“Nếu tôi ở tù, một mình cô ấy làm sao chăm sóc nổi hai đứa nhỏ?”, người chồng - bị cáo rưng rưng nói; người vợ - bị hại cũng nhòe nhoẹt nước mắt nhìn chồng con.
TAND quận 8 - TPHCM đưa vụ án “Giao cấu
với trẻ em” ra xét xử. Rất đông người dân là hàng xóm của bị cáo Lê Đức
Thiên Tân (21 tuổi, ngụ quận 8) cũng có mặt để an ủi. “Nhớ trình bày
hoàn cảnh của mình nha con, xin tòa cho được hưởng án treo để còn về
nuôi hai đứa nhỏ” - bà Tám (sống gần nhà Tân) nói.
Làm mẹ ở tuổi 15
Cha mất từ nhỏ, mẹ bỏ đi, Nguyễn Thị Thanh Huyền (SN 1994) dọn về sống chung với ông bà ngoại. Ngoại nghèo, không có tiền nuôi cháu ăn học, Huyền theo học lớp bổ túc ban đêm, đến hết lớp 4 thì nghỉ. Cuối năm 2009, Huyền gặp Tân ở một xóm chợ trên bến Bình Đông, quận 8.
Vài lần đến nhà ngoại Huyền chơi, thấy thương hoàn cảnh cô gái, Tân dẫn Huyền về xin cha mẹ cho ở cùng. Trong ngày giỗ cha Huyền, mẹ Tân làm mâm cơm ra mắt hai bên gia đình, nhận Huyền làm con dâu. Hằng ngày, Huyền phụ mẹ Tân dọn dẹp nhà cửa, cùng Tân gánh cá ra chợ phụ giúp mẹ. 15 tuổi, Huyền sinh con đầu lòng. 18 tuổi, Huyền có hai con.
Vợ chồng trẻ con phải gánh thêm trách nhiệm làm cha mẹ khiến họ khó tránh khỏi xung đột. Trong một lần nóng giận, Tân tát Huyền, rượt chạy khắp xóm. Cảnh sát khu vực mời lên làm việc, phát hiện Huyền chưa đủ tuổi nên lập hồ sơ xử lý. Ngày 30-7-2012, Tân bị khởi tố về tội “Giao cấu với trẻ em” nhưng được tại ngoại để chăm sóc vợ con.
“Thấy Huyền không cha, không mẹ, sống khổ nên bị cáo thương quá. Cứ nghĩ yêu thương Huyền thật tình thì chung sống với nhau. Khi bị công an mời lên làm việc, bị cáo mới biết hành vi đó là vi phạm pháp luật” - Tân nói. Nước mắt ngắn dài, với tư cách người bị hại, Huyền cũng nghẹn ngào cầu xin: “Xin tòa cho anh ấy được án treo để nuôi vợ con. Ảnh mà đi tù, hai đứa nhỏ biết làm sao? Tôi và ảnh thương nhau thiệt tình, không có ai ép buộc tôi cả...”.
Nhưng rồi cuối cùng, sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ, HĐXX đã tuyên phạt Tân 3 năm 6 tháng tù.
Nỗi lòng mẹ chồng
Chúng tôi tìm đến nơi ở của gia đình Tân. Đó là một căn nhà trọ khoảng 20 m2 thuộc xóm lao động nghèo nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên bến Bình Đông, quận 8. Từ ngày TAND quận 8 xử xong, Tân lo lắng, buồn rầu chỉ loanh quanh ở nhà, không còn phụ cha chở hàng ra chợ. “Kháng cáo, không biết họ có cho được hưởng án treo hay không? Em mà đi tù, cha mẹ em bận rộn buôn bán kiếm tiền trang trải qua ngày, một mình cô ấy làm sao chăm sóc nổi hai đứa nhỏ?” - Tân vừa nói vừa dỗ con gái nhỏ. Cạnh bên, Huyền bó gối, nước mắt nhòe nhoẹt hết nhìn chồng đến nhìn con.
