Bi kịch cưỡng hiếp tiếp diễn ở Ấn Độ

Trong khi nạn nhân vụ cưỡng hiếp tập thể trên xe buýt vẫn đang đối mặt với tử thần, dư luận Ấn Độ một lần nữa lại chấn động khi một cô gái 17 tuổi tự tử vì bị “cưỡng hiếp hai lần”.

Người biểu tình cầm biểu ngữ ở Mumbai, bày tỏ sự đoàn kết với nạn nhân bị cưỡng hiếp ở New Delhi ngày 27-12-2012 - Ảnh: Reuters
Tối 26-12, gia đình cô gái 17 tuổi, ở khu vực Patiala, tỉnh Punjab, phát hiện thi thể con mình trong nhà. Cô bé đã uống thuốc độc tự tử. Bi kịch xảy ra khi cô bị một nhóm đàn ông cưỡng hiếp trong đêm lễ hội Ánh sáng ngày 13-11. Cô để lại một lá thư tuyệt mệnh, lên án những kẻ đã “hủy hoại cuộc sống” của mình.

Gia đình cô đã tố cáo vụ việc cho cảnh sát địa phương. Nhưng mãi tới hai tuần sau cảnh sát mới ghi nhận vụ cưỡng hiếp này. Trong khi đó, những kẻ đã hành hạ cô vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Sự vô trách nhiệm của cảnh sát đã khiến cô gái đánh mất mọi niềm tin vào cuộc sống.

Bị tra tấn tinh thần


Chị gái nạn nhân cho biết sau khi bị cưỡng hiếp, cô liên tục đến đồn cảnh sát tố cáo ba gã đàn ông và một phụ nữ đã gây tội ác. Tuy nhiên, cảnh sát Patiala không có bất kỳ hành động nào. Thay vì mở cuộc điều tra, họ đã “cưỡng hiếp tinh thần cô”. “Vài lần con bé bị cảnh sát triệu lên đồn lúc nửa đêm. Nó là phụ nữ duy nhất giữa một đám đàn ông trong đồn. Cảnh sát hỏi nó bị cưỡng hiếp như thế nào. Bọn họ còn trêu cợt nó” - người chị đau đớn kể.

Thậm chí cảnh sát còn buộc cô phải rút đơn tố cáo. Nhưng cô gái 17 tuổi không chùn bước. Cô thu hình băng video, tố cáo bốn thủ phạm và sự vô trách nhiệm của cảnh sát. Bị áp lực từ truyền thông, cảnh sát đã buộc phải ghi nhận vụ việc vào ngày 27-11. Tồi tệ hơn, ba gã đàn ông cưỡng hiếp cô đã đến nhà cô khủng bố tinh thần, buộc cô rút đơn kiện. Ngày 29-11, cô chuyển sang nhà một người bà con để trốn tránh nhưng ba tên thủ phạm vẫn theo cô bén gót.

Tình hình không có gì tiến triển. Thậm chí một số nhân vật có máu mặt trong làng đến yêu cầu gia đình cô hủy bỏ vụ kiện. Bị khủng hoảng tinh thần, cô đã tự tử. Mãi đến khi đó cảnh sát Patiala mới hành động. Một cảnh sát địa phương bị sa thải, một người khác đang bị tạm đình chỉ công tác. Bốn kẻ gây án cũng đã bị bắt.

Số liệu chính thức cho biết 228.650 trong tổng số 256.329 vụ tội phạm bạo lực năm 2011 ở Ấn Độ là nhằm vào phụ nữ. Con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì phụ nữ rất e dè trong chuyện kiện cáo kẻ tấn công mình do sợ bị kỳ thị và tâm lý “con kiến kiện củ khoai”. Hàng loạt vụ án liên quan tới nạn hiếp dâm đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của Chính phủ Ấn Độ.

Trong khi đó, cô gái 23 tuổi bị cưỡng hiếp trên xe buýt ở New Delhi hôm 16-12 đã được bộ nội vụ nước này đồng ý chi trả toàn bộ phí tổn để đưa cô đến Bệnh viện Mount Elizabeth ở Singapore điều trị. Tuy nhiên, cô vẫn đang trong tình trạng nguy kịch sau khi phải trải qua ba cuộc phẫu thuật ở vùng kín. Một nhóm đàn ông gồm sáu tên đã thực hiện các hành vi cưỡng hiếp cô trên xe buýt lúc 9g30 tối ở ngay thủ đô.

Thất bại của cảnh sát


Biểu tình vẫn tiếp diễn ở Ấn Độ và đòi chính phủ phải xử lý triệt để. Người biểu tình kêu gọi phải nâng án lên tử hình hoặc thiến luôn những kẻ cưỡng hiếp phụ nữ. Mức án cao nhất hiện nay là tù chung thân. Người dân cho rằng như vậy chưa đủ để khiến kẻ ác chùn tay và kiềm chế thú tính.

Họ cũng yêu cầu chính quyền phải đảm bảo an toàn cho phụ nữ, đặc biệt khi lưu thông bằng các phương tiện giao thông công cộng. Họ mang theo biểu ngữ “Phải lập tức dừng cưỡng hiếp ở Ấn Độ” và “Không thể chấp nhận bạo lực chống lại phụ nữ”.

Dư luận càng bức xúc hơn khi con trai của Tổng thống Pranab Mukherjee là Abhijit nói rằng những người biểu tình phản đối nạn cưỡng hiếp những ngày qua không phải sinh viên, mà là “những phụ nữ sơn phết, mặt bự phấn và nghĩ xuống đường biểu tình mới là theo kịp thời đại và thời trang”. Ông này sau đó đã phải lên tiếng xin lỗi. Dư luận Ấn Độ đánh giá nạn cưỡng hiếp là một thất bại của lực lượng cảnh sát đất nước này. Báo Le Monde của Pháp cho rằng đang có một sự đứt đoạn giữa tầng lớp trung lưu đang nổi lên và một hệ thống dường như vô cảm với số phận người dân. Một số liệu thường được nêu trong các bài bình luận về các vụ cưỡng hiếp này: 30% cảnh sát New Delhi đã được tuyển dụng theo sự bảo trợ của những “ông lớn”.

Và cảnh sát đã làm gì? Họ bảo vệ những người có quyền thế. Còn bản thân tầng lớp chính trị này cũng lại dính líu đến tội phạm. Một con số khác: 28% các nghị sĩ có rắc rối về luật pháp.

Chính phủ Ấn Độ đã phải lập ra hai ủy ban để chữa cháy cuộc khủng hoảng đang lan rộng liên quan tới vụ việc này. Một ủy ban để tìm ra các giải pháp giúp đẩy nhanh tốc độ xử các vụ án cưỡng hiếp sau khi đã nhận được 6.100 góp ý của dân chúng qua email. Một ủy ban khác để xem xét những lỗ hổng nào đã có thể dẫn đến vụ cưỡng hiếp trên xe buýt khi mà xe đi qua năm trạm kiểm soát của cảnh sát.

Theo Tuổi trẻ

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia