Thị trường vàng trong nước những ngày vừa qua đã liên tục hỗn loạn, khi kênh đầu tư này xuất hiện nhiều yếu tố bất thường như khoảng cách chênh lệch với thế giới quá lớn hay vàng nhẫn có trọng lượng nhỏ bất ngờ lên cơn sốt…
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới quá lớn
Việc giá vàng liên tục nhảy múa trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn đã không còn là "hiện tượng" với những ai quan tâm đến kim loại quý này, đặc biệt là giới đầu tư. Tuy nhiên, có một điều lạ là dù điều chỉnh tăng hay giảm theo giá thế giới, nhưng khoảng cách chênh lệch giữa giá Việt Nam và thế giới vẫn không ngừng tăng lên và ngày càng nới rộng.
Đỉnh điểm, ngày 26/9 vừa qua, thị trường quốc tế chứng đã phải chứng kiến sự trồi sụt “chóng mặt” của giá vàng, khi biên độ dao động giá lên tới 130 USD/ounce. Có lúc kim loại quý này rơi xuống mức 1.532,45 USD/ounce, giảm đến gần 400 USD/ounce so với mức kỷ lục 1.920 USD/ounce vào hồi đầu tháng 9.
Theo chiều giảm của thế giới, giá vàng trong nước cũng đã chao đảo lên xuống thất thường, trên bảng điện tử tại các cửa hàng kinh doanh kim loại quý này đã liên tục được thay đổi giá.
Dù đã điều chỉnh gần 20 lần bảng giá và với biên độ mạnh, nhưng vàng trong nước vẫn bỏ xa vàng thế giới một cách bất hợp lý, có thời điểm lên tới hơn 4 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới quá lớn
Việc giá vàng liên tục nhảy múa trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn đã không còn là "hiện tượng" với những ai quan tâm đến kim loại quý này, đặc biệt là giới đầu tư. Tuy nhiên, có một điều lạ là dù điều chỉnh tăng hay giảm theo giá thế giới, nhưng khoảng cách chênh lệch giữa giá Việt Nam và thế giới vẫn không ngừng tăng lên và ngày càng nới rộng.
Đỉnh điểm, ngày 26/9 vừa qua, thị trường quốc tế chứng đã phải chứng kiến sự trồi sụt “chóng mặt” của giá vàng, khi biên độ dao động giá lên tới 130 USD/ounce. Có lúc kim loại quý này rơi xuống mức 1.532,45 USD/ounce, giảm đến gần 400 USD/ounce so với mức kỷ lục 1.920 USD/ounce vào hồi đầu tháng 9.
Theo chiều giảm của thế giới, giá vàng trong nước cũng đã chao đảo lên xuống thất thường, trên bảng điện tử tại các cửa hàng kinh doanh kim loại quý này đã liên tục được thay đổi giá.
Dù đã điều chỉnh gần 20 lần bảng giá và với biên độ mạnh, nhưng vàng trong nước vẫn bỏ xa vàng thế giới một cách bất hợp lý, có thời điểm lên tới hơn 4 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng trong những ngày vừa qua liên tục hỗn loạn bởi những hiện tượng "lạ" |
Cụ thể, từ sáng đến đầu giờ chiều ngày 26/9, giá vàng trong nước đã liên tục được điều chỉnh đi xuống, có lúc rơi xuống dưới mốc 43 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sang đến nữa giờ chiều cùng ngày, giá kim loại quý này đã vọt qua mốc 45 triệu đồng/lượng
Như vậy nếu tính quy đổi tương đương ra tiền Việt, giá vàng trong nước ngày 26/9 chỉ ở mức trên 40 triệu đồng/lượng. So với giá bán vàng của các thương hiệu, chênh lệch giữa giá trong và ngoài nước lên tới trên 4 triệu đồng. Một khoản cách khá lớn và bất thường.
