Những 'ngả đường' dẫn tới Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất

Ngày 11/11/1918, được coi là ngày kết thúc của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, đánh dấu bằng Hiệp định ngừng bắn giữa 2 bên tham chiến Entente và Triple.
Liên minh Entente do Anh, Pháp, Nga đứng đầu và Liên minh Triple do Đức, Áo-Hung đứng đầu với sự thất bại thuộc về Liên minh Triple.

Việc Đại Công tước Ferdinand của Đế quốc Áo-Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Xéc Bi tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo (28/ 6/1914) thường được cho là nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến này, và ngày 28/6/1941 được coi là ngày khởi đầu của nó.

Tuy nhiên, một cuộc chiến mang tính tổng lực, toàn diện trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, lôi kéo nhiều cường quốc tại Châu Âu và Thế giới vào vòng xoáy của nó, cũng như có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều quốc gia khác nhau trên khắp các châu lục.

Một cuộc chiến, mà theo như các nhà sử học, góp phần quan trọng định hình diện mạo cũng như ảnh hưởng tới các sự kiện lịch sử của Thế giới trong thế kỷ 20, thì không thể chỉ giải thích đơn giản bằng một sự kiện mang tính “ngẫu nhiên”.

Sự kiện Đại Công tước Áo-Hung bị ám sát chẳng qua chỉ là “giọt nước tràn ly” châm ngòi nổ cho khối mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xuất hiện từ rất lâu trước đó, và không ngừng tăng thêm. Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất là kết quả của một quá trình chuẩn bị lâu dài của các nước tham gia về mọi mặt kinh tế, ngoại giao và quân sự. 
Kế hoạch tấn công của Đức.
Là một nước thuộc địa của Pháp, dù không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng Việt Nam bị ảnh hưởng gián tiếp một cách nặng nề. Đó là việc thực dân Pháp bắt lính bản xứ sang Mặt trận Châu Âu đỡ đạn, đó còn là việc thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên mang về chính quốc phục vụ cho cuộc chiến.

Các điều này dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân Việt Nam với Pháp ngày càng sâu sắc, giai cấp vô sản đặc biệt là công nhân tăng lên một cách nhanh chóng là tiền đề cho các phong trào đấu tranh dân tộc, dân chủ đòi dân sinh, dân quyền sau này, rồi sự ra đời của Đảng cũng như các phong trào đấu tranh do Đảng lãnh đạo.

Nhà sử học người Pháp Pierre Vallaud đã điểm các sự kiện dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất trong cuốn “14-18 La Première Guèrre Mondiale” (*).

Từ những sự kiện ở trên, chúng ta có thể thấy đặc điểm của Thế giời thời kì này đó là tồn tại song song  3 mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa các nước thực dân đế quốc, mâu thuẫn trong nội bộ các nước này, và mâu thuẫn giữa các nước chính quốc và thuộc địa.

Thời kỳ 1878 - 1914 là thời kỳ diễn ra cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2 cùng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật cũng như kinh tế của các nước tư bản. Sự phát triển này khiến cho nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và thị trường tăng cao.

Trong khi đó, sự giành độc lập cũng như sự hình thành và phát triển, mở rộng ảnh hưởng của Nhà nước Hoa Kỳ khiến cho các nước tư bản phương Tây bị mất đi quyền lợi ở “Lục địa trẻ” (châu Mỹ) nên chuyển hướng qua “Lục địa già” (châu Phi), châu Á và châu Đại Dương.

Hình thức thực dân thời kì này có thể chia làm 3 loại: thực dân định cư, thực dân bóc lột và sự kết hợp của 2 hình thức trên.

Sự ra đời của tàu hơi nước giúp công cuộc thực dân hóa diễn ra dễ dàng hơn và trên một lãnh thổ địa lý rộng lớn hơn, sự phát triển của khoa học kĩ thuật cho phép khai thác thực dân trên quy mô lơn hơn. Điều này dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước thuộc địa, phụ thuộc với chính quốc.

