Đầu tháng 10-2011, vựa lúa ĐBSCL ở thời kỳ “giáp hạt”, kết thúc vụ lúa hè-thu, chờ thu hoạch lúa thu-đông. Giá lúa gạo trong vùng tiếp tục tăng cùng những thông tin lạc quan về số lượng, giá xuất khẩu gạo tăng vọt là bước ngoặt tạo tiền đề cho xuất khẩu gạo Việt Nam phát triển.
- Năm 2011 xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo
Từ đầu tháng 10-2011, giá lúa gạo của ĐBSCL tiếp tục nhích lên. Giá lúa ngày 5-10 dao động 6.650 - 6.900 đồng/kg tùy loại, tăng khoảng 1.000 đồng/kg so với tháng trước. Giá gạo nguyên liệu 5% tấm là 9.300 đồng/kg, gạo 15% tấm là 9.200 đồng/kg, tăng khoảng 300 đồng/kg so với tháng trước.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 9 tháng đầu năm 2011 đã xuất khẩu gần 5,9 triệu tấn gạo, đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 9,1% về số lượng và 23,7% về giá trị so với năm rồi. Số lượng gạo theo hợp đồng xuất khẩu còn lại giao từ tháng 10-2011 khoảng 1 triệu tấn. Như vậy, nếu cập nhật số lượng gạo xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, số lượng xuất khẩu vượt xa con số 7 triệu tấn gạo trong năm 2011.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trên 56 USD/tấn trong năm 2011 là tín hiệu tích cực từ thị trường tiêu thụ. Ngoài nguyên nhân khách quan do biến động của giá lương thực trên thế giới, cần ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu. “Các doanh nghiệp đã khắt khe hơn khi mua lúa gạo hàng hóa. Thay vì mua lúa khô của nông dân, năm nay thương lái chuyển sang mua lúa tươi và chủ động sấy lúa, rồi xay xát bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là nguyên nhân gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay đẹp, chất lượng tăng” - chủ một chành gạo ở Tiền Giang nhận định. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đều tỏ ra vui khi ghi nhận chuyển biến này, vì nó tạo ra sự thay đổi căn cơ về chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong khoảng 20 năm qua. Lúa được phơi sấy đúng tiêu chuẩn sẽ tạo ra hạt gạo đẹp, tăng được thời hạn dự trữ…
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 9 tháng đầu năm 2011 đã xuất khẩu gần 5,9 triệu tấn gạo, đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 9,1% về số lượng và 23,7% về giá trị so với năm rồi. Số lượng gạo theo hợp đồng xuất khẩu còn lại giao từ tháng 10-2011 khoảng 1 triệu tấn. Như vậy, nếu cập nhật số lượng gạo xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, số lượng xuất khẩu vượt xa con số 7 triệu tấn gạo trong năm 2011.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng trên 56 USD/tấn trong năm 2011 là tín hiệu tích cực từ thị trường tiêu thụ. Ngoài nguyên nhân khách quan do biến động của giá lương thực trên thế giới, cần ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu. “Các doanh nghiệp đã khắt khe hơn khi mua lúa gạo hàng hóa. Thay vì mua lúa khô của nông dân, năm nay thương lái chuyển sang mua lúa tươi và chủ động sấy lúa, rồi xay xát bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là nguyên nhân gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay đẹp, chất lượng tăng” - chủ một chành gạo ở Tiền Giang nhận định. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đều tỏ ra vui khi ghi nhận chuyển biến này, vì nó tạo ra sự thay đổi căn cơ về chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong khoảng 20 năm qua. Lúa được phơi sấy đúng tiêu chuẩn sẽ tạo ra hạt gạo đẹp, tăng được thời hạn dự trữ…
Thu hoạch lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: ĐỨC TRÍ |
- Tạo giá trị mới cho hạt gạo
Năm 2011, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang đã có nhiều chính sách hỗ trợ để mở rộng hệ thống sấy lúa phục vụ nông dân. Một chuỗi liên hoàn nhằm tạo ra giá trị mới cho lúa gạo ĐBSCL đang được đầu tư và hình thành. Đáng chú ý là những thành công bước đầu của chương trình Cánh đồng mẫu lớn do Bộ NN-PTNT phát động không chỉ nâng cao hiệu quả, chất lượng lúa mà còn tạo ra sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Đến đầu tháng 10-2011, Bộ Công thương đã cấp chứng nhận cho 125 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia xuất khẩu gạo. Trong số này, có khoảng 80 doanh nghiệp đủ điều kiện về kho chứa, hệ thống máy sấy, xay xát. Các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo sẽ được phía ngân hàng hỗ trợ vốn vay ưu đãi về lãi suất để tăng sức cạnh tranh với nước ngoài. Những yêu cầu về hệ thống sấy lúa, xay xát, lau bóng… đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ góp phần tạo lực đẩy giảm tỷ lệ thất thoát lúa gạo sau thu hoạch từ 10% - 15% xuống còn 5% - 6% trong một tương lai gần.
“Nghị định 109 của Chính phủ về xuất khẩu gạo có hiệu lực từ 1-10-2011 sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giảm các trung gian thương mại không cần thiết. Đồng thời cũng là cách để hạn chế tình trạng doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác nhảy vào tham gia, chào giá xuất khẩu thấp, ép giá thu mua lúa của nông dân” - ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch VFA, nhận định.
| |
C.PHONG
Theo SGGP
0 nhận xét