Nhưỡng), chúng tôi cho rằng tên lửa Triều Tiên mang đầu đạn nặng từ 500-600 kg, có khả năng bay xa 10.000 km”, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
Trước đó, Bình Nhưỡng đã tiến hành phóng thử tên lửa nhưng gặp thất bại.
Nhiều thập niên qua, Triều Tiên đã huy động các nguồn tài nguyên khan hiếm nhằm phát triển công nghệ tầm xa và xây dựng kho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng phải mất rất nhiều năm nữa Bình Nhưỡng mới có thể đạt tới công nghệ cần thiết để thu nhỏ quả bom gắn vào tên lửa.
Triều Tiên hiện đang gánh chịu lệnh trừng phạt của quốc tế sau các vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009. Đồng thời, Hội đồng bảo an cũng liên tục lên án các vụ phóng tên lửa của nước này.
Mặc dù vấp phải sự phản đối dữ dội của cộng đồng quốc tế, nhưng vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên được cho là động thái khẳng định vị thế của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un.
Ngày 22-12, trong buổi tiệc dành cho những người có công trong vụ phóng tên lửa, Kim Jong-un đề nghị các nhà khoa học, kỹ thuật viên phải phát triển và phóng nhiều loại vệ tinh hoạt động khác nữa, trong đó có vệ tinh viễn thông và tên lửa đẩy có công suất lớn hơn.
Lê Thoa (Theo Reuters)
Theo NLĐ
0 nhận xét