Trong nội bộ các nước đế quốc, các nước chậm chân hơn trong công cuộc chinh phục thuộc địa (như Đức), hoặc các nước mới nổi (như Nhật) có ít thuộc địa, thị trường hạn chế dẫn đến tình trạng chạy đua, tranh giành thuộc địa, tầm ảnh hưởng. Trong các mâu thuẫn và tương đồng quyền lợi, các quốc gia tìm kiếm lôi kéo thành lập các hiệp ước liên minh quân sự để tăng cường thế lực, bành trướng ảnh hưởng.

Điều này dẫn đến chạy đua vũ trang, làm tiền đề cho chủ nghĩa quân phiệt lên nắm chính quyền ở nhiều nước, hay đứng ở đằng sau thao túng. Trong các nước tư bản, sự o ép của các nước lớn đối với nước nhỏ cũng làm trỗi dậy chủ nghĩa dân tộc của các nước này, và phong trào đấu tranh đòi ly khai. Có thể thấy tồn tại 2 liên minh chủ yếu với một bên là Anh, Pháp, một bên là Đức, Áo-Hung, luôn tìm mọi cách để lôi kéo các nước khác về phía mình.

Thời kỳ trên cũng nổi lên vai trò quan trọng của Đế chế Nga. Mặc dù giới tư sản đã xuất hiện, nhưng nhìn chung nó vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, nông nghiệp lạc hậu, mắt xích quan trọng nhưng rất yếu trong hệ thống tư bản.

Tuy nhiên là một đất nước rộng lớn, đông dân lại có vị trí chiến lược quan trọng (nếu Nga ngả theo Anh Pháp, thì Đức, Áo-Hung sẽ bị kẹp vào giữa khi chiến tranh nổ ra), cho nên cả 2 phía đều cố tìm mọi cách lôi kéo Nga.

Một đặc điểm nữa của thời kỳ trên đó là việc phát triển công nghiệp nhanh chóng dẫn đến sự tăng nhanh về số lượng công nhân, cũng như mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với tư sản. Phong trào công nhân ngày một phát triển, tăng cao bất chấp đàn áp, dẫn đến sự ra đời của các Đảng Cộng sản, rồi liên minh các Đảng Cộng sản (Quốc tế 2). Mâu thuẫn nội bộ các nước tư bản đế quốc dâng lên đỉnh điểm, thì chiến tranh là một cơ hội để giai cấp cầm quyền đàn áp, thủ tiêu phong trào thông qua công cụ chuyên chính của mình. Điều này, chính Lenin trong bài viết về “Nhà nước” đã cực lực lên án. 
(*) Các sự kiện trong cuốn “14-18 La Première Guèrre Mondiale”

1878

13/6-13/7: Hội nghị Berlin và sự trao trả độc lập cho Xéc Bi.

1880

14/7 : Quốc khánh đầu tiên của nước Pháp.

1881

1/3 : Nga hoàng đệ Nhị bị ám sát tại Saint Petersburg.
12/5 : Hòa ước Bardo, thiết lập sự đô hộ của Pháp đối với Tunisia.
18/6 : Hiệp ước Tam Hoàng, thỏa thuận ngầm giữa 3 nước  Đức, Áo và Nga về sự trung lập của từng nước khi có xung đột với nước thứ tư.
9/9 : Người Anh công nhận nền độc lập của Transvaal, một vùng đất ở phía Đông Bắc Nam Phi.

1882

20/5 : Sự hình thành của Liên minh Triple, Hiệp định phòng vệ giữa Đức, Áo-Hung, và Ý.
2/8 : Quân đội Anh đổ bộ lên thành phố cảng Alexandria, Hy Lạp.

1883

25/8 : Hòa ước Huế (Hòa ước Quý Mùi), xác lập sự bảo hộ lâu dài của Pháp đối với Nam Kỳ và Trung Kỳ, Việt Nam. 
30/10 : Roumania ra nhập Liên minh Triple.

