|
Mặc dù nợ nước ngoài và các chỉ số nợ của Việt Nam vẫn dưới ngưỡng cho phép nhưng tình hình có thể xấu đi nhanh chóng như đã và đang diễn ra với nhiều nước phát triển và đang phát triển. Đây là nhận định của ông Deepak Mishra, Kinh tế trưởng của WB tại VN.
Hôm qua (30/11), Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức họp báo trước thềm Hội nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2011 và Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam.
Hôm qua (30/11), Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức họp báo trước thềm Hội nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2011 và Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam.
Trong buổi họp báo ông Deepak Mishra, Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho biết tình hình kinh tế Việt Nam thời gian gần đây đã có những diễn biến mới. Tăng trưởng kinh tế đang chững lại nhưng dự kiến sẽ vẫn cao trong năm 2011 ở mức 5,8%. Khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh, góp phần lớn nhất vào tăng trưởng chung. Khu vực cơ bản tăng 2,4% trong 9 tháng đầu năm 2011, bất chấp những bất lợi về thời tiết.
Tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng dần chững lại. Giá hàng hoá và lương thực tăng cao đã thúc đẩy mạnh mẽ xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thâm hụt tài khoản vãng lai đã dần thu hẹp về mức 3,8% nhờ lượng kiều hồi đổ về. Tuy nhiên, Việt Nam đang ngày càng dễ bị tổn thương hơn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tổng lượng FDI cam kết giảm 22% trong 10 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm trước. Nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng chuyển dần từ bất động sản sang sản xuất. Các quốc gia Đông Á trở thành các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2011.
Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam cũng tồn tại nhiều thách thức lớn. Mặc dù thâm hụt ngân sách giảm nhưng là nhờ tăng thu, nỗ lực giảm chi tiêu chưa hiệu quả dù chi tiêu hiện đang ở mức cao.
Nợ công Việt Nam vẫn luôn ở mức cao. Tổng nợ nước ngoài ước tính đã lên 42% GDP vào cuối năm 2010, tăng gần 10 điểm phần trăm so với cuối năm 2007. Mặc dù nợ nước ngoài và các chỉ số nợ của Việt Nam vẫn dưới ngưỡng cho phép nhưng tình hình có thể xấu đi nhanh chóng như đã và đang diễn ra với nhiều nước phát triển và đang phát triển.
Đặc biệt, có nhiều rủi ro hệ thống tiềm tàng trong lĩnh vực tài chính do những nguyên nhân như tăng trưởng tín dụng tăng cao bất thường trong vài năm qua; lãi suất cho vay cao và năng lực quản lý rủi ro tương đối yếu.
Tuy nhiên, WB đánh giá Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực để tăng cường khuôn khổ giám sát và quy định trong lĩnh vực tài chính. Những kế hoạch đáng tin cậy để tái cơ cấu và củng cố lĩnh vực ngân hàng đang được tiến hành.
WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm tới ở xấp xỉ mức 6%, không khác nhiều so với mục tiêu 6-6,5% của Chính phủ đưa ra. Tuy nhiên, ông Deepak Mishra cho rằng Việt Nam luôn có hai mục tiêu là cải cách DNNN, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nhưng vẫn theo đuổi chính sách “giữ vai trò chủ đạo của khu vực Nhà nước trong nền kinh tế”. Với hai mục tiêu không tương thích như vậy, khó mà biết cải cách DNNN trong 5 năm tới sẽ ra sao.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi về số vốn ODA mà các nhà tài trợ có thể cam kết dành cho VN, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của các Hội nghị CG tại Việt Nam đã không còn là huy động tối đa nguồn lực cho phát triển mà tập trung nâng cao hiệu quả hợp tác, sử dụng nguồn vốn ODA. Khi trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, viện trợ chính thức tuy vẫn cần thiết nhưng không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cộng đồng các nhà tài trợ vẫn khẳng định sẽ đồng hành với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế - xã hội nhưng có thể sẽ không có con số cụ thể nào được đưa ra. Điều quan trọng hơn đối với Việt Nam hiện nay chính là sự hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực, hội nhập sâu rộng hơn; nền kinh tế mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.
