Đối với thế giới bên ngoài, Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il là một chính khách đầy bí ẩn nhưng đối với người dân Triều Tiên ông lại là một nhà lãnh đạo được yêu mến và kính trọng.
Nhà lãnh đạo được yêu mến
Chủ tịch Kim Jong Il được sinh ra vào ngày 16/2/1942 tại một căn cứ bí mật trên đỉnh núi nổi tiếng Paektu, nóc nhà của bán đảo Triều Tiên.
Theo câu chuyện truyền thuyết được nhiều người Triều Tiên kể lại, sự ra đời của Chủ tịch Kim được báo trước bởi một con chim nhạn và sự xuất hiện của cầu vồng kép cùng với một ngôi sao mới mọc sáng chói trên bầu trời.
Có lẽ sinh ra đã được ấn định số phận là một nhà lãnh đạo nổi bật nên ngay từ khi còn học tiểu học, ông Kim đã tỏ ra là một người có tố chất lãnh đạo và có tinh thần cách mạng rất cao khi dẫn dắt các cuộc diễu hành đến chiến trường nơi quân Triều Tiên chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược Nhật Bản.
Ông là một thành viên tích cực trong Liên minh tuổi trẻ và Liên đoàn thanh niên dân chủ, tham dự vào các nhóm nghiên cứu học thuyết chính trị Marxist và văn học khác.
Ở trường Trung học số 1 tại Bình Nhưỡng, ông Kim chứng tỏ là một công nhân cơ khí giỏi giang khi có thể sửa chữa được cả những chiếc xe tải và xe máy điện.
Năm 1960, ông Kim theo học ngành chính trị và kinh tế học ở trường Đại học Kim Il Sung. Tại đây, ông có cơ hội tiếp xúc và học hỏi những thành tựu vĩ đại của những người Cộng sản cũng như lý thuyết cách mạng của cha mình một cách bài bản.
Ở tuổi 33, ông Kim chính thức trở thành Nhà lãnh đạo của Triều Tiên. Vào thời điểm đó, nhiều nhà phân tích cho rằng, sự nghiệp lãnh đạo của Chủ tịch Kim sẽ không kéo dài bởi ông tiếp nhận quyền lực khi còn quá trẻ trong bối cảnh đất nước chồng chất những khó khăn.
Vào thời điểm năm 1994 khi ông Kim lên cầm quyền, Triều Tiên mất một đồng minh then chốt đầy ảnh hưởng là Liên Xô. Trung Quốc lúc đó cũng đang gặp khó khăn. Ở trong nước, nền kinh tế của Triều Tiên yếu kém với tình trạng thiếu nhiên liệu và lương thực trầm trọng. Một loạt những thảm họa thiên nhiên cùng với hệ thống nông nghiệp thiếu hiệu quả đã làm cho tình hình thiếu lương thực càng trở nên bi đát.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn nên trên, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Il đã dẫn dắt đất nước Triều Tiên từng bước đi lên. Mặc dù không đi lên một cách nhanh chóng vượt bậc như một số nước khác nhưng những bước phát triển của Triều Tiên diễn ra một cách vững chắc. Điều đó được thể hiện qua việc bất chấp vô vàn khó khăn, sức ép từ bên ngoài Triều Tiên vẫn đứng vững. Chủ tịch Kim đã dẫn dắt đất nước vượt qua nạn đói khủng khiếp những năm 1990.
Phương Tây e ngại Chủ tịch Kim
Nếu như ở trong nước, Chủ tịch Kim được người dân yêu mến thì ở bên ngoài, các nước phương Tây e ngại ông. Đó là vì chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Triều Tiên đã đạt những bước phát triển vượt bậc về vũ khí hạt nhân và tên lửa. Điều này đã gây lo ngại cho các nước láng giềng cũng như các cường quốc phương Tây. Các nước hối hả tìm cách thuyết phục và gây sức ép buộc Triều Tiên phải ngừng chương trình hạt nhân.