Tái diễn tình trạng chen nhau mua vàng
Mặc dù khoảng cách chênh lệch giữ giá vàng thế giới và trong nước khá lớn, lên tới hơn 4 triệu đồng/lượng, nhưng lượng người đổ về các tiệm vàng lớn để mua tích trữ vẫn khá đông. Nguyên nhân là do nhiều khách hàng đã cho rằng đây là một mức giá khá tốt để có thể bỏ tiền ra gom hàng.
Điều này hoàn toàn hợp lý khi mà so với thời điểm giá vàng lập kỷ lục vào ngày 23/8, giá vàng trong nước gần 50 triệu đồng/lượng, thì kim loại quý này đã giảm đến hơn 5 triệu đồng/lượng.
Qua quan sát thị trường cho thấy, lượng khách đổ về đông nhất phải nói đến ngày hoảng loạn 26/9 vừa qua, bởi vì đây là ngày giá vàng xuống dốc không phanh, khiến nhiều người dân Hà Nội rồng rắn kéo nhau đến mua vàng, cho dù thời tiết không được thuận lợi và mưa to.
Tại các cửa hàng của những thương hiệu lớn như Bảo Tín Minh Châu, SJC… cảnh xếp hàng, chen lấn xô đẩy lại tái diễn. Đặc biệt, dòng người luôn được nối dài và xếp hàng chờ đến lượt được giao dịch. Khách đến chủ yếu đến đa số là mua vào, rất ít bán.
Khan hiếm vàng nhẫn trọng lượng nhỏ
Trong vài ngày trở lại đây, khi giá vàng được niêm yết ở mức hấp dẫn, xuống vùng 44 triệu đồng/lượng đã khiến dòng người đi mua tăng đột biến. Nhiều người đã thu gom hết số tiền có trong nhà để chỉ đi mua 2 – 3 chỉ để cất trữ, thậm chí có nhiều người đã đi rút tích kiệm hoặc thu lãi tiền gửi ngân hàng về để gom vàng.
Điểm đáng nói ở đây là, những thông tin về việc cấm giao dịch vàng miếng đã khiến người dân ồ ạt chuyển hướng sang mua vàng nhẫn 1 - 2 chỉ. Động thái này khiến những các loại vàng có trọng lượng nhỏ dưới 1 cây trở nên khan hiếm.
Việc lượng người mua quá đông (chủ yếu là mua vàng nhẫn có trọng lượng 1 – 2 chỉ), nên loại vàng này đã liên tục được thông báo hết hàng. Nhiều khách hàng không may mắn đến mua vào thời điểm đông khách, sau thời gian chờ đợt hàng tiếng đồng hồ đến lượt thì hết vàng nên đành phải ra về trong bức xúc.
Đây được xem là một hiện tượng khá lại của thị trường vàng Việt Nam, do việc khan hiếm vàng trong những thời gian cao điểm được trải đều ở tất cả các loại từ vàng miếng, lẫn vàng nhẫn.
Vàng từ xưa đến nay luôn được nhiều người trên các nước chọn là một kim loại quý để cất giữ trong thời buổi bất ổn, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên, việc giá vàng chao đảo cũng đã tạo nên nhiều thiệt thòi cho những người dân có quan niệm mua vàng như của để dành. Bởi chủ yếu họ mua khi có tiền và bán lúc cần tiền, không chủ động tính toán thời điểm mua bán được, nên đôi khi phải chịu thiệt đến hàng triệu đồng khi buộc phải bán ra.
Trước đó, để bình ổn thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông tin sẽ tiếp tục cho phép nhập vàng để tăng nguồn cung ra thị trường. Bằng chứng là trong vài ngày qua, đã có vài đơn vị đã chính thức được nhập vàng nhưng với số lượng hạn chế.
Tuy nhiên, khác với những lần trước đó, dường như phương thuốc cho nhập vàng này đã không phát huy được tác dụng “cắt cơn sốt” của giá vàng, thậm chí khoảng cách chênh lệch ngày càng lớn. Đặc biệt, thị trường vàng vẫn liên tục chao đảo bởi những hiện tượng “lạ” trên.
VnMedia
0 nhận xét