Phải phạt nặng chứ không thể đòi hỏi ý thức. Không được hành nghề mới là nỗi lo sợ của nghệ sĩ.
Hội nghị góp ý dự thảo thông tư quy định
chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79 quy định về biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang… được Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức
ngày 27-11 tại Hà Nội đã nóng lên với nhiều ý kiến cho rằng cần phạt
tiền thật nặng cộng thêm các hình phạt bổ sung đối với nghệ sĩ vi phạm
các quy định cấm.
Phạt nhiều tiền, chưa đủ
Để siết lại việc cấp phép biểu diễn vốn quá dễ dàng thời gian gần đây, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề xuất phương án hội đồng nghệ thuật phải duyệt chương trình trước khi cấp phép biểu diễn. Ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng Phòng Quản lý biểu diễn, Sở VH-TT-DL Hà Nội, phản bác với lý do đây là quy định không phù hợp với thực tế và không có tính khả thi, gây khó khăn cũng như áp lực cho đơn vị tổ chức. Ông Trực phân tích đơn vị tổ chức biểu diễn bị phụ thuộc vào địa điểm, ca sĩ, diễn viên, âm thanh, ánh sáng… nên không thể chủ động tổ chức buổi duyệt, nhất là việc duyệt phải thực hiện trước khi công diễn đến hàng tháng. Theo quy định hiện hành, việc cấp giấy phép được cơ quan quản lý xem xét thẩm định về nội dung tác phẩm chứ không nhất thiết phải mời hội đồng nghệ thuật. NSND Mai Tư, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Thanh Hóa, cũng đồng thuận với quan điểm này. Ông Tư đề nghị hồ sơ đủ thì cấp phép chứ không phải duyệt trước khi biểu diễn để tránh phiền hà cho các đơn vị tổ chức.
Theo ông Nguyễn Văn Trực, để tránh tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó”, đơn vị tổ chức phải cung cấp hợp đồng biểu diễn nghệ thuật giữa đơn vị và nghệ sĩ tham gia trong chương trình mới được cấp phép. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc và nhất thiết phải đưa vào văn bản pháp quy nhằm tránh trường hợp sau khi được cấp giấy phép, đơn vị tổ chức sử dụng nghệ sĩ trùng tên để quảng cáo mạo danh nghệ sĩ có tên tuổi, lừa khán giả mua vé xem chương trình.
Trước tình trạng nhiều đơn vị lợi dụng giấy phép do các sở VH-TT-DL địa phương cấp cũng như không phải thẩm định chương trình nên đã tự ý biểu diễn không xin giấy phép tiếp nhận, biểu diễn và quảng cáo không giấy phép, không đúng nội dung ghi trong giấy phép, quảng cáo sai sự thật…, đại diện các sở VH-TT-DL cũng kiến nghị khi đơn vị, tổ chức biểu diễn đến biểu diễn tại địa phương khác nhất thiết phải được sự đồng ý bằng văn bản của sở VH-TT-DL nơi đơn vị đến biểu diễn. Trong trường hợp này, theo ông Nguyễn Văn Trực, sở VH-TT-DL các địa phương sẽ xem xét và đồng ý đối với các chương trình có nội dung phù hợp. Trường hợp chương trình có nội dung không phù hợp với điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế hiện tại của địa phương, sở sẽ có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
Phạt nhiều tiền, chưa đủ
NSƯT Lê Chức bức xúc về tình trạng lạm dụng, danh xưng nghệ sĩ.
Không phải ai bước lên sân khấu cũng là nghệ sĩ, trong khi đó, những
ngôi sao tự phong kiểu siêu sao, hạng nhất, “diva”… đang lũng đoạn hoạt
động biểu diễn. NSƯT Lê Chức cho biết, nghệ sĩ trước hết phải là công
dân, phải tuân thủ pháp luật chứ không phải làm những gì mình thích để
rồi gây bức xúc, phản ứng trong dư luận. “Phạt vài ba triệu là quá nhẹ
nhưng dù có tăng mức phạt lên nhiều lần cũng không vừa, vì cái không thể
phạt được là tội làm hoen ố hình ảnh giới nghệ sĩ” - NSƯT Lê Chức bức
xúc. Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Vương Duy
Biên cho hay bộ sẽ hoàn thiện những quy định về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực văn hóa. “Mức xử phạt hành chính đối với nghệ sĩ vi phạm có
thể tăng lên 50 triệu đồng, 100 triệu đồng kèm theo các hình phạt bổ
sung như cấm diễn, không được xuất hiện trên báo chí, truyền hình trong
thời gian nhất định” - ông Biên nhấn mạnh.