1884

28/3 : Sự ra đời của Công ty phục vụ công cuộc di dân Đức do Karl Peter lãnh đạo.
14/4 : Sự thành lập Khu di dân đầu tiên của Đức tại Châu Phi bởi Adof Lüderitz, một thương nhân người Đức. 
14/7 : Đức chiếm Cameroon (Trung Phi).
15/11 : Khai mạc Hội nghị Quốc tế Berlin về Châu Phi.

1885

26/2 : Hội nghị Berlin chia Châu Phi thành 3 phần : Đức, Pháp và Anh.
5/4 : Sự ra đời của Đảng Công nhân Bỉ có xu hướng Marxist tại Brusels.
15/4 : Vua Bỉ Leopold đệ Nhị tự tuyên bố là lãnh đạo “Nhà nước Công Gô Độc lập”.
11/5 : Hòa ước Thiên Tân, Triều đình nhà Thanh công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Bắc Kỳ, Việt Nam.
28/12 : Đảng Quốc đại ra đời tại Ấn Độ theo khuynh hướng trung tả. 

1886

1/1 : Sự thôn tính Myanma của Anh.
3/3 : Hiệp ước Hòa bình giữa Xéc Bi và Bulgaria.
1/5 : Tổng bãi công đòi ngày làm 8 giờ tại Mỹ (nguồn gốc của Ngày Quốc tế lao động), và sự bảo hộ của nước Anh đối với Nigeria.

1887

20/4 : Vụ việc Schnaebelé, rắc rối ngoại giao gây ra căng thẳng giữa Pháp và Đức. 
18/6 : Mật ước tái cam kết giữa Nga và Đức cho phép sự hiện diện của người Nga tại các nước thuộc khu vực Ban Căng, đồng thời khẳng định sự trung lập của Nga khi Đức tấn công Pháp;

Sự bảo hộ của người Anh đối với Somalia.

16/11 : Anh và Pháp cùng quản lý New Hebrides (nay là Cộng hòa Vanuatu, Châu Đại Dương).

Sự hình thành của Liên bang Đông Dương bao gồm Việt Nam, Cam-pu-chia, và sau đó là Lào (1893).

1888

10/12 : Kí kết cho vay nợ của Pháp đối với Nga tại Paris, dẫn đến rạn nứt trong Liên minh Triple, cùng sự lại gần nhau của Nga và Pháp.

1889

2/5 : Sự bảo hộ của Ý đối với Ethiopia.
14/7 : Thành lập Quốc tế 2.
Tháng 10: Cecil Rhodes, thương nhân Nam Phi sinh tại Anh, nhận tô giới Botswana.

1890

20/3 : Bismarck được thay thế bởi Caprivi trên cương vị Thủ hiến Liên bang Đức. Bismarck là Thủ hiến đầu tiên của nước Đức thống nhất và giữ chức vụ này trong 19 năm. Ông là người có công lớn trong việc thống nhất nước Đức, một người theo đường lối quân chủ bảo thủ, chính trị thực dụng. Còn Caprivi là một Thiếu tướng Quân đội Đức, ôn hòa trong chính sách đối nội, có xu hướng liên kết với Anh trong chính sách đối ngoại.
1/7 : Hiệp ước giữa Đức và Nga phân chia một số lãnh thổ tại Zambezi và Somalia (Châu Phi).
5/8 : Các hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Madagascar, và Anh đối với Zanzibar (nằm trên Ấn Độ Dương).

1891

1/5 : Bãi công của công nhân mỏ tại thành phố Fourmies, Pháp, bị đàn áp dã man bởi Quân đội.
6/5 : Sự tiếp tục của Liên minh Triple.
15/5 : Thông cáo Rerum Novarum (Những điều mới mẻ) của Giáo hoàng Leo 13 lên án Chủ nghĩa Xã hội.
11/6 : Thỏa thuận thuộc địa giữa Anh và Bồ Đào Nha.
27/8 : Chuyến thăm thành phố Cronstadt của Hạm đội Pháp. Thỏa thuận ngầm giữa Nga và Pháp về việc hợp tác với nhau khi có xung đột với nước thứ ba.
14-20/10 : Hội nghị Đảng Xã hội Dân chủ Đức diễn ra ở Erfuhrt với chương trình nghị sự mới.
Sự thành lập của Khu di dân Công Gô Pháp.

