Việc tăng giá điện thêm 5% là hoàn toàn nằm trong quy định cho phép, đi đúng chủ trương của Chính phủ. Cùng với đó, đây cũng là một bước tiến quan trọng, giúp ngành điện dần khắc phục được khó khăn, đẩy lùi tình trạng thiếu điện và đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn. Quyết định tăng giá điện thêm 5% lên mức bình quân 1.304 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), chính thức có hiệu lực. Để giúp người tiêu dùng có cái nhìn khách quan hơn về động thái này của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), PV VnMedia đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Kiến Thành – Chuyên gia kinh tế cao cấp, về vấn đề này. - PV: Thưa ông, việc tăng giá điện thêm 5% vừa qua của EVN có phải là một cú sốc và bất ngờ đối với người tiêu dùng? Ông Bùi Kiến Thành: Việc tăng giá điện thêm 5% của EVN là hoàn toàn đúng quy định và nằm trong khuôn khổ cho phép của Chính phủ, đặc biệt nó đã được thông báo hàng năm nay rồi. Tôi cho rằng, đây là việc áp dụng hợp lý vì EVN có trách nhiệm phải đảm bảo lưu lượng điện cung cấp ra thị trường, nhưng song hành với việc này thì Tập đoàn cũng phải cân đối sao để có chi phí trang trải hoạt động kinh doanh. Có thể nói rằng, cho đến nay mặc dù giá điện đã tăng thêm 5%, nhưng nó vẫn dưới cái giá thành
- Vậy việc tăng giá điện của EVN trong ngày 20/12 vừa qua là hoàn toàn hợp lý, thưa ông? Chúng ta phải biết rằng, không chỉ EVN mà tất cả các nhà đầu tư nước ngoài khi phát triển ngành điện thì điều đầu tiên là phải có cái giá hợp lý. Hiện nay giá điện của Việt Nam quá thấp, không đủ để cân đối và vận hành nên các nhà đầu tư đã không tham gia. Trong khi đó, ngành điện vẫn phải thực hiện mục đích đảm bảo lưu lượng cần thiết cho nền kinh tế phát triển, nếu nền kinh tế dự báo là cần phải có tăng trưởng điện 15% mỗi năm thì ngành buộc phải đáp ứng như cầu của nền kinh tế phát triển. Theo chủ trương thì điện đã được vận hành theo cơ chế thị trường, nên mọi người tiêu dùng phải chấp nhận để làm sao giúp ngành điện phát triển được. Bởi vì nếu ngành điện không phát triển được thì người dân sẽ bị cắt điện triền miên. Và đến năm 2020 – 2030 thì Việt Nam không thể phát triển vì không sản xuất ra điện. Bởi vậy, để nền kinh tế phát triển được, thì ngành điện không thể nào bán lỗ. Chúng ta phải nhìn vào thực tế là giá điện phải có đủ chi phí sản xuất và chi phí vận hành, giúp ngành điện phần nào có lãi, tái đầu tư và phát triển. Do đó, việc EVN tăng giá điện là bình thường, đừng cho đó như một chuyện khác thường. Đáng ra chuyện này cần phải làm cách đấy 5 – 7 năm nay rồi, có thể mới giúp chúng ta có một giá điện hợp lý. - Thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao về chuyện EVN lỗ một khoản tiền khá lớn, nhưng lại chi trả lương quá cao. Khiến việc tăng giá điện không thuyết phục được người dân? Chúng ta phải hiểu rằng, việc EVN trả tiền lương cao là một chuyện hoàn toàn khác so với động thái tăng giá điện, nó thực sự không liên quan đến nhau. EVN lỗ là điều rõ ràng rồi và nó không phải chuyện gì mới, nguyên nhân do nhiều năm nay EVN phải bán giá điện quá thấp. Còn vấn đề ngành điện trả lương cao cho bộ phận nhân viên thuộc lĩnh vực nào đó, thì chúng ta phải đem ra xét, Nhà nước cần vào để can thiệp. - Ông có cho rằng tăng giá điện thêm 5% là một hành động an toàn và khôn khéo của EVN ? Theo tôi, nếu ngành điện được phát triển đúng quy luật, thì giá điện sẽ phải tăng nhiều hơn nữa mới phù hợp với giá thị trường. Tuy nhiên, EVN chỉ tăng 5% là dựa vào quy định của Chính phủ cho phép, bởi vì nếu ngành điện tăng một lúc quá cao thì nền kinh tế không chịu nổi. Do đó, Nhà nước mới đưa ra quy định phải làm thế từ từ, với tiến độ phù hợp. Phải nói rằng, hiện nay vấn đề điện có thể làm ngưng trệ sự phát triển của đất nước Việt Nam, không có điện chúng ta không thể phát triển được, còn cắt điện triền miên thì doanh nghiệp không hoạt động được. - Điều này có nghĩa tăng giá điện 5% này là quá ít, thưa ông? Tôi cho rằng chưa có phù hợp, chưa đủ để giải quyết được thực chất của giá điện. - Xin cảm ơn ông! Minh Hường |
Theo VnMedia
0 nhận xét