Ngày 29-11, dưới sự
chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ
tháng 11 xem xét, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11
tháng năm 2012. Chiều tối cùng ngày, Văn phòng Chính phủ họp báo tại Hà
Nội với các vấn đề nóng liên quan đến Nghị định 71, thủy điện Sông
Tranh 2, thủy điện Đồng Nai, hộ chiếu điện tử có in hình đường lưỡi bò
của Trung Quốc…
Kinh tế: Nhiều kết quả tích cực
Thông tin tại phiên họp cho thấy,
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,47% so với tháng trước. Như
vậy, tốc độ tăng CPI tiếp tục giảm mạnh từ mức 2,2% trong tháng 9 (cao
nhất kể từ đầu năm) xuống còn 0,85% trong tháng 10 và 0,47% trong tháng
11. Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở mức cao, có xuất siêu,
góp phần cải thiện cán cân thương mại và cán cân tổng thể, tăng dự trữ
ngoại tệ Nhà nước. Tính chung 11 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt
trên 104 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch
nhập khẩu ước đạt trên 103,98 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm
trước. Chỉ số tồn kho giảm dần và thấp hơn nhiều so với đầu năm.
Chỉ đạo những nhiệm vụ cụ thể, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập
trung chỉ đạo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; không chủ quan,
lơ là trước mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm
soát chặt chẽ giá cả của các mặt hàng thiết yếu như thuốc chữa bệnh,
sữa, xăng dầu, thực phẩm. Tập trung mạnh vào xử lý nợ xấu, hàng tồn kho
mà trực tiếp là bất động sản. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa
phương phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thị trường, giá cả, tăng
cường các điểm bán hàng bình ổn giá, chuẩn bị đủ hàng hóa phục vụ cho
dịp tết. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa, thực
phẩm không đảm bảo; kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi,
chất cấm trong thực phẩm.
Thủy điện Sông Tranh 2: Đưa công ty tư vấn nước ngoài đánh giá
Tại phiên họp báo, trả lời quan
điểm của Chính phủ về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, ông Vũ Đức Đam
cho biết, Chính phủ luôn nhất quán chỉ đạo là dự án thủy điện phải đáp
ứng các yêu cầu, trong đó an toàn được đặt lên hàng đầu. Phải bảo đảm an
toàn cả hồ đập, tính mạng người dân, dù có lợi ích mấy mà không an toàn
tính mạng người dân thì không làm. Bên cạnh đó phải bảo đảm làm thủy
điện không được hủy hoại môi trường.
“Với dự án Đồng Nai, Chính phủ đã
giao cho các bộ liên quan xem xét vấn đề liên quan đến Vườn quốc gia Cát
Tiên. Bộ TN-MT chịu trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) dự án đúng theo các quy định của pháp luật và phải chịu
trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình. Nếu không đạt các yêu cầu nêu
trên thì không đầu tư”, ông Vũ Đức Đam cho biết.
Về câu hỏi dự án này có vi phạm
Luật Đa dạng sinh học; vi phạm Luật Di sản văn hóa (khi phạm vào khu vực
Di tích quốc gia đặc biệt); dự án có phải điều chỉnh theo Nghị quyết
49/2010 của Quốc hội (thủy điện lấy từ 50ha rừng đặc dụng trở lên phải
đưa ra Quốc hội xem xét, trong khi dự án này lấy vào gần 130 ha) hay
không, ông Đam cho biết, đối với tất cả các dự án thủy điện nói chung,
thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A nói riêng, phải được tiến hành theo
đúng quy định của pháp luật. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền Thủ
tướng quyết định đầu tư, các dự án phải báo cáo Quốc hội quyết định chủ
trương đầu tư thì sau khi Bộ TN-MT thẩm định, Thủ tướng sẽ xem xét tổng
thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường... trước khi quyết định
đầu tư hoặc trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trước thông tin
UNESCO đã có văn bản khuyến nghị Chính phủ dừng dự án này, ông Đam cho
biết chưa đọc khuyến nghị của tổ chức này.
Về dự án thủy điện Sông Tranh 2,
ông Đam thông báo, tuần qua Thủ tướng đã chủ trì họp để nghe các bộ
ngành báo cáo. Mặc dù các cơ quan báo cáo về mức độ an toàn của đập,
song Thủ tướng vẫn cho rằng chưa được tích nước. Thủ tướng đã giao Bộ
Xây dựng chỉ định một công ty tư vấn quốc tế có uy tín để đánh giá lại,
xem xét vấn đề khách quan, khoa học, từ đó mới đưa ra quyết định.
Tạm dừng xử phạt liên quan đến xe không chính chủ
Liên quan đến việc triển khai Nghị
định 71 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân, nhất là liên
quan đến quy định xử phạt xe không chính chủ, trả lời câu hỏi Chính phủ
có nghiên cứu sửa đổi, lùi thời gian với nghị định này hay không, ông
Đam cho rằng, chủ trương đăng ký xe chính chủ và chuyển quyền sử dụng
không phải vấn đề mới. Tuy nhiên thời gian qua việc tổ chức thực hiện đã
gây ra phản ứng trong nhân dân. Trong phiên họp hôm qua, Chính phủ đã
yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Công an đánh giá để đề xuất phương án xử lý. Bộ
Tư pháp đã báo cáo với Chính phủ là việc quy định xử phạt hành vi này là
hợp pháp. Nhưng các bộ đều nhìn nhận thực tế là có một số điểm khi thực
hiện chưa thông báo với dân.
Cảnh sát giao thông lập biên bản một trường hợp vi phạm luật giao thông (ảnh mang tính minh họa). Ảnh: CAO THĂNG
|
Cụ thể, việc xử phạt hành vi không
chuyển đổi phương tiện lại thành truy cứu xem người điều khiển phương
tiện có phải là chủ phương tiện không. Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an
soạn thông tư để hướng dẫn thực hiện nghị định này cho đúng bản chất sự
việc. Mặt khác, phí sang tên đổi chủ quá cao, cộng với thủ tục nhiêu khê
nên nhiều phương tiện, nhất là phương tiện giá trị không cao lắm đã
được sang tên nhiều lần. Chính phủ đã giao các bộ xem xét để đánh giá
cho phù hợp và xem xét quy trình sang tên phù hợp nhất. “Trong thời gian
chờ thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 71 của Bộ Công an, tạm dừng
việc xử lý vi phạm như trong thời gian qua”, ông Đam thông báo.
| |
Phan Thảo
Theo SGGP
0 nhận xét