LTS: Liên tiếp trong 2 số báo vừa qua, Báo SGGP đã đăng về việc đề xuất tăng giá vé máy bay của Vietnam Airlines (VNA). Vấn đề này nếu được thông qua sẽ tác động nhiều mặt và dư luận vẫn tiếp tục lo ngại về việc giá vé máy bay có thể tăng mạnh sau khi có thông tin sẽ nới trần giá vé máy bay tới 1,5 lần. Để rộng đường dư luận, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ GT-VT kiêm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, về vấn đề này.
* Phóng viên: Xin ông cho biết, trong bối cảnh người dân đang khó khăn vì giá cả leo thang, việc giá vé máy bay có thể tăng vào thời điểm này có được cho là hợp lý?
* Ông PHẠM QUÝ TIÊU: Trước hết cần phải hiểu đúng về việc nới giá trần. Ở đây, việc nới giá trần không hoàn toàn có nghĩa là tăng giá vé mà thực chất là một giải pháp, giúp các doanh nghiệp hàng không chủ động và linh hoạt hơn trong việc xây dựng hệ thống giá vé linh hoạt. Nếu giá trần thấp, giá vé sẽ đóng đinh ở một hoặc vài ba mức giá với chênh lệch không đáng kể. Trong khi đó, giá trần càng cao thì doanh nghiệp có thể đưa ra được nhiều mức giá khác nhau, trong đó có những mức giá cực thấp trong khoảng thời gian thấp điểm và hành khách có thể lựa chọn mức giá phù hợp với túi tiền của mình. Có một thực tế, vào các dịp cao điểm vận tải, tình trạng bay lệch đầu (quá tải chiều đi, rỗng chiều về) trở thành một áp lực đối với các doanh nghiệp hàng không. Việc đa dạng giá vé với mức tăng cao ở chiều đông khách và mức giá thấp chiều vắng khách nhằm tác động đến điều tiết nhu cầu thị trường theo hướng có lợi cho cả doanh nghiệp và hành khách.
* Phóng viên: Xin ông cho biết, trong bối cảnh người dân đang khó khăn vì giá cả leo thang, việc giá vé máy bay có thể tăng vào thời điểm này có được cho là hợp lý?
* Ông PHẠM QUÝ TIÊU: Trước hết cần phải hiểu đúng về việc nới giá trần. Ở đây, việc nới giá trần không hoàn toàn có nghĩa là tăng giá vé mà thực chất là một giải pháp, giúp các doanh nghiệp hàng không chủ động và linh hoạt hơn trong việc xây dựng hệ thống giá vé linh hoạt. Nếu giá trần thấp, giá vé sẽ đóng đinh ở một hoặc vài ba mức giá với chênh lệch không đáng kể. Trong khi đó, giá trần càng cao thì doanh nghiệp có thể đưa ra được nhiều mức giá khác nhau, trong đó có những mức giá cực thấp trong khoảng thời gian thấp điểm và hành khách có thể lựa chọn mức giá phù hợp với túi tiền của mình. Có một thực tế, vào các dịp cao điểm vận tải, tình trạng bay lệch đầu (quá tải chiều đi, rỗng chiều về) trở thành một áp lực đối với các doanh nghiệp hàng không. Việc đa dạng giá vé với mức tăng cao ở chiều đông khách và mức giá thấp chiều vắng khách nhằm tác động đến điều tiết nhu cầu thị trường theo hướng có lợi cho cả doanh nghiệp và hành khách.
Tăng giá trần vé máy bay có thu hút khách du lịch? Ảnh: VĂN NGỌC |
* Có ý kiến cho rằng giá vé máy bay trong nước cao so với giá vé các hãng quốc tế, vậy ông có thể giải thích rõ hơn về cơ sở của việc nới giá trần này?
* Hiện nhiều nước trên thế giới không còn quản lý giá trần vé máy bay mà để cho thị trường tự điều tiết. Chính vì vậy họ có rất nhiều mức giá khác nhau và chúng ta nhìn tổng thể thì thấy giá vé thấp nhiều hơn giá vé cao. Tôi khẳng định, giá vé máy bay trong nước của chúng ta không cao hơn so với các nước. Còn về việc nới giá trần và giá nhiên liệu chiếm tới hơn 40% chi phí bay, cộng thêm sự biến động tỷ giá ngoại tệ (bán vé thu bằng tiền đồng, nhưng mua nhiên liệu, vật tư… bằng ngoại tệ) đã và đang khiến nhiều hãng hàng không nội địa càng bay càng cụt vốn. Bằng chứng là Indochina Airlines đã biến mất sau một thời gian ngắn hoạt động, Vietjet Air hoãn bay nhiều lần, Air Mekong tuyên bố cố gắng đảm bảo lỗ có lộ trình, Jetstar Pacific (JP) thiếu vốn và đang rục rịch tái cấu trúc, VNA lấy đường bay quốc tế và các ngành nghề khác hỗ trợ cho đường bay nội địa… Nếu không nới giá trần, các doanh nghiệp hàng không nội địa sẽ càng gặp khó khăn và khó cạnh tranh trong bối cảnh thị trường hàng không đang bị chia sẻ như hiện nay.
