Ít nhất 475 người chết, gần 400 người mất tích. Ngành công nghiệp chuối ước tính tổn thất 318 triệu USD
Số người thiệt mạng vì bão Bopha ở
Philippines hôm 6-12 đã tăng lên ít nhất 475 người trong lúc gần 400
người mất tích. Bão Bopha gây thiệt hại nặng, bất chấp những nỗ lực của
chính quyền Benigno Aquino trong việc buộc cư dân tại những khu vực có
nguy cơ cao đi sơ tán.
Hơn 200.000 người bị ảnh hưởng
Không chỉ gây thiệt hại lớn về người và nhà cửa, bão Bopha còn phá hủy 10.000 trong số 42.000 ha của các trang trại trồng chuối khắp Philippines, nước xuất khẩu chuối lớn thứ 3 thế giới. Hiệp hội những nhà trồng trọt và xuất khẩu chuối Philippines ước tính thiệt hại do bão gây ra đối với ngành công nghiệp này có thể lên đến 318 triệu USD. Chỉ tính riêng tại tỉnh Compostela Valley đã có 150.000 người phụ thuộc vào ngành công nghiệp chuối.
Gặp nạn sau khi đi lánh nạn
Theo thống kê, khoảng 20 cơn bão đổ vào miền Trung và miền Bắc Philippines mỗi năm nhưng hiếm khi tàn phá vùng Mindanao. Chính điều này đã gây ra tâm lý chủ quan cho người dân vùng này, khiến ít nhất 1.200 người thiệt mạng trong cơn bão Washi hồi tháng 12-2011. Dường như thảm kịch này vẫn chưa đủ để người dân Philippines rút ra bài học, dẫn đến thiệt hại lớn trong cơn bão Bopha.
Theo hãng tin AP, người dân tại tỉnh Compostela Valley, một nơi giàu tài nguyên gỗ và vàng, đã phớt lờ cảnh báo của nhà chức trách về bão Bopha bất chấp khoảng 80% địa phương này có nguy cơ đối mặt với lũ lụt do sự kết hợp của một loạt yếu tố, như địa hình rừng núi và nạn chặt phá rừng trái phép. Bộ trưởng Môi trường Ramon Paje nhận định: “Đây không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là vấn đề đói nghèo. Nếu được, chúng ta nên đưa người dân ra khỏi những vùng bị thiên tai đe dọa và giúp họ những phương cách sinh nhai khác”.
Hơn 200.000 người bị ảnh hưởng
Nhà chức trách Philippines cho biết 2 tỉnh Compostela Valley và
Davao Oriental thuộc vùng Mindanao là những nơi bị thiệt hại nặng nhất
bởi bão lũ. Chỉ tính riêng tỉnh Compostela Valley có ít nhất 200 nạn
nhân, trong đó 78 dân làng và binh sĩ thiệt mạng khi lũ quét cuốn trôi 2
nơi trú ngụ khẩn cấp và một doanh trại quân đội. Ở tỉnh Davao Oriental
có ít nhất 115 nạn nhân.
Phó Tổng thống Jejomar Binay hôm 6-12 ra lệnh cho các quan chức,
lực lượng cảnh sát và quân đội địa phương không cho phép người dân quay
trở về những khu vực bị xem là vùng nguy hiểm. Dù vậy, hiện chưa rõ
những ngôi nhà thay thế sẽ được xây ở đâu và thời gian bao lâu.
Tại tỉnh Compostela Valley, thị trấn New Bataan được xem là một trong
những địa phương chịu tổn thất nặng nề nhất. Bộ trưởng Nội vụ Mar Roxas
thừa nhận: “Nhiều gia đình ở thị trấn này có thể đã bị cuốn trôi”. Ông
Arnaldo Arcadio, Giám đốc chương trình ứng phó khẩn cấp của tổ chức nhân
đạo Catholic Relief Services, nhận định: “Tình cảnh thị trấn New Bataan
thật tồi tệ. Khoảng 90%-95% ngôi nhà ở đây được cho là đã bị phá hủy”.
Tổng thống Benigno Aquino sẽ đến thị trấn này trong ngày 7-12 để đánh
giá mức độ thiệt hại và giám sát hoạt động phân phối hàng cứu trợ.