1892

18/8 : Công ước Nga Pháp về việc hỗ trợ quân sự chống lại Liên minh Triple.
Chiến sự giữa người Pháp và người Sudan bất chấp Hiệp ước Bảo hộ 1886.

1893

Sự thành lập của Hội những người theo Chủ nghĩa liên Đức.
Sự thiết lập chế độ bảo hộ của người Pháp đối với nước Lào.
Tháng 9: Thảm sát người Armenia bởi những người Thổ Nhĩ Kì và Kurds.

1894

15/3 : Hiệp ước về phân định đường biên thuộc địa giữa Pháp và Đức tại Châu Phi Xích đạo.
Tháng 7 : Sự xem xét lại những Hiệp định bất bình đẳng liên quan đến Nhật.
Tháng 8 : Chiến tranh Trung Nhật liên quan đến vấn đề Triều Tiên.
1/11 : Sự lên ngôi của Nicolas đệ Nhị tại Nga.
3/1 : Sự tăng cường sự du nhập của người Đức vào Ba Lan.
22/12 : Vụ việc Đại úy Dreyfus xung quanh việc để lộ những tài liệu bí mật của người Pháp cho người Đức. Vụ việc này có nguồn gốc sâu xa từ sự căm thù người Đức của người Pháp và Chủ nghĩa Bài Do Thái, nó gây chia rẽ sâu sắc xã hội Pháp lúc đó giữa hai phe ủng hộ và không ủng hộ Dreyfus.

1895

17/4 : Hiệp ước Shimonoseki cho phép Nhật chiếm đóng Đài Loan.
16/6 : Sự ra đời của Liên bang Tây Phi thuộc Pháp.
21/6 : Lễ khánh thành Kênh “Hoàng đế Guillaume” nối liền Baltic và Biển Bắc.
1/10 : Nữ hoàng Madagascar Ranavanola chấp nhận sự bảo hộ của người Pháp.

1896

1/3 : Sự thất bại của Ý trong trận Adoua, Ethiopia, với Quân đội của vương quốc này.
6/8 : Madagascar trở thành thuộc địa Pháp.
5-9/10 : Chuyến thăm của Nga hoàng Nicolas đệ Nhị đến Paris.
Tháng 10 : Ý bỏ Ethiopia, nhưng giữ lại Eritrea, một nước thuộc Châu Phi.
26/11 : Đức chi một ngân sách lớn cho Hải quân.

1897

10/4 : Hy Lạp tấn công Thổ Nhĩ Kỳ.
3/6 : Đình chiến Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.
18-31/8 : Chuyến viếng thăm Nga của Tổng thống Pháp Félix Faure.
29-31/8 : Hội nghị Basel, Thụy Sĩ, tuyên bố thành lập Chủ nghĩa Do Thái.
11/1897-4/1998 : Sự thiết lập tô giới của các nước Châu Âu tại Trung Quốc.
4/12 : Hòa ước hòa bình giữ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

1898

Sự soạn thảo “Kế hoạch Schilieffen” (tên một thống chế quý tộc) của người Đức đối với nước Pháp trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Kế hoạch này được thông qua năm 2005.

Tháng 3 : Người Nga tỏ vẻ nhường lại cảng Lữ Thuận và Liêu Đông, Mãn Châu, cho Nhật.
8/3 : Tahiti và Quần đảo Leeward (tiếng Pháp îles Sous-le-Vent) trở thành lãnh thổ của Pháp tại Nam Thái Bình Dương.
28/3 : Bỏ phiếu thông qua Luật Hải quân tại Đức.
24/4 : Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ (thiết lập sự bảo hộ của Mỹ tại Cu Ba, cùng sự thôn tính Puerto Rico, Philippines và đảo Hawaii).
2/9 : Chiến thắng của Quân đội Anh tại Soudan.
10/9 : Nữ hoàng Áo Elisabeth bị ám sát.
6/11 : Những người Ottoman rút khỏi Crete, một hòn đảo lớn nhất của Hy Lạp
3/12 : Khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Anh và Pháp tại Fashoda, một vị trí quân sự tiền tiêu tại Soudan. Kết quả là người Pháp phải nhượng bộ.

