Những thông tin
doanh nghiệp nhỏ chia cổ tức cao và dự báo tích cực về chứng khoán đang
khiến dòng tiền ồ ạt chảy vào các cổ phiếu DN có thị giá thấp. Đầu tư
cổ phiếu “ruồi” đang là một xu hướng đầu cơ của thời khủng hoảng.
Hiện tượng tăng giá của đa số các cổ phiếu nhỏ không phải là không có
lý do. Có thể thấy, TTCK gần đây đón nhận một số thông tin rất tích cực
về kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp nhỏ (như trường hợp TMW
giá 3.800 đồng, trả cổ tức 2.000 đồng); thanh khoản tiền mặt được cải
thiện (như PTL); nhiều doanh nghiệp có khả năng thoát lỗ trong quý IV;
dòng tiền đang không biết về đâu...
Theo VEF.vn
Cổ phiếu "trà đá, rau thơm" tăng giá
Giao dịch trên cả hai sàn chứng khoán
TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX) bất ngờ tăng vọt trong tuần thứ 2 của
tháng 12/2012 với giá trị tính toán sơ bộ lên mức cao nhất kể từ sau cú
sốc "bầu Kiên" hôm 21/8.
Trong phiên giao dịch 11/12, khối lượng
giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 40 triệu cổ phiếu, trị giá 556 tỷ đồng,
trong đó giao dịch thỏa thuận đạt 153 tỷ đồng (5,2 triệu cổ phiếu). Trên
sàn Hà Nội, 50 triệu cổ phiếu đã được sang tay - mức cao nhất trong gần
3 tháng qua.
Tình trạng đua lệnh với nhiều mã cổ
phiếu tiếp diễn trong phiên ngày 12 và tiếp tục bùng nổ trong buổi sáng
13/12 với nhóm penny sáng rực, tăng giá mạnh mẽ, giao dịch đạt mức mơ
ước, tăng vài chục lần so với trung bình nhiều tháng qua.
Một điểm nổi bật là các cổ phiếu "trà
đá, rau thơm" một thời gian dài không ai thèm đếm xỉa tới, với mức giá
vài trăm đồng cho tới 2.000-3.000 đồng bất ngờ có sự bứt phá phi thường.
Trong phiên giao dịch sáng 13/12, cổ
phiếu KSD của Tổng Công ty Cổ phần Xuất khẩu Đông Nam Á Hamico tiếp tục
tăng trần lên 2.300 đồng/cp với dư mua gần 0,7 triệu đơn vị sau khi đã
khớp hơn 170 ngàn đơn vị. Trước đó, cổ phiếu này đã có 8 phiên/9 phiên
tăng trần liên tiếp. Như vậy, tính trong 9 phiên vừa qua, cổ phiếu này
đã tăng hơn 64%, từ mức 1.400 đồng lên 2.300 đồng/cp - một mức lời có
thể gọi là siêu khủng trong thời buổi khó khăn hiện nay.
Cổ phiếu PTL của Hạ tầng và Đô thị Dầu
khí PVC cũng tăng trần lên 3.100 đồng sau khi đã nổi sóng với 7 phiên
tăng hết biên độ liên tiếp trước đó.
Không chỉ KSD và PTL, trong phiên sáng
13/12, rất nhiều mã cổ phiếu "trà đá" khác cũng tiếp tục tăng trần với
dư mua rất lớn như: PFL của Dầu khí Đông Đô tăng trần lên 2.600 đồng/cp
(trước đó đã trần 3 phiên liên tiếp); PSG của Xây lắp Dầu khí tăng trần
lên 1.300 đồng/cp (trước đó trần 3 phiên); PVV của Đầu tư xây dựng
Vinaconex tăng trần lên 3.100 đồng/cp (trước đó trần 3 phiên); PXA của
Thương mại Dầu khí Nghệ An tăng trần lên 2.800 đồng/cp (trước đó trần 3
phiên); S96 tăng trần lên 2.600 đồng (trước đó trần 3 phiên); V15 tăng
trần lên 2.700 đồng/cp (trước đó trần 3 phiên); TNT của Công ty Tài
Nguyên tăng trần lên 2.600 đồng (trước đó trần 4 phiên)...
Nhiều mã thuộc nhóm dưới 3.000 đồng cũng
đang nỗ lực hòa chung vào nhịp tăng của cổ phiếu hạng ruồi cho dù giao
dịch không lớn như: DDM, MCG, NTB, VOS, VST, KHL, KTT, SRA, SRB, VCH,
VIG.
Ở hạng "trung" với những cổ phiếu thị
giá từ 3.000-6.000/cp, một số mã tăng trần với dư mua lớn trong buổi
sáng 13/12 là DLG, GTT, PTC, VHG, BLF...
Trong phiên liền trước (12/12), thống kê
cho thấy trong số 21 cổ phiếu có thị giá dưới 2.000 đồng/cp có tới 15
mã tăng trần. Đa số các cổ phiếu này đã bứt phá ấn tượng trong khoảng
hơn một tuần qua, với mức tăng tổng cộng từ 10-60%.
Dòng tiền đang cố gắng chứng tỏ sự thông
minh của mình thông qua việc tìm kiếm cơ hội tại cổ phiếu nhỏ. Tuy
nhiên, với nhiều người, sự ấm lên của thị trường trong vài phiên gần đây
chưa rõ nét, bởi tình hình chung của đại đa số các doanh nghiệp vẫn khá
bất ổn. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang trên bờ vực thẳm thì nguy cơ nhà
đầu tư vẫn còn là việc này chỉ hợp với những người liều mạng.
Đánh nhanh chưa chắc thắng
Chuyển biến của TTCK trong vài phiên
giao dịch gần đây cho thấy, các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự hồi phục
của nhiều doanh nghiệp trên sàn, trong đó có nhóm bất động sản (BĐS),
thương mại, xây dựng... Chỉ cần doanh nghiệp chuyển biến trong một quý,
quý IV chẳng hạn, thì giá cổ phiếu sẽ tăng dữ dội, lợi nhuận thu về có
thể rất cao.
Mặc dù vậy, lý thuyết cũng như thực tế
đã chứng minh, lợi nhuận cao đi đôi với rủi ro lớn. Nhiều nhà đầu tư đã
từng chứng kiến cảnh mất trắng, hoặc mất phần lớn khi dính vào các doanh
nghiệp có tình hình kinh doanh bi bét trong nhiều năm.
Trong trường hợp cổ phiếu DDM của Hàng
hải Đông Đô chẳng hạn. Cổ phiếu DDM sáng 13/12 tăng trần lên 700 đồng/cp
và có dư mua khá lớn. Tuy nhiên, soi vào tình hình tài chính của DDM có
thể thấy, doanh nghiệp này không lỗ liên tục, vẫn lãi quý I/2012 (+132
triệu đồng) nhưng quý II và III lỗ tổng cộng gần 40 tỷ đồng và đang âm
vào vốn chủ sở hữu. Điều đáng nói là vốn điều lệ chỉ có hơn 120 tỷ, vốn
chủ sở hữu đang âm nhưng doanh nghiệp này đang nợ hơn 1.280 tỷ đồng
(trong đó nợ ngắn hạn 345 tỷ đồng), tài sản ngắn hạn chỉ có 51 tỷ
đồng... thì liệu đây có phải là đánh bạc khi cổ phiếu DDM hiện đang
thuộc diện cảnh báo.
Không chỉ DDM, nhiều cổ phiếu "ruồi"
khác cũng chênh vênh trên bờ vực thẳm như SBS, TAS, VSG (thuộc diện kiểm
soát hoặc hạn chế giao dịch); VCH, TLC, S27, VSG, TLT, SD8, SBS (lỗ lũy
kế vượt vốn điều lệ)...
Một điều đáng ngại khác là nhiều cổ
phiếu nhỏ có tính thanh khoản rất kém, mua vào có thể khó bán ra do giao
dịch mỗi phiên thường rất thấp, thậm chí có trường hợp gần như không có
giao dịch.
Hiện tượng dòng tiền đang dần chảy vào
chứng khoán với một trong các đích đến là các cổ phiếu có thị giá thấp
cho thấy kỳ vọng vào các doanh nghiệp đang trở lại. Không ít các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đang phát ra tín hiệu hoạt động tốt trở lại
Theo VEF.vn
0 nhận xét