Sở GD-ĐT Hà Nội không cho phép dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học, kể cả trong và ngoài nhà trường. Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, khẳng định như vậy.
Tại hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo
quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn Hà Nội ngày 28-11, ông Lê
Ngọc Quang nhấn mạnh việc xây dựng văn bản quản lý dạy thêm, học thêm
xét từ nhu cầu học sinh chứ không xuất phát từ quyền lợi giáo viên.
Chính vì vậy, Hà Nội sẽ tuyệt đối không cấp phép cho giáo viên tiểu học
dạy thêm.
Cấm luôn các trung tâm
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình, đặt câu hỏi: Giáo viên có thể tham gia dạy thêm ở các trung tâm ngoài nhà trường và ở đó có học sinh chính khóa của họ thì việc quản lý sẽ ra sao? Việc quản lý học sinh học thêm ở các trung tâm đó như thế nào? Trên thực tế, nếu không cấm các trung tâm dạy học sinh tiểu học thì không thể cấm được giáo viên tiểu học dạy thêm.
Ông Hồ Quốc Việt, Phó Hiệu trưởng Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, cũng băn khoăn việc cấm dạy thêm có áp dụng với những thầy cô uy tín được phụ huynh các trường ngoài tìm đến nhờ hay không? Một giáo viên giỏi thường được mời dạy luyện thi vào các trường chuyên cho rằng sẽ là thiếu công bằng khi các trung tâm hay cơ sở luyện thi vào lớp 6 vẫn thuê giáo viên tiểu học dạy thêm học sinh bậc học này, còn các thầy cô lại không được dạy học sinh của mình.
Đối với các nhu cầu trông giữ học sinh tiểu học ngoài giờ, lớp học kỹ năng, nghệ thuật, thể thao..., Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết sẽ không đưa vào quy định quản lý dạy thêm, học thêm nhưng bắt buộc các trường phải có đề án và được cấp quản lý phê duyệt.
Phải xin - cho mới được?
Giáo viên bậc THCS và THPT tuy không bị cấm nhưng không được dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh mình đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó. Theo lý giải của Sở GD-ĐT Hà Nội, việc này nhằm bảo đảm quyền lợi học sinh, tránh việc lợi dụng, thiếu khách quan của giáo viên khi đồng thời vừa dạy trên lớp vừa dạy thêm học sinh của mình.
Tuy nhiên, quy định này cũng dẫn đến nhiều thắc mắc từ phía những người dạy. Ông Nguyễn Duy Long, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Đống Đa, băn khoăn quy định như vậy là hiệu trưởng có thể cho phép giáo viên của mình dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh chính khóa nếu người ta xin. Vậy thì trong trường hợp nào hiệu trưởng sẽ cho, trường hợp nào không? Nếu cả lớp học thêm toàn là học sinh của mình thì có được dạy hay chỉ một vài em thì mới được?
Cấm luôn các trung tâm
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình, đặt câu hỏi: Giáo viên có thể tham gia dạy thêm ở các trung tâm ngoài nhà trường và ở đó có học sinh chính khóa của họ thì việc quản lý sẽ ra sao? Việc quản lý học sinh học thêm ở các trung tâm đó như thế nào? Trên thực tế, nếu không cấm các trung tâm dạy học sinh tiểu học thì không thể cấm được giáo viên tiểu học dạy thêm.
Ông Hồ Quốc Việt, Phó Hiệu trưởng Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, cũng băn khoăn việc cấm dạy thêm có áp dụng với những thầy cô uy tín được phụ huynh các trường ngoài tìm đến nhờ hay không? Một giáo viên giỏi thường được mời dạy luyện thi vào các trường chuyên cho rằng sẽ là thiếu công bằng khi các trung tâm hay cơ sở luyện thi vào lớp 6 vẫn thuê giáo viên tiểu học dạy thêm học sinh bậc học này, còn các thầy cô lại không được dạy học sinh của mình.
Học sinh Trường Tiểu học Kim Liên - Hà Nội
Trước những băn khoăn này, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay dù Bộ
GD-ĐT không cấm cấp phép cho các trung tâm dạy chương trình tiểu học
nhưng Hà Nội sẽ dừng hoàn toàn việc này. Quyết định này cũng đồng nghĩa
với việc từ nay, giáo viên không thể tham gia dạy thêm tại các trung tâm
cho học sinh tiểu học vì họ không được cấp phép. Đối với các nhu cầu trông giữ học sinh tiểu học ngoài giờ, lớp học kỹ năng, nghệ thuật, thể thao..., Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết sẽ không đưa vào quy định quản lý dạy thêm, học thêm nhưng bắt buộc các trường phải có đề án và được cấp quản lý phê duyệt.
Phải xin - cho mới được?
Giáo viên bậc THCS và THPT tuy không bị cấm nhưng không được dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh mình đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó. Theo lý giải của Sở GD-ĐT Hà Nội, việc này nhằm bảo đảm quyền lợi học sinh, tránh việc lợi dụng, thiếu khách quan của giáo viên khi đồng thời vừa dạy trên lớp vừa dạy thêm học sinh của mình.
Tuy nhiên, quy định này cũng dẫn đến nhiều thắc mắc từ phía những người dạy. Ông Nguyễn Duy Long, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Đống Đa, băn khoăn quy định như vậy là hiệu trưởng có thể cho phép giáo viên của mình dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh chính khóa nếu người ta xin. Vậy thì trong trường hợp nào hiệu trưởng sẽ cho, trường hợp nào không? Nếu cả lớp học thêm toàn là học sinh của mình thì có được dạy hay chỉ một vài em thì mới được?
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng quy định không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm
theo các lớp học chính khóa nhưng thực tế triển khai không dễ dàng khi
giáo viên vẫn muốn dạy học sinh của mình với giải thích là nắm bắt được
điểm mạnh, điểm yếu của từng em. Bà Nguyễn Thúy Anh, Hiệu trưởng Trường
THPT Yên Hòa - Hà Nội, cho hay vì trường không có điều kiện dạy thêm nên
các học sinh thường lập nhóm rồi mời thầy cô dạy.
Tuy nhiên, theo quy định mới, giáo viên hưởng lương ngân sách Nhà
nước không được đứng ra tổ chức dạy thêm mà chỉ được làm việc này tại
các cơ sở do tổ chức, cá nhân khác đứng ra xin cấp phép hoạt động thì
rất khó cho các thầy cô.
Trường THPT Yên Hòa có hàng chục giáo viên hưởng
mức lương chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng, nếu không dạy thêm làm sao họ
sống được?
Bà Nguyễn Thúy Anh (Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa)
|
Bài và ảnh: YẾN ANH
Theo NLĐ
0 nhận xét