Biển Đông như chảo dầu đang sôi!

Philippines không đóng thị thực nhập cảnh trên cả hộ chiếu “lưỡi bò” lẫn hộ chiếu cũ của Trung Quốc

Ngày 4-12, Philippines lên tiếng yêu cầu Trung Quốc làm rõ các bài báo đưa tin cảnh sát biển tỉnh Hải Nam sẽ “được phép” chặn, kiểm tra, bắt giữ, tịch thu cũng như trục xuất tàu thuyền “xâm phạm” vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông từ ngày 1-1-2013.

Đe dọa cộng đồng quốc tế
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Manila đã gửi yêu cầu trên qua đường ngoại giao vào ngày 1-12.
“Chúng tôi muốn Trung Quốc ngay lập tức phải làm rõ những bài báo nêu trên. Nếu truyền thông đưa tin đúng thì hành động có tính toán này của Bắc Kinh là mối đe dọa trực tiếp đối với toàn thể cộng đồng quốc tế. Nó không chỉ vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà còn cản trở tự do hàng hải và thương mại” - ông Hernandez nhấn mạnh.

Hải quân Ấn Độ đã sẵn sàng đến biển Đông. Ảnh: REUTERS
Trước đó, ngày 3-12, Bộ Ngoại giao Singapore cũng bày tỏ lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc.
Trong một tuyên bố, chính phủ Singapore nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông không hành xử khiêu khích. Tất cả các bên phải tôn trọng những nguyên tắc luật quốc tế đã được chấp nhận và kiềm chế những hành động có thể làm leo thang căng thẳng”. Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ngày 30-11 cũng gọi kế hoạch của Trung Quốc là “bước ngoặt hết sức nguy hiểm”.
Trong một diễn biến liên quan, từ ngày 3-12, Philippines bắt đầu không đóng dấu thị thực lên cả hộ chiếu điện tử có in bản đồ “lưỡi bò” lẫn các hộ chiếu cũ của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết họ không đóng dấu tất cả để tránh gây rối cho các lãnh sự quán và nhân viên nhập cư. Hiện đã có lãnh sự quán Philippines tại Trùng Khánh, Quảng Châu, Hồng Kông, Macau, Thượng Hải và Hạ Môn của Trung Quốc thực hiện quy định này.
Ấn Độ sẵn sàng ra biển Đông
Phát biểu tại cuộc họp báo kỷ niệm Ngày Hải quân ở New Delhi ngày 3-12, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc D.K. Joshi, cho biết nước này sẵn sàng điều quân ra biển Đông để bảo vệ các lợi ích ở đây.
Đô đốc Joshi nhấn mạnh: “Hải quân Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng thực sự rất ấn tượng song cũng là mối lo ngại lớn đối với chúng tôi”.  
Theo ông Joshi, không phải là Ấn Độ muốn có mặt ở biển Đông “quá thường xuyên” song New Delhi có các lợi ích tại khu vực này như tự do hàng hải và thăm dò các nguồn tài nguyên. “Nếu cần phải bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ, chẳng hạn Videsh (công ty khai thác dầu mỏ ngoài khơi của Tập đoàn Dầu mỏ và Khí tự nhiên - ONGC), chúng tôi sẽ tới biển Đông và đã sẵn sàng cho việc này” - ông nói.
Công ty Videsh thăm dò 3 lô dầu khí của Việt Nam trên biển Đông từ năm 2011, hiện đã có một lô bắt đầu sản xuất dầu, theo Đô đốc Joshi. Ông cũng tiết lộ hải quân Ấn Độ đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập để ứng phó với những tình huống bất ngờ.  
Trước nay, hải quân Ấn Độ tự giới hạn phạm vi ảnh hưởng chủ yếu trên Ấn Độ Dương, từ vịnh Aden đến eo biển Malacca. Tuyên bố của ông Joshi có thể đánh dấu một bước chuyển trong chính sách, đặc biệt là nhắm vào Trung Quốc. Tuy vậy, Ấn Độ khẳng định không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông mà chỉ muốn bảo vệ tự do hàng hải theo UNCLOS.  
Trước đây, vào tháng 3-2012, Trung Quốc từng lên tiếng cảnh báo Ấn Độ tránh xa biển Đông, nhất là không được thăm dò và khai thác dầu khí tại đây. 
Trong khi đánh giá thấp tàu sân bay mới của Trung Quốc với lý do còn lâu nó mới vận hành chiến đấu được, Đô đốc Joshi lại chú ý đến tên lửa đạn đạo “sát thủ tàu sân bay” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông ám chỉ Ấn Độ sẽ phát triển được loại tên lửa này.
MỸ NHUNG
Theo NLĐ

Tags: , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia