Hàng ngàn DN FDI... biến mất

Bất ngờ ra đi để lại những nhà xưởng với dây chuyền đã hoen rỉ, nhiều DN FDI trước khi bỗng dưng mất tích còn để lại các khoản nợ về thuế, bảo hiểm xã hội, tiền lương…

Không chỉ nhức nhối vấn nạn chuyển giá, lỗ giả, lãi thật, từ năm 2011 đến nay hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn gọi là doanh nghiệp FDI đã tranh thủ sự thông thoáng của chính sách xuất nhập khẩu ở Việt Nam, nợ thuế hàng trăm tỉ đồng rồi bỏ trốn về nước.



Thống kê mới đây của Tổng cục Hải quan cho thấy con số doanh nghiệp mất tích trong cả nước đã lên tới con số hơn 1000. Tình trạng này đang gióng lên hồi chuông báo động cho công tác quản lý, giám sát khối doanh nghiệp này tại Việt Nam.
90% bỗng dưng mất tích!

Chỉ tính riêng tại TP.HCM, thời gian gần đây, hàng trăm doanh nghiệp FDI đã bỏ trốn hoặc mất tích khỏi địa chỉ đăng ký hoạt động do chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư (cục Hải quan TP.HCM). Điều đáng nói là những gì còn lại sau cuộc bỏ trốn của các doanh nghiệp FDI này không chỉ là nhà xưởng với dây chuyền sản xuất đã hoen rỉ, hết thời gian khấu hao mà còn là các khoản nợ về thuế, bảo hiểm xã hội, tiền lương công nhân gần chục tỉ đồng.

Chị Nguyễn Thị Loan, công nhân công ty Magnicon Viet Nam (địa chỉ tại quận 12, TP.HCM), cũng là một nạn nhân của tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn này. Chị cho biết, chị cùng các anh chị em đồng nghiệp đã đi kiện khắp nơi để đòi quyền lợi nhưng không có kết quả, bất chấp việc trước đó, anh chị em đã “phải làm rất nhiều, tăng ca ngày đêm”.

Tương tư như công ty của chị Loan, những cái tên như công ty Lotus, Miso, Magnicon, Heakwang Vina, Jinsang vina…giờ trở thành vườn không nhà trống.

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực gia công dệt may trên địa bàn TP.HCM, hiện có gần 100 doanh nghiệp FDI bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Ở những ngành nghề khác như dịch vụ, quản lý doanh nghiệp, xây dựng, bất động sản, thương mại, phần mềm, nhà hàng, ăn uống…

Thống kê từsở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cho biết con số mất tích đang chiếm khoảng 90%.

Đã đến lúc siết chặt

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM tiếp tục cấp phép đầu tư mới cho hơn 300 doanh nghiệp FDI, Đồng Nai 45 doanh nghiệp và Bình Dương 20 doanh nghiệp. Song những hạn chế về quản lý giám sát như hiện nay đang đặt ra không ít lo ngại cho thất thu thuế, lao động thất nghiệp gia tăng, gây ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội trong nước.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lực, cục trưởng cục Thi hành án TP.HCM cho rằng, “việc xử lý loại doanh nghiệp này rất khó. Hiện vẫn còn tồn hàng nghìn vụ, gây thiệt hại ngân sách và ảnh hương doanh nghiệp làm ăn chân chính…Ông Lực cho biết, “sắp tới chúng tôi sẽ công khai tên tuổi các doanh nghiệp này để có sự cảnh báo”.

Để hạn chế tình trạng này, có nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc ngành chức năng cần xem xét bổ sung quy định bắt buộc các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam phải đăng ký ký quỹ nhằm giảm rủi ro khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay mất tích như hiện nay.

Mặt khác, với thực trạng doanh nghiệp FDI mất tích hàng loạt như hiện nay, việc hoàn thiện hành lang pháp lý và chuyên nghiệp hơn trong giải quyết thủ tục hành chính là yêu cầu cấp thiết, bởi việc này không chỉ liên quan đến chuyện truy thu thuế của cơ quan chức năng, mà quan trọng hơn, còn là để làm sạch môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam.                                                                                                                                 
Duy Ly (VTV)
Theo NLĐ

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia