Mỹ tuyên bố muốn thấy Triều Tiên lãnh hậu quả vì vụ phóng tên lửa, đồng thời thúc giục Bắc Kinh tăng sức ép lên Bình Nhưỡng.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 12-12
đã nhóm họp và lên án vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Phát biểu
sau cuộc họp, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Susan Rice tuyên bố
Washington muốn thấy Bình Nhưỡng lãnh “hậu quả” vì vụ phóng. Theo bà
Rice, Mỹ sẽ tìm kiếm hành động đáp trả của quốc tế đối với vụ phóng
trong những ngày tới.
Bắc Kinh phản đối việc trừng phạt Bình Nhưỡng
Trước mắt, Mỹ đã thúc giục Trung Quốc gia tăng sức ép lên Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa tầm xa được xem là thành công của nước này. Tại cuộc thảo luận thường niên về quốc phòng giữa Washington và Bắc Kinh tại Lầu Năm Góc hôm 12-12, ông Jim Miller, Thứ trưởng phụ trách chính sách quốc phòng Mỹ, đã nêu vấn đề phóng tên lửa nói trên với Trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc.
Ông Miller cho rằng việc phóng tên lửa của Triều Tiên là “sự vi phạm trắng trợn” các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đại diện Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc hợp tác với nước này và cộng đồng quốc tế để yêu cầu Triều Tiên tôn trọng các cam kết, tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế và ứng xử một cách hòa bình với các nước láng giềng.
Vệ tinh “đang mất kiểm soát”
Sau vụ phóng, dư luận thế giới hiện quan tâm đến vệ tinh Kwangmyongsong-3 mà Triều Tiên tuyên bố đã đưa lên quỹ đạo thành công. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 13-12 cho biết vệ tinh này đang di chuyển quanh trái đất “bình thường” nhưng hiện không rõ nó có hoạt động bình thường hay không. Hãng tin Yonhap dẫn lời ông Kim Min-seok, người phát ngôn bộ này, cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa rõ sứ mệnh hoặc mục đích của vệ tinh này là gì. Thường phải mất 2 tuần để đánh giá một vệ tinh có vận hành thành công hay không. Nhưng vào thời điểm này, nó đang di chuyển bình thường”.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ nói với đài NBC News rằng vệ tinh Triều Tiên “dường như đang mất kiểm soát” khi di chuyển quanh quỹ đạo, hiện chưa thể xác định chính xác nó sẽ làm gì trên đó. Một quan chức Mỹ giấu tên nói với đài CNN rằng những dấu hiệu ban đầu cho thấy Bình Nhưỡng có thể vẫn chưa kiểm soát được trọn vẹn vệ tinh 24 giờ sau khi phóng nó. Chuyên gia người Mỹ David Wright nhận định rằng vệ tinh Triều Tiên vừa phóng có thể không quá tinh vi.
Dù Triều Tiên tuyên bố vụ phóng nhằm đưa vệ tinh hòa bình lên không gian, chính phủ Hàn Quốc vẫn xem đây là tấm bình phong cho vụ thử công nghệ tên lửa đạn đạo. Tên lửa 3 tầng Unha-3 dùng trong vụ phóng ước tính có tầm bắn lên đến 10.000 km, có thể bay qua Thái Bình Dương để đánh trúng các mục tiêu ở Mỹ. Ông Kim nói: “Nếu Bình Nhưỡng thay thế vệ tinh bằng đầu đạn hạt nhân, nó có thể biến thành một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”.
Bắc Kinh phản đối việc trừng phạt Bình Nhưỡng
Trước mắt, Mỹ đã thúc giục Trung Quốc gia tăng sức ép lên Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa tầm xa được xem là thành công của nước này. Tại cuộc thảo luận thường niên về quốc phòng giữa Washington và Bắc Kinh tại Lầu Năm Góc hôm 12-12, ông Jim Miller, Thứ trưởng phụ trách chính sách quốc phòng Mỹ, đã nêu vấn đề phóng tên lửa nói trên với Trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc.
Ông Miller cho rằng việc phóng tên lửa của Triều Tiên là “sự vi phạm trắng trợn” các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đại diện Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc hợp tác với nước này và cộng đồng quốc tế để yêu cầu Triều Tiên tôn trọng các cam kết, tuân thủ những nghĩa vụ quốc tế và ứng xử một cách hòa bình với các nước láng giềng.
Mảnh vỡ từ vụ phóng tên lửa Triều Tiên được tìm thấy ở ngoài khơi Hàn Quốc hôm 12-12. Ảnh: KYODO
Dù vậy, giới truyền thông Trung Quốc thừa nhận sức mạnh của Bắc Kinh
là không đủ để tác động đến tình hình Bình Nhưỡng nhưng khẳng định sẽ
không ủng hộ các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào nước này vì lo
ngại quan hệ song phương bị suy yếu. Bài xã luận trên báo Global Times
hôm 13-12 khẳng định: “Trung Quốc sẽ phủ quyết những nghị quyết cứng rắn
nhằm vào Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng cũng phải trả giá cho những hành
động của mình”. Vệ tinh “đang mất kiểm soát”
Sau vụ phóng, dư luận thế giới hiện quan tâm đến vệ tinh Kwangmyongsong-3 mà Triều Tiên tuyên bố đã đưa lên quỹ đạo thành công. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 13-12 cho biết vệ tinh này đang di chuyển quanh trái đất “bình thường” nhưng hiện không rõ nó có hoạt động bình thường hay không. Hãng tin Yonhap dẫn lời ông Kim Min-seok, người phát ngôn bộ này, cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa rõ sứ mệnh hoặc mục đích của vệ tinh này là gì. Thường phải mất 2 tuần để đánh giá một vệ tinh có vận hành thành công hay không. Nhưng vào thời điểm này, nó đang di chuyển bình thường”.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ nói với đài NBC News rằng vệ tinh Triều Tiên “dường như đang mất kiểm soát” khi di chuyển quanh quỹ đạo, hiện chưa thể xác định chính xác nó sẽ làm gì trên đó. Một quan chức Mỹ giấu tên nói với đài CNN rằng những dấu hiệu ban đầu cho thấy Bình Nhưỡng có thể vẫn chưa kiểm soát được trọn vẹn vệ tinh 24 giờ sau khi phóng nó. Chuyên gia người Mỹ David Wright nhận định rằng vệ tinh Triều Tiên vừa phóng có thể không quá tinh vi.
Dù Triều Tiên tuyên bố vụ phóng nhằm đưa vệ tinh hòa bình lên không gian, chính phủ Hàn Quốc vẫn xem đây là tấm bình phong cho vụ thử công nghệ tên lửa đạn đạo. Tên lửa 3 tầng Unha-3 dùng trong vụ phóng ước tính có tầm bắn lên đến 10.000 km, có thể bay qua Thái Bình Dương để đánh trúng các mục tiêu ở Mỹ. Ông Kim nói: “Nếu Bình Nhưỡng thay thế vệ tinh bằng đầu đạn hạt nhân, nó có thể biến thành một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”.
Hải quân Hàn Quốc đang tiến hành tìm kiếm và thu hồi
mảnh vỡ từ vụ phóng tên lửa. Hôm 12-12, họ đã tìm thấy một mảnh vỡ -
được phỏng đoán là phần chứa nhiên liệu rơi từ tầng thứ nhất của tên lửa
Unha-3 - ở ngoài khơi cách thành phố Gunsan 160 km khoảng 2 giờ sau vụ
phóng.
|
HOÀNG PHƯƠNG
Theo Người Lao Động
0 nhận xét