Trước sự cứng rắn của Chủ tịch Kim, các nước láng giềng của Triều Tiên như Hàn Quốc, Nhật Bản và các cường quốc phương Tây đã dùng nhiều biện pháp trừng phạt để gây sức ép với Bình Nhưỡng. Họ cũng phát động một cuộc chiến tranh tuyên truyền nhằm vào Triều Tiên với hình ảnh Chủ tịch Kim được khắc họa không lấy gì làm tốt đẹp. Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi cách nhìn của người dân Triều Tiên với Nhà lãnh đạo Kim Jong Il. Theo ông Han Park – một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề Toàn cầu, nhận định: “Thế giới bên ngoài đã đánh giá thấp sự tôn kính và yêu quý của người dân đối với Chủ tịch Kim Jong Il. Ông ấy không những được nhiều người coi là một nhà lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một người đàn ông tốt bụng, có đạo đức".
Ông Alexander Mansourov - một nhà cựu ngoại giao Nga từng làm việc ở Bình Nhưỡng những năm 1980 cũng nhận xét: "Tôi không bao giờ quan tâm đến những tin đồn cho rằng ông Kim là một người bất bình thường, một người mà không ai có thể làm việc cùng được. Tôi tin ông ấy là một người rất thông minh. Ông ấy là người thực tế”.
Rõ ràng, tình cảm của người dân Triều Tiên dành cho Chủ tịch Kim không phải là thứ có thể làm giả tạo hoặc tô vẽ. Người dân thế giới xúc động trước hình ảnh một nữ phát thanh viên mắt đẫm lệ nghẹn ngào thông báo về sự ra đi đột ngột của Chủ tịch Kim. Một người nước ngoài có mặt tại Khách sạn Koryo ở thủ đô Bình Nhưỡng cũng đã tận mắt chứng kiến các nhân viên khách sạn khóc thương Nhà lãnh đạo của họ. Chẳng có lý do gì để người dân Triều Tiên rơi nước mắt trước cái chết của Chủ tịch Kim nếu họ không thực sự yêu mến ông.
Nhà lãnh đạo được yêu mến
Chủ tịch Kim Jong Il được sinh ra vào ngày 16/2/1942 tại một căn cứ bí mật trên đỉnh núi nổi tiếng Paektu, nóc nhà của bán đảo Triều Tiên.
Theo câu chuyện truyền thuyết được nhiều người Triều Tiên kể lại, sự ra đời của Chủ tịch Kim được báo trước bởi một con chim nhạn và sự xuất hiện của cầu vồng kép cùng với một ngôi sao mới mọc sáng chói trên bầu trời.
Có lẽ sinh ra đã được ấn định số phận là một nhà lãnh đạo nổi bật nên ngay từ khi còn học tiểu học, ông Kim đã tỏ ra là một người có tố chất lãnh đạo và có tinh thần cách mạng rất cao khi dẫn dắt các cuộc diễu hành đến chiến trường nơi quân Triều Tiên chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược Nhật Bản.
Ông là một thành viên tích cực trong Liên minh tuổi trẻ và Liên đoàn thanh niên dân chủ, tham dự vào các nhóm nghiên cứu học thuyết chính trị Marxist và văn học khác.
Ở trường Trung học số 1 tại Bình Nhưỡng, ông Kim chứng tỏ là một công nhân cơ khí giỏi giang khi có thể sửa chữa được cả những chiếc xe tải và xe máy điện.
Năm 1960, ông Kim theo học ngành chính trị và kinh tế học ở trường Đại học Kim Il Sung. Tại đây, ông có cơ hội tiếp xúc và học hỏi những thành tựu vĩ đại của những người Cộng sản cũng như lý thuyết cách mạng của cha mình một cách bài bản.
Ở tuổi 33, ông Kim chính thức trở thành Nhà lãnh đạo của Triều Tiên. Vào thời điểm đó, nhiều nhà phân tích cho rằng, sự nghiệp lãnh đạo của Chủ tịch Kim sẽ không kéo dài bởi ông tiếp nhận quyền lực khi còn quá trẻ trong bối cảnh đất nước chồng chất những khó khăn.