1899

19/1 : Sự thống nhất quản lý chung của Anh và Ai Cập đối với Soudan.
Tháng 2 : Người Philippine từ chối dự thảo sát nhập vào Mỹ.
18/5-19/7 : Hội nghị Quốc tế đầu tiên tại La Haye nhằm đưa ra những quy định về vấn đề nhân đạo trong chiến tranh.
Tháng 9 : Người Mỹ tham gia vào phân chia vùng ảnh hưởng của các nước phương Tây tại Trung Quốc.
12/10 : Cuộc chiến Boer. Gabon bị sát nhập vào Công Gô thuộc Pháp. 

1900

4/5: Sự ra đời của Liên minh Áo – Đức.
21/5 : Nga thôn tính Mãn Châu.
13/6 : Sự nổi dậy của phong trào Nghĩa hòa Đoàn chống lại những thế lực nước ngoài.
30/7 : Vua Ý Alberto đệ Nhất bị ám sát và thay thế bởi Victor-Emmanuel đệ Tam (tới năm 1946).

1901

22/1 : Nữ hoàng Anh Victoria mất, vua Edward 7 thay thế.

1902

Tháng 1 : Liên minh Nhật – Anh nhằm chống lại Nga.
20/5 : Người Mỹ thừa nhận sự độc lập của Cuba.
31/5 : Hiệp ước Vereeniging, kết thúc Cuộc chiến Boer.
Cameroon trở thành thuộc địa thuộc Đức.
Sự ra đời của Sinn Féin, lực lượng chính trị chủ yếu trong quá trình giành độc lập của người Ai Len.

1903
Tháng 5 : Chuyến thăm Pháp của vua Anh Edward 7.
11/6 : Xéc Bi, vua Alexander đệ Nhất, hoàng hậu, thủ tướng và bộ trưởng chiến tranh bị ám sát bới các sĩ quan nổi dậy. Vua Piter đệ Nhất lên nối ngôi.
8/10 : Hiệp ước thương mại Trung Nhật.
24/11 : Sự mở của thông thương tại cảng Lữ Thuận.
Người Mỹ nắm quyền kiểm soát kênh đào Panama.

1904

11/2 : Bắt đầu Cuộc chiến Nga – Nhật.
8/4 : “Entente Cordiale”, chuỗi các thỏa thuận kí kết giữa Anh và Pháp về các vấn đề thuộc địa, ngoại giao… của hai nước.
30/5 : Sự cắt đứt ngoại giao giữa Nga và Vatican.

1905

22/1 : Ngày Chủ Nhật đẫm máu ở Saint Petersburg khiến khoảng 1000 người chết. Hàng ngàn công nhân do cha cố Gapon dẫn đầu đã biểu tình một cách hòa bình nhằm gửi thông điệp tới Nga hoàng. Tuy nhiên, Nga hoàng đã cho cảnh sát thẳng tay xả súng vào đoàn người.
21/3 : Thời gian đi nghĩa vụ quân sự ở Pháp giảm xuống còn 2 năm.
31/3 : Diễn văn Tangier. Đây là bài diễn văn của vua Wuilhelm đệ Nhị, vua cuối cùng của người Đức, bày tỏ thái độ nền độc lập của Ma Rốc.
Tháng 3 : Khủng hoảng Quốc tế (Khủng hoảng Tangier) giữa các cường quốc phương Tây do những bất đồng về vấn đề Ma Rốc. Người Đức lên án Pháp gia tăng địa vị tại quốc gia này, và yêu cầu Pháp thực hiện các chính sách mở cửa để họ có thể đặt chân vào thị trường này. 13 nước đã ủng hộ Pháp, trong khi chỉ có Áo Hung là ủng hộ Đức.
7/6 : Na Uy giành độc lập từ Thụy Điển.
27/6 : Sự nổi dậy của các thủy thủ trên thiết giáp hạm Potemkim của Hạm đội Biển Đen Nga chống lại các sĩ quan.

