Ngay cả một số chuyên gia Trung Quốc cũng cảm thấy khó hiểu trước động thái in bản đồ “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu mới của chính quyền Bắc Kinh.
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan hôm 27-11
cảnh báo rằng các cuộc tranh chấp ở biển Đông có nguy cơ trở thành “một
Palestine của châu Á”, đe dọa biến thành một cuộc xung đột bạo lực, gây
ra chia rẽ sâu sắc giữa các nước và khiến cả khu vực bất ổn.
Trung Quốc chọc giận các quốc gia khác
Phát biểu với báo Financial Times (Anh), ông Pitsuwan cho rằng châu Á đang bước vào thời kỳ có nhiều tranh cãi nhất trong những năm gần đây khi Trung Quốc gia tăng các động thái nhằm đòi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông. Hành động này đã vấp phải sự chỉ trích của một số nước Đông Nam Á cũng như gây lo ngại trong cộng đồng quốc tế. Vì thế, ông Pitsuwan nhận định: “Chúng ta phải nhớ rằng biển Đông có thể trở thành một Palestine khác nếu các nước không nỗ lực hơn để tháo bỏ ngòi nổ, thay vì làm căng thẳng leo thang”.
Nhà ngoại giao Thái Lan này cho rằng tình hình xấu đi ở biển Đông hiện nay xuất phát từ việc Trung Quốc quyết liệt hơn với những tuyên bố chủ quyền trong giai đoạn chuyển giao quyền lực. Ông Pitsuwan khẳng định hy vọng lớn nhất để tránh xung đột là ASEAN và Trung Quốc nhất trí được về một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc nhằm ngăn các nước không tìm cách chiếm các đảo, mỏ dầu hoặc ngư trường để củng cố những tuyên bố chủ quyền của mình.
Ngay cả một số chuyên gia Trung Quốc cũng cảm thấy khó hiểu trước động thái trên của chính quyền Bắc Kinh. Ông Ngưu Kim, giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói với báo Christian Science Monitor (Mỹ): “Tôi không hiểu tại sao họ lại quyết định làm chuyện này. Tấm hộ chiếu này chẳng giải quyết được tranh chấp nào với các nước láng giềng và vì vậy, cũng dễ hiểu khi các nước này phản ứng”.
Trung Quốc chọc giận các quốc gia khác
Phát biểu với báo Financial Times (Anh), ông Pitsuwan cho rằng châu Á đang bước vào thời kỳ có nhiều tranh cãi nhất trong những năm gần đây khi Trung Quốc gia tăng các động thái nhằm đòi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông. Hành động này đã vấp phải sự chỉ trích của một số nước Đông Nam Á cũng như gây lo ngại trong cộng đồng quốc tế. Vì thế, ông Pitsuwan nhận định: “Chúng ta phải nhớ rằng biển Đông có thể trở thành một Palestine khác nếu các nước không nỗ lực hơn để tháo bỏ ngòi nổ, thay vì làm căng thẳng leo thang”.
Nhà ngoại giao Thái Lan này cho rằng tình hình xấu đi ở biển Đông hiện nay xuất phát từ việc Trung Quốc quyết liệt hơn với những tuyên bố chủ quyền trong giai đoạn chuyển giao quyền lực. Ông Pitsuwan khẳng định hy vọng lớn nhất để tránh xung đột là ASEAN và Trung Quốc nhất trí được về một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc nhằm ngăn các nước không tìm cách chiếm các đảo, mỏ dầu hoặc ngư trường để củng cố những tuyên bố chủ quyền của mình.
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan lo ngại về nguy cơ bùng phát
xung đột bạo lực ở biển Đông. Ảnh: THE NATION
Tuy nhiên, hy vọng đạt được một bộ quy tắc như thế là không nhiều
trong bối cảnh Trung Quốc vẫn ngang nhiên có những hành động khiêu khích
mà mới đây nhất là cho lưu hành hộ chiếu có in bản đồ “đường lưỡi bò”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland hôm 27-11 cho biết
Washington sẽ nêu những quan ngại về loại hộ chiếu bị chỉ trích này với
Bắc Kinh.
Bà Nuland cho biết: “Chúng tôi có những quan ngại về tấm bản đồ
đang gây căng thẳng giữa các nước ở biển Đông. Chúng tôi dự định nêu vấn
đề này với phía Trung Quốc, bởi vì động thái này thực chất không có lợi
cho môi trường hiện nay”. Bà nhận định rằng hành động của Trung Quốc
“không khôn ngoan về mặt chính trị” vì đã “chọc giận những quốc gia
khác”.
“Nụ cười nhạt dần”Ngay cả một số chuyên gia Trung Quốc cũng cảm thấy khó hiểu trước động thái trên của chính quyền Bắc Kinh. Ông Ngưu Kim, giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói với báo Christian Science Monitor (Mỹ): “Tôi không hiểu tại sao họ lại quyết định làm chuyện này. Tấm hộ chiếu này chẳng giải quyết được tranh chấp nào với các nước láng giềng và vì vậy, cũng dễ hiểu khi các nước này phản ứng”.
Chuyện về tấm hộ chiếu nói trên chỉ là một trong số ngày càng nhiều
hành động đơn phương mà Trung Quốc thực hiện nhằm phục vụ mưu đồ độc
chiếm biển Đông khiến không ít chuyên gia đặt dấu hỏi về vai trò của
Trung Quốc ở Đông Nam Á. Tại các hội nghị cấp cao ASEAN mới đây ở
Campuchia, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có những tuyên bố chủ
quyền cứng rắn ở biển Đông, đồng thời bác bỏ việc quốc tế hóa vấn đề
này.
Ông Ernest Bower, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên
cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, nhận định rằng những lời lẽ
nói trên của Thủ tướng Ôn Gia Bảo là “tiêu cực và nguy hiểm”. Ông lý
giải: “Quan điểm đó không vững chắc và sự không vững chắc đó kéo theo
bất ổn, đe dọa sự tăng trưởng kinh tế của khu vực”.
Theo hãng tin AP, thực tế là ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực này
bắt đầu suy giảm từ năm 2010, thời điểm nước này bắt đầu có những yêu
sách chủ quyền quyết liệt hơn ở biển Đông. Aaron Friedberg, giáo sư
chính trị và quan hệ quốc tế tại Trường Đại học Princeton (Mỹ), nhận
xét: “Sức hút về kinh tế của Trung Quốc (đối với ASEAN) vẫn còn nhưng nụ
cười đã nhạt dần”.
HOÀNG PHƯƠNG
Theo NLĐ
0 nhận xét