Những thi thể nạn nhân được tìm thấy ở thị trấn New Bataan hôm 5-12. Ảnh: AP
Theo báo Philippine Daily Inquirer, các cơ quan chính phủ và tổ chức
phi chính phủ ở Philippines đang gấp rút đưa hàng cứu trợ đến cho hơn
200.000 người bị ảnh hưởng bởi bão lũ ở 2 vùng Visayas và Mindanao.
Trong khi đó, Liên đoàn Quốc tế Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm kêu
gọi khoản viện trợ khẩn cấp 4,8 triệu USD để giúp những người bị ảnh
hưởng bởi cơn bão. Không chỉ gây thiệt hại lớn về người và nhà cửa, bão Bopha còn phá hủy 10.000 trong số 42.000 ha của các trang trại trồng chuối khắp Philippines, nước xuất khẩu chuối lớn thứ 3 thế giới. Hiệp hội những nhà trồng trọt và xuất khẩu chuối Philippines ước tính thiệt hại do bão gây ra đối với ngành công nghiệp này có thể lên đến 318 triệu USD. Chỉ tính riêng tại tỉnh Compostela Valley đã có 150.000 người phụ thuộc vào ngành công nghiệp chuối.
Gặp nạn sau khi đi lánh nạn
Theo thống kê, khoảng 20 cơn bão đổ vào miền Trung và miền Bắc Philippines mỗi năm nhưng hiếm khi tàn phá vùng Mindanao. Chính điều này đã gây ra tâm lý chủ quan cho người dân vùng này, khiến ít nhất 1.200 người thiệt mạng trong cơn bão Washi hồi tháng 12-2011. Dường như thảm kịch này vẫn chưa đủ để người dân Philippines rút ra bài học, dẫn đến thiệt hại lớn trong cơn bão Bopha.
Theo hãng tin AP, người dân tại tỉnh Compostela Valley, một nơi giàu tài nguyên gỗ và vàng, đã phớt lờ cảnh báo của nhà chức trách về bão Bopha bất chấp khoảng 80% địa phương này có nguy cơ đối mặt với lũ lụt do sự kết hợp của một loạt yếu tố, như địa hình rừng núi và nạn chặt phá rừng trái phép. Bộ trưởng Môi trường Ramon Paje nhận định: “Đây không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là vấn đề đói nghèo. Nếu được, chúng ta nên đưa người dân ra khỏi những vùng bị thiên tai đe dọa và giúp họ những phương cách sinh nhai khác”.
Một nguyên nhân khác khiến thương vong cao là lũ lụt bất ngờ kéo
đến những khu vực chưa từng bị lũ trước đó, khiến những người đi lánh
nạn trở tay không kịp. Ông Arturo Uy, Tỉnh trưởng Compostela Valley, cho
biết cư dân đã đến trú ẩn tại trụ sở chính quyền, trung tâm y tế và tòa
án ở những nơi đã được nâng cao và chưa từng bị lũ lụt nên không ứng
phó kịp khi nước lũ kéo đến.
Ông nói với hãng tin Reuters: “Nước lũ đến quá đột ngột trong lúc
gió quá mạnh khiến nhiều người mất mạng”. Lenlen Medrano, một phụ nữ 23
tuổi may mắn thoát chết, cho biết: “Mọi chuyện xảy ra quá nhanh. Nước lũ
tràn đến khi chúng tôi đang rời nhà để đến nơi an toàn hơn”.
May mắn thoát chết
Các nhân viên cứu hộ hôm 6-12 đã tìm thấy một người
đàn ông 54 tuổi sau 2 ngày chống chọi với lũ trên cây dừa ở thị trấn New
Bataan. Một phụ nữ mang thai cùng đứa con 1 tuổi và một cụ ông 77 tuổi
cũng được cứu sống trong ngày.
Trước đó 1 ngày, một bé gái 7 tuổi đã được cứu sống
sau khi bị vùi lấp trong bùn gần 24 giờ tại thị trấn trên. Khi được hỏi
bằng cách nào bé có thể sống sót trong tình cảnh như thế, bé Imee Sayson
chỉ nói đi nói lại một câu: “Cháu đang đói”. Cha và anh của bé không
được may mắn như thế khi vẫn còn mất tích trong lúc mẹ của bé đang làm
việc ở nước ngoài.
|
HOÀNG PHƯƠNG
Theo NLĐ
0 nhận xét