Vừa lúc đó, mẹ Tân bươn bả tay xách bịch gạo, tay mang túi cá về nhà lo cho cả gia đình bữa cơm trưa. Bà thở dài mệt mỏi: “Hôm nay, nhà hết tiền phải đi mua chịu gạo, còn cá thì bạn hàng cho. Mấy bữa nay tâm trạng rối bời, không thể ra chợ buôn bán, thấy mấy đứa nhỏ ủ dột mà xót xa quá”.
Từ ngày Huyền về làm dâu, mẹ Tân tận tình chỉ dạy từ cách nấu ăn đến dẫn ra chợ tập cho con dâu bán rau, bán cá. Ba năm chung sống với gia đình chồng, Huyền cũng quen dần công việc buôn bán ở chợ, kiếm đồng ra đồng vào phụ chồng nuôi con. “Mới đầu con nhỏ còn vụng về lắm, từ nấu nồi cơm đến lặt cọng rau, làm con cá tôi đều chỉ dạy từng ly từng tí. Ra chợ buôn bán tôi cũng phải uốn nắn vì cháu chưa được khôn khéo như người ta” - bà Nga kể.
Ngày trước, gia đình bà cũng có nhà cửa nhưng mẹ chồng lâm bệnh nên phải bán nhà để lo thuốc thang, viện phí, cả gia đình đành đi ở trọ. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng thương con và cũng thương cả hoàn cảnh côi cút của Huyền, vợ chồng bà chấp nhận cho cả hai sống chung để chăm sóc, bảo ban nhau. Không ngờ vì vậy mà vô tình đẩy con trai vào vòng lao lý.
Tiễn chúng tôi ra cửa, bà Nga thở dài nói: “Tôi hối hận lắm. Phải chi hồi đó tôi ngăn cản, khuyên bảo các con chờ đợi vài năm nữa cho đủ tuổi kết hôn...”. n
Làm mẹ ở tuổi 15
Cha mất từ nhỏ, mẹ bỏ đi, Nguyễn Thị Thanh Huyền (SN 1994) dọn về sống chung với ông bà ngoại. Ngoại nghèo, không có tiền nuôi cháu ăn học, Huyền theo học lớp bổ túc ban đêm, đến hết lớp 4 thì nghỉ. Cuối năm 2009, Huyền gặp Tân ở một xóm chợ trên bến Bình Đông, quận 8.
Vài lần đến nhà ngoại Huyền chơi, thấy thương hoàn cảnh cô gái, Tân dẫn Huyền về xin cha mẹ cho ở cùng. Trong ngày giỗ cha Huyền, mẹ Tân làm mâm cơm ra mắt hai bên gia đình, nhận Huyền làm con dâu. Hằng ngày, Huyền phụ mẹ Tân dọn dẹp nhà cửa, cùng Tân gánh cá ra chợ phụ giúp mẹ. 15 tuổi, Huyền sinh con đầu lòng. 18 tuổi, Huyền có hai con.
Vợ chồng trẻ con phải gánh thêm trách nhiệm làm cha mẹ khiến họ khó tránh khỏi xung đột. Trong một lần nóng giận, Tân tát Huyền, rượt chạy khắp xóm. Cảnh sát khu vực mời lên làm việc, phát hiện Huyền chưa đủ tuổi nên lập hồ sơ xử lý. Ngày 30-7-2012, Tân bị khởi tố về tội “Giao cấu với trẻ em” nhưng được tại ngoại để chăm sóc vợ con.