Một tiết mục trình diễn của ca sĩ Khánh Phương. Ảnh: THÙY TRANG
Quan điểm này của ông Biên đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nghệ sĩ
cũng như các công ty biểu diễn. Bà Thúy Nga, Giám đốc Công ty Elite
Việt Nam, khi được hỏi đã nói, phạt tiền không giải quyết được vấn đề.
“Có thể bị phạt 50 triệu đồng nhưng nhờ xì-căng-đan đó mà người ta dễ
dàng kiếm được 100 triệu đồng hay nhiều hơn để gỡ lại không phải là điều
quá khó khăn. Tôi cho rằng không được hành nghề mới là nỗi lo sợ của
nghệ sĩ. Phải phạt nặng chứ không thể đòi hỏi ý thức của người ta tốt
ngay lập tức” - bà Thúy Nga nhấn mạnh.
Có hợp đồng với nghệ sĩ mới được cấp phépĐể siết lại việc cấp phép biểu diễn vốn quá dễ dàng thời gian gần đây, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề xuất phương án hội đồng nghệ thuật phải duyệt chương trình trước khi cấp phép biểu diễn. Ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng Phòng Quản lý biểu diễn, Sở VH-TT-DL Hà Nội, phản bác với lý do đây là quy định không phù hợp với thực tế và không có tính khả thi, gây khó khăn cũng như áp lực cho đơn vị tổ chức. Ông Trực phân tích đơn vị tổ chức biểu diễn bị phụ thuộc vào địa điểm, ca sĩ, diễn viên, âm thanh, ánh sáng… nên không thể chủ động tổ chức buổi duyệt, nhất là việc duyệt phải thực hiện trước khi công diễn đến hàng tháng. Theo quy định hiện hành, việc cấp giấy phép được cơ quan quản lý xem xét thẩm định về nội dung tác phẩm chứ không nhất thiết phải mời hội đồng nghệ thuật. NSND Mai Tư, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Thanh Hóa, cũng đồng thuận với quan điểm này. Ông Tư đề nghị hồ sơ đủ thì cấp phép chứ không phải duyệt trước khi biểu diễn để tránh phiền hà cho các đơn vị tổ chức.
Theo ông Nguyễn Văn Trực, để tránh tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó”, đơn vị tổ chức phải cung cấp hợp đồng biểu diễn nghệ thuật giữa đơn vị và nghệ sĩ tham gia trong chương trình mới được cấp phép. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc và nhất thiết phải đưa vào văn bản pháp quy nhằm tránh trường hợp sau khi được cấp giấy phép, đơn vị tổ chức sử dụng nghệ sĩ trùng tên để quảng cáo mạo danh nghệ sĩ có tên tuổi, lừa khán giả mua vé xem chương trình.
Trước tình trạng nhiều đơn vị lợi dụng giấy phép do các sở VH-TT-DL địa phương cấp cũng như không phải thẩm định chương trình nên đã tự ý biểu diễn không xin giấy phép tiếp nhận, biểu diễn và quảng cáo không giấy phép, không đúng nội dung ghi trong giấy phép, quảng cáo sai sự thật…, đại diện các sở VH-TT-DL cũng kiến nghị khi đơn vị, tổ chức biểu diễn đến biểu diễn tại địa phương khác nhất thiết phải được sự đồng ý bằng văn bản của sở VH-TT-DL nơi đơn vị đến biểu diễn. Trong trường hợp này, theo ông Nguyễn Văn Trực, sở VH-TT-DL các địa phương sẽ xem xét và đồng ý đối với các chương trình có nội dung phù hợp. Trường hợp chương trình có nội dung không phù hợp với điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế hiện tại của địa phương, sở sẽ có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
Đề nghị báo chí không đăng hình
Bên cạnh việc phạt nặng đối với nghệ sĩ vi phạm, ông
Vương Duy Biên cũng đề nghị “báo chí không nên đưa ảnh nghệ sĩ vi phạm
lên mặt báo vì cứ đăng hình ảnh của họ thì mục đích tuy là phê phán
nhưng thực tế vẫn là quảng cáo cho người ta”... Dẫn chứng hình ảnh phản
cảm trong bộ váy ren trong suốt lộ hết nội y của người mẫu Hồng Quế tại
lễ khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần 2, tối 25-11, ông Phan
Đình Tân, người phát ngôn của Bộ VH-TT-DL, cũng cho rằng báo chí không
nên đăng ảnh nghệ sĩ trong những trang phục phản cảm. Đó cũng là cách để
triệt tiêu ý muốn tạo xì-căng-đan của số ít nghệ sĩ.
|
HOÀNG LAN ANH
Theo NLĐ
0 nhận xét