Muốn khu vực doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành phải được thực hiện đúng lộ trình và như vậy phải chấp nhận thiệt hại kinh tế
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một
trong những đơn vị đầu tiên thực hiện thoái vốn. Tổng vốn đầu tư ra
ngoài ngành của EVN là hơn 4.000 tỉ đồng. Sau khi chuyển nguyên trạng
vốn của Công ty Viễn thông Điện lực sang Tập đoàn Viễn thông Quân đội
(hơn 2.000 tỉ đồng), số vốn phải xử lý còn lại là hơn 2.000 tỉ đồng.
Kẻ báo lãi, người than lỗ
Trái ngược với EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đứng đầu danh sách đầu tư dàn trải ngoài ngành hơn 5.400 tỉ đồng nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi thoái vốn. Tại một cuộc họp báo thường kỳ gần đây, PVN chỉ thông báo ngắn gọn “nếu thời cơ tốt đến sớm hơn sẽ thoái vốn sớm hơn, nhưng nếu vội vàng dễ bị thiệt hại vốn Nhà nước”.
Vẫn muốn xin ngoại lệ
Yêu cầu của Chính phủ là từ nay đến năm 2015, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải hoàn thành việc thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của Nhà nước. Bản thân mỗi DNNN phải tự xây dựng và trình đề án tái cơ cấu của mình, trong đó có phương án và lộ trình thoái vốn.
Đáng lưu ý là tình trạng kinh tế toàn cầu suy giảm rất có thể là nguyên nhân làm chậm tiến độ này. Bởi thị trường chứng khoán, tài chính và cả nền kinh tế khó khăn, giá trị tài sản “bốc hơi” cùng với sức cầu kém khiến doanh nghiệp bán vốn khó “bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của Nhà nước”. Vì thế, tại một số đơn vị đã xuất hiện các luận điểm thoái vốn thận trọng, chờ được giá mới bán để không mất vốn Nhà nước. Ngược lại, cũng có doanh nghiệp lại cho rằng đầu tư ngoài ngành đang có lãi thì không nên thoái vốn. Cũng vì băn khoăn này nên mặc dù Chính phủ ra hạn thoái hết vốn trước ngày 31-12-2015 và không có ngoại lệ nhưng PVN lại vin vào nhiều lý do để xin không thoái hết 100% vốn ở 2 doanh nghiệp là Công ty Bảo hiểm dầu khí (PVI) và Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC). PVN đề xuất chỉ bán 18% vốn tại PVI và 20% vốn tại PVFC. Nếu cần thoái vốn mạnh hơn, PVN đề nghị chỉ bán 50% vốn ở 2 doanh nghiệp này, không nên bán hết 100%.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, cần thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ là không có ngoại lệ và buộc phải thực hiện bán vốn trước ngày 31-12-2015. Tuy có doanh nghiệp đang có lãi từ kinh doanh tài chính, bảo hiểm nhưng đây là lĩnh vực rủi ro lớn, đòi hỏi kỹ năng quản trị cao nên vài năm nữa có thể lỗ, ảnh hưởng không chỉ đến bản thân doanh nghiệp đó mà có nguy cơ rủi ro cho cả hệ thống.
Vì sức khỏe của cả nền kinh tế
Theo TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội), việc thoái vốn không chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan mà còn do thị trường quyết định; không thể bảo đảm cả 2 mục tiêu thoái vốn đầu tư ngoài ngành và vẫn bảo toàn được vốn Nhà nước. Vấn đề là phải giám sát sao cho việc bán vốn có hiệu quả cao nhất tại thời điểm đó, không xảy ra thất thoát, tham nhũng. Theo TS Thành, tái cơ cấu DNNN là “trái tim” của tái cơ cấu nền kinh tế, nó quyết định sức khỏe của cả nền kinh tế. Muốn khu vực DNNN hoạt động hiệu quả, cần phải đẩy nhanh thoái vốn và quá trình này buộc phải chấp nhận thiệt hại kinh tế.
TÔ HÀ
Kẻ báo lãi, người than lỗ
Trong quyết định mới nhất phê duyệt đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn
2012-2015, Thủ tướng yêu cầu đến năm 2015, EVN phải thoái hết vốn tại
Công ty Chứng khoán An Bình, Ngân hàng An Bình, Bảo hiểm Toàn Cầu, Bất
động sản (BĐS) Sài Gòn Vina, BĐS Điện lực Miền Trung, Đầu tư Xây dựng
điện lực Việt Nam.
Theo đánh giá của EVN, việc thoái vốn của tập đoàn diễn ra khá thuận lợi.
Trong ảnh: Công nhân Tổng Công ty Điện lực TPHCM thi công trạm biến áp trên đường Nguyễn Du, quận 1 - TPHCM
Ảnh: HỒNG THÚY
Theo đánh giá của EVN, việc thoái vốn của tập đoàn hiện nay diễn ra
khá thuận lợi, có thể có lãi. Trong lĩnh vực ngân hàng, EVN còn nắm giữ
khoảng 575 tỉ đồng ở Ngân hàng An Bình (ANBINH BANK), tương đương 25%
vốn điều lệ và đã có kế hoạch bán 6% vốn, tương đương 300 tỉ đồng. So
với giá thị trường OTC 7.000 - 7.200 đồng/cổ phiếu thì EVN lỗ khoảng
3.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, EVN đã tìm được đối tác đồng ý mua bằng
mệnh giá gốc 10.000 đồng/cổ phiếu nên cơ bản vẫn có lãi ở phần cổ tức đã
chia trước đây. Trong lĩnh vực bảo hiểm, EVN cũng tìm được đối tác nước
ngoài đồng ý mua cổ phần với giá gấp 4 lần mệnh giá gốc, chỉ còn vướng ở
việc đối tác nước ngoài này đang bị giới hạn “room” cổ phần nắm giữ tại
một doanh nghiệp. Ngay cả lĩnh vực BĐS, EVN cũng đã bán xong cổ phiếu
cho nhà đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực duy nhất thoái vốn cầm chắc lỗ là
chứng khoán song số tiền đầu tư lại nhỏ nhất (EVN chỉ đầu tư vào Công ty
Chứng khoán An Bình khoảng 100 tỉ đồng) nên có thể chờ thị trường tốt
lên mới thoái vốn mà không ảnh hưởng đến tiến độ chung.Trong ảnh: Công nhân Tổng Công ty Điện lực TPHCM thi công trạm biến áp trên đường Nguyễn Du, quận 1 - TPHCM
Ảnh: HỒNG THÚY
Trái ngược với EVN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đứng đầu danh sách đầu tư dàn trải ngoài ngành hơn 5.400 tỉ đồng nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi thoái vốn. Tại một cuộc họp báo thường kỳ gần đây, PVN chỉ thông báo ngắn gọn “nếu thời cơ tốt đến sớm hơn sẽ thoái vốn sớm hơn, nhưng nếu vội vàng dễ bị thiệt hại vốn Nhà nước”.
Vẫn muốn xin ngoại lệ
Yêu cầu của Chính phủ là từ nay đến năm 2015, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải hoàn thành việc thoái vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của Nhà nước. Bản thân mỗi DNNN phải tự xây dựng và trình đề án tái cơ cấu của mình, trong đó có phương án và lộ trình thoái vốn.
Đáng lưu ý là tình trạng kinh tế toàn cầu suy giảm rất có thể là nguyên nhân làm chậm tiến độ này. Bởi thị trường chứng khoán, tài chính và cả nền kinh tế khó khăn, giá trị tài sản “bốc hơi” cùng với sức cầu kém khiến doanh nghiệp bán vốn khó “bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của Nhà nước”. Vì thế, tại một số đơn vị đã xuất hiện các luận điểm thoái vốn thận trọng, chờ được giá mới bán để không mất vốn Nhà nước. Ngược lại, cũng có doanh nghiệp lại cho rằng đầu tư ngoài ngành đang có lãi thì không nên thoái vốn. Cũng vì băn khoăn này nên mặc dù Chính phủ ra hạn thoái hết vốn trước ngày 31-12-2015 và không có ngoại lệ nhưng PVN lại vin vào nhiều lý do để xin không thoái hết 100% vốn ở 2 doanh nghiệp là Công ty Bảo hiểm dầu khí (PVI) và Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC). PVN đề xuất chỉ bán 18% vốn tại PVI và 20% vốn tại PVFC. Nếu cần thoái vốn mạnh hơn, PVN đề nghị chỉ bán 50% vốn ở 2 doanh nghiệp này, không nên bán hết 100%.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, cần thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ là không có ngoại lệ và buộc phải thực hiện bán vốn trước ngày 31-12-2015. Tuy có doanh nghiệp đang có lãi từ kinh doanh tài chính, bảo hiểm nhưng đây là lĩnh vực rủi ro lớn, đòi hỏi kỹ năng quản trị cao nên vài năm nữa có thể lỗ, ảnh hưởng không chỉ đến bản thân doanh nghiệp đó mà có nguy cơ rủi ro cho cả hệ thống.