“Vợ chồng” Tân - Huyền cùng hai con nhỏ
Trước vành móng ngựa, Tân run rẩy trả lời câu hỏi của HĐXX; phía bên
ngoài, con gái lớn mới 3 tuổi ló đầu vào gọi: “Ba, ba!”, con gái nhỏ vừa
tròn 2 tháng tuổi khóc thét vì nóng và khát sữa. Sợ bị rầy, mẹ Tân vội
vã đưa hai cháu nội ra xa, lấy bình pha sữa…“Thấy Huyền không cha, không mẹ, sống khổ nên bị cáo thương quá. Cứ nghĩ yêu thương Huyền thật tình thì chung sống với nhau. Khi bị công an mời lên làm việc, bị cáo mới biết hành vi đó là vi phạm pháp luật” - Tân nói. Nước mắt ngắn dài, với tư cách người bị hại, Huyền cũng nghẹn ngào cầu xin: “Xin tòa cho anh ấy được án treo để nuôi vợ con. Ảnh mà đi tù, hai đứa nhỏ biết làm sao? Tôi và ảnh thương nhau thiệt tình, không có ai ép buộc tôi cả...”.
Nhưng rồi cuối cùng, sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ, HĐXX đã tuyên phạt Tân 3 năm 6 tháng tù.
Nỗi lòng mẹ chồng
Chúng tôi tìm đến nơi ở của gia đình Tân. Đó là một căn nhà trọ khoảng 20 m2 thuộc xóm lao động nghèo nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên bến Bình Đông, quận 8. Từ ngày TAND quận 8 xử xong, Tân lo lắng, buồn rầu chỉ loanh quanh ở nhà, không còn phụ cha chở hàng ra chợ. “Kháng cáo, không biết họ có cho được hưởng án treo hay không? Em mà đi tù, cha mẹ em bận rộn buôn bán kiếm tiền trang trải qua ngày, một mình cô ấy làm sao chăm sóc nổi hai đứa nhỏ?” - Tân vừa nói vừa dỗ con gái nhỏ. Cạnh bên, Huyền bó gối, nước mắt nhòe nhoẹt hết nhìn chồng đến nhìn con.
Vừa lúc đó, mẹ Tân bươn bả tay xách bịch gạo, tay mang túi cá về nhà lo cho cả gia đình bữa cơm trưa. Bà thở dài mệt mỏi: “Hôm nay, nhà hết tiền phải đi mua chịu gạo, còn cá thì bạn hàng cho. Mấy bữa nay tâm trạng rối bời, không thể ra chợ buôn bán, thấy mấy đứa nhỏ ủ dột mà xót xa quá”.
Từ ngày Huyền về làm dâu, mẹ Tân tận tình chỉ dạy từ cách nấu ăn đến dẫn ra chợ tập cho con dâu bán rau, bán cá. Ba năm chung sống với gia đình chồng, Huyền cũng quen dần công việc buôn bán ở chợ, kiếm đồng ra đồng vào phụ chồng nuôi con. “Mới đầu con nhỏ còn vụng về lắm, từ nấu nồi cơm đến lặt cọng rau, làm con cá tôi đều chỉ dạy từng ly từng tí. Ra chợ buôn bán tôi cũng phải uốn nắn vì cháu chưa được khôn khéo như người ta” - bà Nga kể.
Ngày trước, gia đình bà cũng có nhà cửa nhưng mẹ chồng lâm bệnh nên phải bán nhà để lo thuốc thang, viện phí, cả gia đình đành đi ở trọ. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng thương con và cũng thương cả hoàn cảnh côi cút của Huyền, vợ chồng bà chấp nhận cho cả hai sống chung để chăm sóc, bảo ban nhau. Không ngờ vì vậy mà vô tình đẩy con trai vào vòng lao lý.
Tiễn chúng tôi ra cửa, bà Nga thở dài nói: “Tôi hối hận lắm. Phải chi hồi đó tôi ngăn cản, khuyên bảo các con chờ đợi vài năm nữa cho đủ tuổi kết hôn...”. n
Tội giao cấu với trẻ em
1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây
thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với
nhiều người; c) Có tính chất loạn luân; d) Làm nạn nhân có thai; đ) Gây
tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây
thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn
nhân mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên; b) Biết mình bị nhiễm HIV mà
vẫn phạm tội.
(Điều 115, Bộ Luật Hình sự)
|
Bài và ảnh: PHẠM DŨNG
Theo NLĐ
0 nhận xét