Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam: Việt Nam cần có hành động bắt giữ các tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền và đưa ra xét xử như Nhật Bản, Philippines đã áp dụng
Ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá
Việt Nam, nhận định việc giới chức Trung Quốc tuyên bố có thể ký thông
qua đề xuất của tỉnh Hải Nam cho phép cảnh sát biển kiểm tra tàu bè trên
biển Đông là hành động bất chấp luật pháp quốc tế, có ý đồ vô cùng thâm
hiểm và Việt Nam cần có hành động đối phó cụ thể.
Gia tăng hành động ngang ngược
Tàu vi phạm chủ quyền, phải bắt giữ
Ông Mưu đề nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp hữu hiệu, cứng rắn, phản đối việc làm phi pháp trên của Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay. “Việt Nam đã có đủ lực lượng chức năng và tới đây có lực lượng kiểm ngư thì cần phải có hành động bắt giữ các tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền và đưa ra xét xử như Nhật Bản, Philippines đã áp dụng” - ông Mưu đề nghị.
TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, khẳng định lực lượng chức năng Việt Nam như biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư hoàn toàn có quyền bắt giữ, lập biên bản để tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để bắt họ đền bù. “Thậm chí, nếu sự việc trầm trọng thì có quyền đưa ra tòa án xét xử theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Không nên dừng ở việc tiến hành xua đuổi tàu cá Trung Quốc hay tuyên bố phản đối” - ông Trục đề nghị.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám khẳng định Cục Kiểm ngư sẽ được thành lập vào thời điểm Nghị định 102 có hiệu lực ngày 25-1-2013. Khi đó, kiểm ngư là cơ quan thi hành chức năng quản lý Nhà nước trên biển với các tổ, đội cơ động. Lực lượng kiểm ngư cũng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước khác có chức năng bảo vệ an ninh trật tự và chủ quyền lãnh thổ trên biển để giải quyết các vụ việc cụ thể. Kiểm ngư được trang bị phương tiện thông tin liên lạc chuyên dùng, phương tiện thiết bị đặc thù, công cụ cần thiết để tự vệ và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Gia tăng hành động ngang ngược
Ông Mưu phân tích ngay sau khi cho thành lập “cái gọi là TP Tam
Sa”, giao cho tỉnh Hải Nam quản lý và có điều lệ cho tự vệ được quyền
kiểm soát tất cả các tàu cá nước ngoài khai thác trên biển Đông là hành
động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. “Điều này cho thấy
Trung Quốc không dừng lại mà đang gia tăng hành động ngang ngược” - ông
Mưu nhận định.
Cũng theo ông Mưu, việc hàng chục tàu cá Trung Quốc ồ ạt vào khai
thác sâu trong vùng biển cách đảo Cồn Cỏ 43 km thuộc chủ quyền Việt Nam
rồi làm đứt cáp tàu địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam (PVN) tại đây là có chủ đích và nhằm “chiếm” vùng biển không
thuộc chủ quyền.
Ngư dân đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi ra khơi bám biển, giữ chủ quyền. Ảnh: VĂN MỊNH
Phản ứng trước sự leo thang này, ông Mưu cho biết ngày 5-12, Hội Nghề
cá Việt Nam đã ký văn bản phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển
đảo, phá hoại cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, gửi Bộ Ngoại giao và Bộ
NN-PTNT. Ông Mưu cũng cho rằng trong thời gian qua, phía Trung Quốc đã
có nhiều hành động xâm phạm biển Đông với chủ ý tính toán lâu dài, như:
ra lệnh cấm đánh bắt hải sản ở khu vực biển Đông, huy động tàu cá khai
thác trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, in hình lưỡi bò
lên hộ chiếu ngoại giao, thông qua điều lệ quản lý trị an biên phòng
trên biển của tỉnh Hải Nam... Tàu vi phạm chủ quyền, phải bắt giữ
Ông Mưu đề nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp hữu hiệu, cứng rắn, phản đối việc làm phi pháp trên của Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay. “Việt Nam đã có đủ lực lượng chức năng và tới đây có lực lượng kiểm ngư thì cần phải có hành động bắt giữ các tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền và đưa ra xét xử như Nhật Bản, Philippines đã áp dụng” - ông Mưu đề nghị.
TS Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, khẳng định lực lượng chức năng Việt Nam như biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư hoàn toàn có quyền bắt giữ, lập biên bản để tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để bắt họ đền bù. “Thậm chí, nếu sự việc trầm trọng thì có quyền đưa ra tòa án xét xử theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Không nên dừng ở việc tiến hành xua đuổi tàu cá Trung Quốc hay tuyên bố phản đối” - ông Trục đề nghị.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám khẳng định Cục Kiểm ngư sẽ được thành lập vào thời điểm Nghị định 102 có hiệu lực ngày 25-1-2013. Khi đó, kiểm ngư là cơ quan thi hành chức năng quản lý Nhà nước trên biển với các tổ, đội cơ động. Lực lượng kiểm ngư cũng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước khác có chức năng bảo vệ an ninh trật tự và chủ quyền lãnh thổ trên biển để giải quyết các vụ việc cụ thể. Kiểm ngư được trang bị phương tiện thông tin liên lạc chuyên dùng, phương tiện thiết bị đặc thù, công cụ cần thiết để tự vệ và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
PVN không e ngại sức ép nào
Trước phát biểu ngang ngược của người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi yêu cầu Việt Nam ngừng đơn phương thăm dò
dầu khí trên các vùng biển tranh chấp ở biển Đông cũng như không quấy
nhiễu tàu cá Trung Quốc, ngày 6-12, trả lời phóng viên Báo Người Lao
Động, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu khẳng định: “PVN vẫn tiếp tục thực
hiện các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh
tế 200 hải lý thuộc chủ quyền Việt Nam mà không e ngại bất kỳ một sức ép
nào từ phía Trung Quốc”.
|
THẾ DŨNG
Theo NLĐ
0 nhận xét