Keangnam - Vina được biết đến là chủ đầu tư tòa tháp cao nhất Việt Nam, căn hộ có mức giá “khủng” là 3.000 USD/m2 và nhiều cuộc tranh chấp về sở hữu chung - riêng, phí quản lý chung cư giữa chủ đầu tư và cư dân. Sau Coca - Cola, Metro, Adidas, “đại gia” bất động sản Keangnam-Vina (Hàn Quốc) bị cơ quan thuế đưa vào tầm ngắm có nghi vấn chuyển giá, giao dịch liên kết.
Tòa tháp Keangnam Hanoi Landmark do Cty Keangnam – Vina đầu tư. |
Theo đó, tháng 5-2007, khi thực hiện đầu tư dự án căn hộ cao cấp Keangnam Hanoi Landmark Tower tại huyện Từ Liêm (Hà Nội), Cty Keangnam-Vina vay vốn từ ngân hàng Kookmin bank (Hàn Quốc) - thành viên trong cùng tập đoàn - với tổng vốn vay 400 triệu USD.
Nhưng Cty Keangnam-Vina phải trả lãi vay bình quân các năm tới 12%/năm, cao hơn cả lãi vay USD ngân hàng Việt Nam (khoảng 5-7%/năm). Khoản lãi vay, chi phí tài chính đã được hạch toán là 2.030 tỷ đồng.
Nhưng Cty Keangnam-Vina phải trả lãi vay bình quân các năm tới 12%/năm, cao hơn cả lãi vay USD ngân hàng Việt Nam (khoảng 5-7%/năm). Khoản lãi vay, chi phí tài chính đã được hạch toán là 2.030 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng - Phó trưởng ban cải cách (Tổng cục Thuế): “Thanh tra Cục thuế Hà Nội đang kiểm tra cả công ty xây dựng tòa tháp Keangnam liên quan đến việc dàn xếp vốn vay, các dịch vụ tư vấn… để làm rõ có giá chuyển nhượng, giao dịch liên kết không ?”.
Ông Tiến cho biết, Cty Keangnam-Vina đã vay vốn của ngân hàng cùng tập đoàn với lãi suất cao, trả trước chi phí dàn xếp vốn vay cho công ty mẹ, tức là có giao dịch giữa 3 đơn vị cùng tập đoàn. Đây là một căn cứ để cơ quan thuế nghi vấn dấu hiệu chuyển giá.
Một điểm đang chú ý nữa, đó là hợp đồng xây dựng cơ bản giữa Keangnam-Vina và nhà thầu chính - Cty Keangnam Enterprises.Ltd ký theo hình thức “chìa khóa trao tay”.
Tuy nhiên, trong khi chủ đầu tư hạch toán lỗ nhiều năm thì nhà thầu chính lại có lãi và chỉ phải nộp thuế 2% doanh thu sau khi trừ đi doanh thu của nhà thầu phụ đã nộp trực tiếp.
Tuy nhiên, trong khi chủ đầu tư hạch toán lỗ nhiều năm thì nhà thầu chính lại có lãi và chỉ phải nộp thuế 2% doanh thu sau khi trừ đi doanh thu của nhà thầu phụ đã nộp trực tiếp.
Hơn nữa, Cty Keangnam-Vina còn ký hợp đồng với nhà thầu chính cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay.
Trong đó, riêng phí dịch vụ sắp xếp nguồn vốn vay đã lên tới 20 triệu USD. Chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư vài triệu USD (năm 2008, Keangnam-Vina đã hạch toán chi phí tài chính lên tới 30 triệu USD).
Trước những dấu hiệu bất thường, từ tháng 9-2012, Cục thuế TP Hà Nội đã tiến hành thanh tra thuế, đặc biệt là hoạt động chuyển giá tại Cty Keangnam-Vina.
Trong đó, riêng phí dịch vụ sắp xếp nguồn vốn vay đã lên tới 20 triệu USD. Chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư vài triệu USD (năm 2008, Keangnam-Vina đã hạch toán chi phí tài chính lên tới 30 triệu USD).
Trước những dấu hiệu bất thường, từ tháng 9-2012, Cục thuế TP Hà Nội đã tiến hành thanh tra thuế, đặc biệt là hoạt động chuyển giá tại Cty Keangnam-Vina.
Trong đó, sẽ làm rõ giá trị tài sản đầu tư đưa vào kinh doanh, giá vốn đối với chuyển nhượng bất động sản, bóc tách các chi phí bất hợp lý và các giao dịch giữa Cty Keangnam-Vina với Cty Keangnam Enterprises.,Ltd là nhà thầu chính trong cùng tập đoàn với chủ đầu tư Cty Keangnam Investment.,Ltd (Hàn Quốc).
Năm 2011, Cty Keangnam-Vina bắt đầu có doanh thu từ dự án Landmark Tower, đạt trên 5.200 tỷ đồng, nhưng Cty này báo lỗ hơn 140 tỷ đồng. Trong hơn 5 năm đầu tư, Keangnam-Vina liên tục báo lỗ vài chục tỷ đồng mỗi năm.
Đến hết năm 2011, tổng số lỗ lũy kế lên tới 277 tỷ đồng. Do thua lỗ nên Keangnam-Vina chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ đóng thuế VAT, thuế sử dụng đất “không đáng kể”.
|
0 nhận xét