Đây là một lý do giải thích chủ đề chính của Hội nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2011 tổ chức ngày 6/12 tới tại Hà Nội sẽ là "Thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo". Các chủ đề thảo luận chính sẽ là tập trung vào Chương trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công.
Tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng dần chững lại. Giá hàng hoá và lương thực tăng cao đã thúc đẩy mạnh mẽ xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thâm hụt tài khoản vãng lai đã dần thu hẹp về mức 3,8% nhờ lượng kiều hồi đổ về. Tuy nhiên, Việt Nam đang ngày càng dễ bị tổn thương hơn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tổng lượng FDI cam kết giảm 22% trong 10 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm trước. Nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng chuyển dần từ bất động sản sang sản xuất. Các quốc gia Đông Á trở thành các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2011.
Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam cũng tồn tại nhiều thách thức lớn. Mặc dù thâm hụt ngân sách giảm nhưng là nhờ tăng thu, nỗ lực giảm chi tiêu chưa hiệu quả dù chi tiêu hiện đang ở mức cao.
Nợ công Việt Nam vẫn luôn ở mức cao. Tổng nợ nước ngoài ước tính đã lên 42% GDP vào cuối năm 2010, tăng gần 10 điểm phần trăm so với cuối năm 2007. Mặc dù nợ nước ngoài và các chỉ số nợ của Việt Nam vẫn dưới ngưỡng cho phép nhưng tình hình có thể xấu đi nhanh chóng như đã và đang diễn ra với nhiều nước phát triển và đang phát triển.
Đặc biệt, có nhiều rủi ro hệ thống tiềm tàng trong lĩnh vực tài chính do những nguyên nhân như tăng trưởng tín dụng tăng cao bất thường trong vài năm qua; lãi suất cho vay cao và năng lực quản lý rủi ro tương đối yếu.
Tuy nhiên, WB đánh giá Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực để tăng cường khuôn khổ giám sát và quy định trong lĩnh vực tài chính. Những kế hoạch đáng tin cậy để tái cơ cấu và củng cố lĩnh vực ngân hàng đang được tiến hành.
WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm tới ở xấp xỉ mức 6%, không khác nhiều so với mục tiêu 6-6,5% của Chính phủ đưa ra. Tuy nhiên, ông Deepak Mishra cho rằng Việt Nam luôn có hai mục tiêu là cải cách DNNN, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nhưng vẫn theo đuổi chính sách “giữ vai trò chủ đạo của khu vực Nhà nước trong nền kinh tế”. Với hai mục tiêu không tương thích như vậy, khó mà biết cải cách DNNN trong 5 năm tới sẽ ra sao.
Trong khi đó, trả lời câu hỏi về số vốn ODA mà các nhà tài trợ có thể cam kết dành cho VN, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của các Hội nghị CG tại Việt Nam đã không còn là huy động tối đa nguồn lực cho phát triển mà tập trung nâng cao hiệu quả hợp tác, sử dụng nguồn vốn ODA. Khi trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, viện trợ chính thức tuy vẫn cần thiết nhưng không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cộng đồng các nhà tài trợ vẫn khẳng định sẽ đồng hành với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế - xã hội nhưng có thể sẽ không có con số cụ thể nào được đưa ra. Điều quan trọng hơn đối với Việt Nam hiện nay chính là sự hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực, hội nhập sâu rộng hơn; nền kinh tế mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.
Đây là một lý do giải thích chủ đề chính của Hội nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2011 tổ chức ngày 6/12 tới tại Hà Nội sẽ là "Thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế và giảm nghèo". Các chủ đề thảo luận chính sẽ là tập trung vào Chương trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công.
Theo VnMedia
0 nhận xét