Vì sức khỏe của cả nền kinh tế
Theo TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội), việc thoái vốn không chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan mà còn do thị trường quyết định; không thể bảo đảm cả 2 mục tiêu thoái vốn đầu tư ngoài ngành và vẫn bảo toàn được vốn Nhà nước. Vấn đề là phải giám sát sao cho việc bán vốn có hiệu quả cao nhất tại thời điểm đó, không xảy ra thất thoát, tham nhũng. Theo TS Thành, tái cơ cấu DNNN là “trái tim” của tái cơ cấu nền kinh tế, nó quyết định sức khỏe của cả nền kinh tế. Muốn khu vực DNNN hoạt động hiệu quả, cần phải đẩy nhanh thoái vốn và quá trình này buộc phải chấp nhận thiệt hại kinh tế.
TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý
kinh tế Trung ương, cho rằng không nên quá băn khoăn khi thoái vốn và
phải thực hiện bằng được lộ trình này. Nếu diễn biến thị trường 2 năm
tới tốt lên, việc thoái vốn sẽ thuận lợi hơn nhưng nếu thị trường vẫn
xấu thì cũng không ngại lỗ. Vì bán vốn theo thị trường tức là bán theo
giá của thời điểm cụ thể đó, nguồn lực này không còn nằm “chết” nữa mà
sẽ được giải phóng để chuyển sang cho một chủ đầu tư tốt hơn, tạo điều
kiện luân chuyển vốn trong xã hội.
Tính đến ngày 31-12-2011, các DNNN đã đầu tư 23.744
tỉ đồng vào các lĩnh vực chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng,
BĐS, tăng 3.056 tỉ đồng (15%) so với năm 2010. Trong đó, đầu tư vào ngân
hàng 11.403 tỉ đồng (tăng 187 tỉ đồng), vào BĐS 9.286 tỉ đồng (tăng
2.840 tỉ đồng).
(Nguồn: Bộ Tài chính)
|
Phải gắn với tái cơ cấu DNNN
Theo TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế: Phải coi thoái vốn ra khỏi
ngành nghề kinh doanh chính để sắp xếp lại đầu tư là mục tiêu hàng đầu*Phóng viên:Ông đánh giá thế nào về nhiều ý kiến lo ngại khó thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành của DNNN do nhiều yếu tố khách quan không thuận lợi? *Theo ông, làm thế nào để giảm thiểu chi phí cho quá trình này? - Các doanh nghiệp phải khẩn trương xây dựng phương án thoái vốn chi tiết, trình cấp có thẩm quyền thẩm định. Bộ Tài chính là đầu mối thực hiện quá trình này nhưng không thể đưa ra hướng dẫn chung áp dụng đồng thời cho tất cả các DNNN vì các khoản đầu tư được rót vào nhiều ngành nghề có đặc thù khác nhau, không thể áp dụng cơ chế chung. Với các trường hợp thoái vốn cụ thể, nếu phát sinh vướng mắc, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền hướng tháo gỡ. Đem đấu giá có thể lỗ lớn hoặc không có người mua nhưng còn nhiều cách bán vốn khác. Đối với doanh nghiệp này, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, BĐS là đầu tư tay trái nhưng đối với các doanh nghiệp thuộc 4 lĩnh vực trên thì lại là ngành nghề kinh doanh chủ chốt. Nên khi vốn bán không được thì không phải là hết cách mà có thể tự mua, tự bán cho nhau giữa các DNNN. Ví dụ, các tập đoàn kêu khó bán vốn ngân hàng thì có thể yêu cầu chuyển giao nguyên trạng cho một trong các ngân hàng thương mại Nhà nước như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hay Ngân hàng Công Thương… Như thế vốn Nhà nước không mất đi. *Thực tế cho thấy sự chuyển đổi vốn Nhà nước từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác có thể thành gánh nặng nếu đó là khoản đầu tư thua lỗ. Ví dụ, câu chuyện đội tàu của Vinashin chuyển sang cho Vinalines khiến tình hình tài chính của Vinalines càng thêm trầm trọng?
- Vấn đề quan trọng là chấm dứt đầu tư dàn trải ra ngoài ngành của
các tập đoàn kinh tế nên trước hết, phải coi thoái vốn ra khỏi ngành
nghề kinh doanh chính để sắp xếp lại đầu tư là mục tiêu hàng đầu. Quá
trình thoái vốn phải gắn với quá trình tái cơ cấu DNNN để sử dụng nguồn
vốn hiệu quả nhất. Không thể cứ băn khoăn lỗ lãi của từng tập đoàn mà
phải thực hiện bằng được để phân bổ lại nguồn lực Nhà nước sao cho hiệu
quả hơn.
PHƯƠNG ANH thực hiện
|
Theo NLĐ
0 nhận xét