1906

16/1-7/2 : Hội nghị Algeciras diễn ra tại thành phố cùng tên của Tây Ban Nha, Đức thừa nhận một số quyền của Pháp tại Ma Rốc.
Tháng 5 : Sự ra đời của Hạ viện (Duma) Nga.

1907

31/8 : Kí kết thành lập Liên minh Entente giữa Anh, Pháp, Nga chống lại Liên minh Triple của Đức, Áo, Ý.
18-24/8 : Hội nghị Quốc tế Cộng sản diễn ra tại Stuttgart, Đức, ra tuyên bố phản đối chiến tranh.

1908

24/7 : Sự nổ ra của cuộc Cách mạng “Những người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ” do Enver Pasha, một sĩ quan trẻ của Đế chế Ottoma, lãnh đạo nhằm chống lại chế độ quân chủ ở Ottoma, cũng như đòi sửa đổi hiến pháp.
22/9 : Sa hoàng Ferdinand đệ Nhất tuyên bố nền độc lập của Bulgaria.
24/9-24/11 : Vụ việc Casablanca. Đây là sự tranh chấp pháp lý giữa những nhà cầm quyền Pháp tại Ma Rốc và Lãnh sự quán Đức tại đây.
5/10 : Áo – Hung thôn tính Bosnia và Herzegovina.

1909

11/4 : Sự thành lập của Công ty Dầu khí Anh.
11/5 : Sự ra đời của Liên hiệp Nam Phi.
19/5-4/9 : Sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Nicaragua, Trung Mỹ.
23/12 : Albert đệ Nhất trở thành vua của nước Bỉ.

1910

28/8 : Nhật Bản thôn tính Triều Tiên.
5/10 : Sự ra đời của nền Cộng hòa tại Bồ Đào Nha.
20/11 : Cách mạng Mê Hi Cô.

1911

14/2 : Cách mạng Tân Hợi và sự thiết lập của Chế độ Cộng hòa tại Trung Quốc.
1/7 : Khủng hoảng Agadir hay còn gọi là Khủng hoảng Ma Rốc lần thứ hai gia tăng căng thẳng giữa các cường quốc phương Tây với nhau bởi sự triển khai Pháo hạm Panther của Đức tại cảng Agadir.
29/9/1911-18/10/1912 : Chiến tranh giữa Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, Tripoli và Li Bi được nhượng lại cho Ý.
4/11 : Các thỏa thuận liên quan đến Ma Rốc và Công Gô.

1912

9-16/8 : Chuyển viếng thăm của Poincaré đến Nga và Hiệp ước Nga Pháp.
18/10 : Chiến tranh Ban Căng lần thứ Nhất giữa một bên là Xéc Bi, Bulgaria, Hy Lạp và Montenegro với Thổ Nhĩ Kỳ.
24-25/10 : Hội nghị Quốc tế Cộng sản diễn ra tại Basel, Thụy Sĩ, phản đối chiến tranh.
28/11 : Sự ra đời của Nhà nước Albania.
Sự gia hạn của Liên minh Triple.
Đức công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Ma Rốc.
Tháng 11 : Thỏa thuận giữa Anh và Pháp thể hiện một bước tiến vượt bậc của Liên minh Entente. Nội dung của nó đề cập tới hợp tác hải quân giữa 2 nước này.

1913

21/1 : Đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện bởi “Những người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ”.
1/6 : Chiến tranh Ban Căng lần thứ Hai, giữa Xéc Bi, Hy Lạp, Rumania và Thổ Nhĩ Kỳ với Bulgaria.
19/7 : Thời gian đi nghĩa vụ quân sự tăng lên 3 năm tại Pháp.
10/8 : Hòa ước Bucharest kết thúc Chiến tranh Ban Căng lần thứ Hai.
11 : Bài diễn thuyết của Gandhi về không bạo lực. 
Trung Kiên
Theo Đất Việt

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia