Hiện tại, lượng vàng đã dập được tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mới chỉ dừng lại ở mức 165.000 lượng trong số hơn 400.000 lượng cần dập để chuyển đổi. Việc ngưng trệ của hoạt động dập vàng đang gây nên sự lo lắng cho các ngân hàng có vàng phi SJC cần chuyển đổi.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, Tổ trưởng Tổ giám sát gia công vàng miếng SJC, đến nay lượng vàng móp méo cần chuyển đổi đã hết, còn lại chủ yếu là vàng phi SJC, nhưng do kiểm định mất nhiều thời gian nên mỗi ngày chỉ có thể dập được 2.000 lượng, trong khi công suất của SJC lên đến hơn 50.000 lượng/ngày. Việc kiểm định vàng vẫn tiến hành chậm chạp vì không đủ máy kiểm định.
Ông Minh cho rằng, hiện tại lượng vàng cần chuyển đổi chủ yếu là từ phía các ngân hàng, do trước kia đã huy động nhiều thương hiệu khác nhau, nhưng người dân chủ yếu rút vàng SJC nên tồn lại một lượng vàng phi SJC khá lớn.
Trong thời gian tới, do đã ngưng huy động vàng, nên các ngân hàng sẽ phải chuẩn bị vàng để trả cho dân theo từng giai đoạn, việc không chuyển đổi được có thể sẽ gây ra sự thiếu cung và các ngân hàng sẽ phải mua vàng trên thị trường để trả cho người dân, gây áp lực lên thị trường.
Tuy vậy, cho đến nay ông Minh cho biết chưa có thông tin chính thức về việc cho phép các doanh nghiệp tạm xuất vàng miếng, tái nhập vàng khối để rút ngắn thời gian kiểm định và dập vàng.
Ảnh minh họa
Còn theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), nếu được tạm xuất vàng miếng, tái nhập vàng khối, thời gian dập sẽ nhanh và ngân hàng cũng bớt sức ép phải tạm ứng tiền để mua vàng trả cho dân.
Và theo ông Toại, hiện tại dù là biện pháp nào thì ngân hàng đều chịu lỗ chênh lệch giá, vì vậy ACB vẫn mong muốn được tạm xuất tái nhập để bổ sung nguồn cung vàng một cách nhanh hơn.
Việc ngưng hẳn hoạt động huy động vàng ở các ngân hàng hiện chưa làm gia tăng lực bán từ người dân, theo ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng kinh doanh vàng SJC. Theo ông Tường, giao dịch mỗi ngày của SJC khoảng 800-1.000 lượng vàng, không đổi so với trước ngày 25-11.
Theo số liệu ông Minh cung cấp, đến hết hôm nay (3-12), đã có 21 đơn vị đăng ký kinh doanh vàng miếng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có 13 doanh nghiệp và 8 ngân hàng. Ông Minh cho biết hiện đã kiểm tra gần xong điều kiện của các ngân hàng, và trong thời gian tới sẽ kiểm tra tại các doanh nghiệp đã đăng ký, sau đó sẽ cấp giấy phép cho các đơn vị đủ điều kiện để họ bắt đầu thực hiện vào đầu năm 201
Thanh Thương
Thanh Thương
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
0 nhận xét