Vào thời điểm năm 1994 khi ông Kim lên cầm quyền, Triều Tiên mất một đồng minh then chốt đầy ảnh hưởng là Liên Xô. Trung Quốc lúc đó cũng đang gặp khó khăn. Ở trong nước, nền kinh tế của Triều Tiên yếu kém với tình trạng thiếu nhiên liệu và lương thực trầm trọng. Một loạt những thảm họa thiên nhiên cùng với hệ thống nông nghiệp thiếu hiệu quả đã làm cho tình hình thiếu lương thực càng trở nên bi đát.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn nên trên, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Il đã dẫn dắt đất nước Triều Tiên từng bước đi lên. Mặc dù không đi lên một cách nhanh chóng vượt bậc như một số nước khác nhưng những bước phát triển của Triều Tiên diễn ra một cách vững chắc. Điều đó được thể hiện qua việc bất chấp vô vàn khó khăn, sức ép từ bên ngoài Triều Tiên vẫn đứng vững. Chủ tịch Kim đã dẫn dắt đất nước vượt qua nạn đói khủng khiếp những năm 1990.
Phương Tây e ngại Chủ tịch Kim
Nếu như ở trong nước, Chủ tịch Kim được người dân yêu mến thì ở bên ngoài, các nước phương Tây e ngại ông. Đó là vì chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Triều Tiên đã đạt những bước phát triển vượt bậc về vũ khí hạt nhân và tên lửa. Điều này đã gây lo ngại cho các nước láng giềng cũng như các cường quốc phương Tây. Các nước hối hả tìm cách thuyết phục và gây sức ép buộc Triều Tiên phải ngừng chương trình hạt nhân.
Trước sự cứng rắn của Chủ tịch Kim, các nước láng giềng của Triều Tiên như Hàn Quốc, Nhật Bản và các cường quốc phương Tây đã dùng nhiều biện pháp trừng phạt để gây sức ép với Bình Nhưỡng. Họ cũng phát động một cuộc chiến tranh tuyên truyền nhằm vào Triều Tiên với hình ảnh Chủ tịch Kim được khắc họa không lấy gì làm tốt đẹp. Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi cách nhìn của người dân Triều Tiên với Nhà lãnh đạo Kim Jong Il. Theo ông Han Park – một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề Toàn cầu, nhận định: “Thế giới bên ngoài đã đánh giá thấp sự tôn kính và yêu quý của người dân đối với Chủ tịch Kim Jong Il. Ông ấy không những được nhiều người coi là một nhà lãnh đạo kiệt xuất mà còn là một người đàn ông tốt bụng, có đạo đức".
Ông Alexander Mansourov - một nhà cựu ngoại giao Nga từng làm việc ở Bình Nhưỡng những năm 1980 cũng nhận xét: "Tôi không bao giờ quan tâm đến những tin đồn cho rằng ông Kim là một người bất bình thường, một người mà không ai có thể làm việc cùng được. Tôi tin ông ấy là một người rất thông minh. Ông ấy là người thực tế”.
Rõ ràng, tình cảm của người dân Triều Tiên dành cho Chủ tịch Kim không phải là thứ có thể làm giả tạo hoặc tô vẽ. Người dân thế giới xúc động trước hình ảnh một nữ phát thanh viên mắt đẫm lệ nghẹn ngào thông báo về sự ra đi đột ngột của Chủ tịch Kim. Một người nước ngoài có mặt tại Khách sạn Koryo ở thủ đô Bình Nhưỡng cũng đã tận mắt chứng kiến các nhân viên khách sạn khóc thương Nhà lãnh đạo của họ. Chẳng có lý do gì để người dân Triều Tiên rơi nước mắt trước cái chết của Chủ tịch Kim nếu họ không thực sự yêu mến ông.
VnMedia
0 nhận xét