Sắm hệ thống âm thanh với nhiều ngôi nhà không phải là chuyện khó nhưng sắm như thế nào để thể hiện “đẳng cấp” của người nghe và đáng với số tiền bỏ ra mới là “chuyện đau đầu” của nhiều chủ nhà. Lắm khi có tiền chưa hẳn đã chọn được hệ thống như ý muốn!
Chọn loa rời – cần gì?
Trước hết, phải xác định rõ không gian nghe nhạc có diện tích là bao nhiêu để chọn công suất của loa. Diện tích căn phòng sẽ quyết định đến việc chọn công suất của loa.
Khi chọn mua những dàn loa rời, nên chú ý nhiều đến độ nhạy của loa. Độ nhạy của loa thường được đo bằng decibell (dB). Về lý thuyết, loa có độ nhạy khoảng 85 – 88dB được coi là dàn loa có độ nhạy thấp, từ 89 – 92dB ở mức độ trung bình, từ 93dB trở lên là độ nhạy cao. Dân chơi loa cho rằng, độ nhạy càng cao thì loa cần ít công suất, ampli yếu cũng tải được. Theo thiết kế độ nhạy của loa, nếu độ nhạy 86dB cần ampli có công suất tối thiểu 25W, 88dB cần ampli 15W, còn độ nhạy 90dB cần ampli có công suất 9W... Công suất thực và độ nhạy của loa thường được ghi ở tem nằm phía sau loa.
Một yếu tố cũng cân được xem xét khi quyết định chọn mua dàn loa nào đó là xem xét chất lượng của âm trầm. Dân chơi loa chuyên nghiệp cho rằng, âm trầm phát ra từ loa sub phải trộn với âm từ các loa vệ tinh mà người nghe không biết loa sub nằm ở vị trí nào mới là tuyệt đỉnh.
Khi chọn loa, cần có thời gian và kiên nhẫn nghe những dàn loa mà người mua yêu thích. Khi chọn, nên mang theo đĩa nhạc chuẩn về chất lượng âm thanh. Sau khi nghe, không nên chọn ngay dàn loa đó mà nên nghe thêm vài bộ loa khác. Sau đó vài ngày, quay trở lại để nghe một lần nữa để khẳng định về chất lượng của loa đó có hợp với tai và gu nghe nhạc của mình hay không. Lúc đó mới quyết định. Chú ý, dù cùng chung mẫu mã, thương hiệu nhưng khác nơi sản xuất sẽ có giá khác nhau. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất loa đặt hàng gia công bên Trung Quốc. Dù sản xuất theo chuẩn của chính hãng nhưng vẫn không bằng hàng sản xuất tại quốc gia của hãng.
Theo ông Liên An Thạch (hệ thống điện máy Chợ Lớn), đây cũng là nhóm sản phẩm nghe nhìn bán mạnh nhất trong thời gian qua. Nhóm đối tượng mua sắm nhóm sản phẩm này là những người khá “dễ tính” khi nghe nhạc, không muốn cầu kỳ và không phải chi nhiều tiền cho âm thanh gia đình.
Trước hết, phải xác định rõ không gian nghe nhạc có diện tích là bao nhiêu để chọn công suất của loa. Diện tích căn phòng sẽ quyết định đến việc chọn công suất của loa.
Khi chọn loa, cần có thời gian và kiên nhẫn nghe những dàn loa mà người mua yêu thích
Theo lý thuyết mà các nhân viên kỹ thuật “nằm lòng” khi tư vấn cho khách mua: nếu diện tích của căn phòng khoảng 10 mét vuông chỉ cần bộ loa có công suất vài chục watt. Nếu căn phòng có diện tích khoảng 20 mét vuông cần những bộ loa có công suất từ 100 – 150 watt. Theo tư vấn, khi chọn loa nên chọn loa dư công suất so với căn phòng để “trừ hao” vào cấu trúc và thiết kế của căn phòng.
Khi chọn mua những dàn loa rời, nên chú ý nhiều đến độ nhạy của loa. Độ nhạy của loa thường được đo bằng decibell (dB). Về lý thuyết, loa có độ nhạy khoảng 85 – 88dB được coi là dàn loa có độ nhạy thấp, từ 89 – 92dB ở mức độ trung bình, từ 93dB trở lên là độ nhạy cao. Dân chơi loa cho rằng, độ nhạy càng cao thì loa cần ít công suất, ampli yếu cũng tải được. Theo thiết kế độ nhạy của loa, nếu độ nhạy 86dB cần ampli có công suất tối thiểu 25W, 88dB cần ampli 15W, còn độ nhạy 90dB cần ampli có công suất 9W... Công suất thực và độ nhạy của loa thường được ghi ở tem nằm phía sau loa.
Một yếu tố cũng cân được xem xét khi quyết định chọn mua dàn loa nào đó là xem xét chất lượng của âm trầm. Dân chơi loa chuyên nghiệp cho rằng, âm trầm phát ra từ loa sub phải trộn với âm từ các loa vệ tinh mà người nghe không biết loa sub nằm ở vị trí nào mới là tuyệt đỉnh.
Khi chọn loa, cần có thời gian và kiên nhẫn nghe những dàn loa mà người mua yêu thích. Khi chọn, nên mang theo đĩa nhạc chuẩn về chất lượng âm thanh. Sau khi nghe, không nên chọn ngay dàn loa đó mà nên nghe thêm vài bộ loa khác. Sau đó vài ngày, quay trở lại để nghe một lần nữa để khẳng định về chất lượng của loa đó có hợp với tai và gu nghe nhạc của mình hay không. Lúc đó mới quyết định. Chú ý, dù cùng chung mẫu mã, thương hiệu nhưng khác nơi sản xuất sẽ có giá khác nhau. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất loa đặt hàng gia công bên Trung Quốc. Dù sản xuất theo chuẩn của chính hãng nhưng vẫn không bằng hàng sản xuất tại quốc gia của hãng.
“Rạp hát tại gia” – dễ nghe, dễ chọn
Trên thị trường, nhiều nhà sản xuất đã có đủ sản phẩm cho nhóm âm thanh “home theater” để cho người tiêu dùng lựa chọn: Yamaha, Samsung, Philips, Sony, Panasonic… với giá dao động từ 2,5 – 18,9 triệu đồng. Trong nhóm sản phẩm này, phân khúc giá từ 5 – 9 triệu đồng được các nhà sản xuất và khách hàng quan tâm.
Theo ông Liên An Thạch (hệ thống điện máy Chợ Lớn), đây cũng là nhóm sản phẩm nghe nhìn bán mạnh nhất trong thời gian qua. Nhóm đối tượng mua sắm nhóm sản phẩm này là những người khá “dễ tính” khi nghe nhạc, không muốn cầu kỳ và không phải chi nhiều tiền cho âm thanh gia đình.
Theo Hoàng My (Sài Gòn Tiếp Thị)
Theo NLĐ
0 nhận xét