Theo số liệu thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN), cả nước hiện có hơn 24.300 tiến sĩ (TS) và hơn 101.000 thạc sĩ (ThS). So với năm 2006, con số này tăng bình quân 11,6%/năm, trong đó số TS tăng 7%/năm, ThS tăng 14%/năm.
Với số lượng TS và ThS như vậy, nếu có
chất lượng, đó là nguồn nhân lực đáng quý của đất nước nhưng thực tế
lượng chất xám ít có màu xám của trí tuệ. Chưa có số liệu thống kê trong
số TS, ThS này có bao nhiêu phần trăm làm công tác nghiên cứu khoa học,
giảng dạy; cũng chưa có số liệu bao nhiêu quan chức có bằng TS nhưng
chắc con số này cũng khá cao. Với các TS và ThS này, chuyện nghiên cứu
khoa học là “xa xỉ”, tấm bằng chỉ để “giữ ghế”.
PGS-TS Phạm Bích San, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số TS Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có một trường ĐH nào của Việt Nam được xếp trong số 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo khoa học công bố quốc tế của một quốc gia gần 90 triệu dân trong 1 năm chỉ bằng số lượng của 1 trường ĐH của Thái Lan”.
Trên các diễn đàn khoa học, chất lượng TS và ThS của Việt Nam đã được mổ xẻ ở nhiều góc độ nhưng để thay đổi tận gốc là điều rất khó. Bộ GD-ĐT cũng thấy rõ điều đó nên vừa ban hành dự thảo quy chế tuyển sinh đào tạo ThS để lấy ý kiến đóng góp. Đây là bước đi tất yếu để nâng chất trình độ nghiên cứu khoa học.
Trong nhiều năm qua, quy mô đào tạo ThS ở nhiều trường quá lớn là nguyên nhân gây “lạm phát” trình độ ThS với nhiều ThS “giấy”. Ví dụ như năm 2011, ĐH Quốc gia Hà Nội đào tạo đến hơn 4.000 ThS, trong khi chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy của trường chỉ có 5.500; chỉ tiêu đào tạo ThS năm 2012 (đợt 1) của Trường ĐH GTVT Hà Nội lên đến hơn 1.000. Đó chỉ là số liệu ở 2 trường, nếu thống kê hết, con số thật kinh khủng…
Kiểu đào tạo ồ ạt như vậy nên cho ra lò những TS, ThS “giấy” là chuyện đương nhiên. Để chấm dứt tình trạng này, nên siết chặt hơn nữa không chỉ ở trình độ đào tạo ThS mà cả TS, nếu không, những TS, ThS “giấy” sẽ tiếp tục ra lò…
|
PGS-TS Phạm Bích San, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số TS Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có một trường ĐH nào của Việt Nam được xếp trong số 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo khoa học công bố quốc tế của một quốc gia gần 90 triệu dân trong 1 năm chỉ bằng số lượng của 1 trường ĐH của Thái Lan”.
Trên các diễn đàn khoa học, chất lượng TS và ThS của Việt Nam đã được mổ xẻ ở nhiều góc độ nhưng để thay đổi tận gốc là điều rất khó. Bộ GD-ĐT cũng thấy rõ điều đó nên vừa ban hành dự thảo quy chế tuyển sinh đào tạo ThS để lấy ý kiến đóng góp. Đây là bước đi tất yếu để nâng chất trình độ nghiên cứu khoa học.
Trong nhiều năm qua, quy mô đào tạo ThS ở nhiều trường quá lớn là nguyên nhân gây “lạm phát” trình độ ThS với nhiều ThS “giấy”. Ví dụ như năm 2011, ĐH Quốc gia Hà Nội đào tạo đến hơn 4.000 ThS, trong khi chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy của trường chỉ có 5.500; chỉ tiêu đào tạo ThS năm 2012 (đợt 1) của Trường ĐH GTVT Hà Nội lên đến hơn 1.000. Đó chỉ là số liệu ở 2 trường, nếu thống kê hết, con số thật kinh khủng…
Kiểu đào tạo ồ ạt như vậy nên cho ra lò những TS, ThS “giấy” là chuyện đương nhiên. Để chấm dứt tình trạng này, nên siết chặt hơn nữa không chỉ ở trình độ đào tạo ThS mà cả TS, nếu không, những TS, ThS “giấy” sẽ tiếp tục ra lò…
Vĩnh Hy
Theo NLĐ
0 nhận xét