* Nhưng không phải lúc nào hành khách, nhất là các doanh nghiệp cũng chủ động được kế hoạch đi lại của mình và như vậy họ vẫn phải chấp nhận mức giá rất cao?
* Hiện các doanh nghiệp hàng không đang tính toán phương án tăng giá vé, Bộ GTVT đã yêu cầu doanh nghiệp cung cấp những số liệu cụ thể về số lượng vé bán ở mỗi mức giá khác nhau. Mặc dù chưa có số liệu chính thức, nhưng theo tôi số lượng vé máy bay ở mức trần được bán rất thấp so với số lượng vé có mức giá thấp hơn. Sắp tới, chúng tôi sẽ công khai những số liệu này để cho thấy các doanh nghiệp hàng không không dễ dàng “hưởng lợi” từ mức giá trần này.
* việc áp dụng giá vé mới có thể được bắt đầu vào thời điểm nào?
* Bộ GTVT đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng phương án giá vé mới trong tháng 9. Theo lộ trình, trong tháng 10, Bộ GTVT sẽ làm việc với Bộ Tài chính. Nếu hai bộ thống nhất thì giá trần mới có thể sẽ được áp dụng từ tháng 11-2011. Đến thời điểm này, Bộ GTVT vẫn chưa nhận được đầy đủ các phương án giá vé mới của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nới trần giá vé máy bay đã được Chính phủ cho phép, nên Bộ GTVT sẽ tích cực thúc đẩy để có thể thực hiện đúng lộ trình.
* Hiện nhiều nước trên thế giới không còn quản lý giá trần vé máy bay mà để cho thị trường tự điều tiết. Chính vì vậy họ có rất nhiều mức giá khác nhau và chúng ta nhìn tổng thể thì thấy giá vé thấp nhiều hơn giá vé cao. Tôi khẳng định, giá vé máy bay trong nước của chúng ta không cao hơn so với các nước. Còn về việc nới giá trần và giá nhiên liệu chiếm tới hơn 40% chi phí bay, cộng thêm sự biến động tỷ giá ngoại tệ (bán vé thu bằng tiền đồng, nhưng mua nhiên liệu, vật tư… bằng ngoại tệ) đã và đang khiến nhiều hãng hàng không nội địa càng bay càng cụt vốn. Bằng chứng là Indochina Airlines đã biến mất sau một thời gian ngắn hoạt động, Vietjet Air hoãn bay nhiều lần, Air Mekong tuyên bố cố gắng đảm bảo lỗ có lộ trình, Jetstar Pacific (JP) thiếu vốn và đang rục rịch tái cấu trúc, VNA lấy đường bay quốc tế và các ngành nghề khác hỗ trợ cho đường bay nội địa… Nếu không nới giá trần, các doanh nghiệp hàng không nội địa sẽ càng gặp khó khăn và khó cạnh tranh trong bối cảnh thị trường hàng không đang bị chia sẻ như hiện nay.
* Nhưng không phải lúc nào hành khách, nhất là các doanh nghiệp cũng chủ động được kế hoạch đi lại của mình và như vậy họ vẫn phải chấp nhận mức giá rất cao?
* Hiện các doanh nghiệp hàng không đang tính toán phương án tăng giá vé, Bộ GTVT đã yêu cầu doanh nghiệp cung cấp những số liệu cụ thể về số lượng vé bán ở mỗi mức giá khác nhau. Mặc dù chưa có số liệu chính thức, nhưng theo tôi số lượng vé máy bay ở mức trần được bán rất thấp so với số lượng vé có mức giá thấp hơn. Sắp tới, chúng tôi sẽ công khai những số liệu này để cho thấy các doanh nghiệp hàng không không dễ dàng “hưởng lợi” từ mức giá trần này.
* việc áp dụng giá vé mới có thể được bắt đầu vào thời điểm nào?
* Bộ GTVT đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng phương án giá vé mới trong tháng 9. Theo lộ trình, trong tháng 10, Bộ GTVT sẽ làm việc với Bộ Tài chính. Nếu hai bộ thống nhất thì giá trần mới có thể sẽ được áp dụng từ tháng 11-2011. Đến thời điểm này, Bộ GTVT vẫn chưa nhận được đầy đủ các phương án giá vé mới của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nới trần giá vé máy bay đã được Chính phủ cho phép, nên Bộ GTVT sẽ tích cực thúc đẩy để có thể thực hiện đúng lộ trình.
BÍCH QUYÊN (thực hiện)
Theo SGGP
0 nhận xét