Nghi án lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng chứng khoán


 
Những ngày qua, giới đầu tư chứng khoán bị rúng động trước những tin đồn về một vụ vỡ nợ mà nạn nhân là các CTCK và giới “cò” OTC.
Nỗi đau môi giới

Theo thông tin có 2 nhân vật chính đã tiến hành những vụ lừa đảo với tổng số thiệt hại có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nhân vật thứ nhất là P. có biệt danh P. “đen”, chuyên huy động vốn từ những người làm môi giới trên thị trường OTC, với lãi suất “khủng” từ 5-7,5%/tháng, tức 60-90%/năm.

Ngay từ khi bắt đầu huy động, P. cũng là một nhân vật "có số má” đối với các môi giới OTC. Lấy lý do thị trường OTC khó khăn, chuyển hướng sang cho vay đáo hạn ngân hàng, P. kêu gọi những người khác bỏ vốn với mình. Từ một số người góp vốn đầu tiên và được trả lãi đầy đủ đã lôi kéo thêm nhiều người khác “nộp mạng” cho P..

Ban đầu, nhiều người tỏ ra nghi ngờ P. nhưng sau khoảng 1 năm thấy nhân vật này vẫn không “bể” lại nghĩ rằng P. làm ăn nghiêm túc nên đem tiền của mình góp thêm. Trong khi TTCK khó khăn, thị trường OTC hoạt động yếu ớt, bất động sản đóng băng, còn đầu tư vào vàng cũng không hề đơn giản, chỉ đưa 1 tỷ cho P. là mỗi tháng có 50-75 triệu đồng tiền lãi nên nhiều môi giới OTC bị mờ mắt.

Nói đến những môi giới OTC, dân chứng khoán đều biết rằng đây là những người cực kỳ nhạy bén, thậm chí rất “ma”. Vậy mà vẫn có những người làm môi giới 4-5 năm, tích cóp hơn 5 tỷ đồng, cũng gửi cho P. “đen” với mục đích “sinh lãi" an toàn.

Số tiền huy động được từ “cò” lớn có, “cò” nhỏ có, ngoài việc tiêu xài phung phí như xây nhà, đổi xe hơi xịn liên tục, P. đưa cho một “đối tác” khác của mình tên N. “xoay vòng”.

Bi kịch của CTCK

N. được đồn là vợ của một nhân vật khá có tiếng trong giới tài chính, đã tiến hành mở tài khoản tại nhiều CTCK khác nhau. Tại CTCK nào N. cũng là khách hàng VIP vì số vốn vài chục tỷ đồng và cũng có “danh” của chồng làm bảo chứng

Sau một thời gian giao dịch, “đánh” mạnh và chi “sộp”, N. nghiễm nhiên trở thành khách hàng thân thiết của các CTCK và được hưởng những đặc quyền như tăng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy và chậm thanh toán.

Theo nguồn tin riêng, CTCK P. với hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp cho 300 tỷ đồng đã “dành trọn” để N. lướt sóng. Tính từ tháng 5-2010 đến nay, TTCK giảm nhiều hơn tăng, khó khăn ngày càng chồng chất, càng đánh lớn, càng lỗ nặng. Thua lỗ, cộng với áp lực trả lãi với lãi suất khủng N. lại càng say máu hơn nữa.

Sau khi để lại cục nợ tại CTCK này do sử dụng đòn bẩy, thay vì đóng tiền, N. lại sang CTCK khác mở tài khoản và lấy tiền do P. “đen” huy động và đánh tiếp.

Cứ “bài” này, N. hại hết CTCK này đến CTCK khác và tổng số nợ mà N. đã hại các CTCK phải “gánh” được tính bằng con số hàng trăm tỷ đồng và chủ nợ là các NHTMCP. Cũng cần nói thêm về các CTCK, với áp lực về thị phần, doanh số, đã cấp đòn bẩy không tiếc tay cho các khách hàng của mình đến khi “có chuyện” cũng gần như bất lực.

Bởi lẽ, do mối quan hệ với khách VIP, nhiều giao dịch có khi chỉ thông qua điện thoại, hoặc khách ngồi ngay sàn nói đặt lệnh. Cá biệt, nhiều trường hợp khách VIP giao dịch thiếu tiền, hẹn chiều hoặc sáng mai thanh toán, CTCK cũng “ok” không chút do dự. Chưa kể đến vấn đề sử dụng đòn bẩy mới chỉ được luật hóa rõ ràng trong thời gian gần đây, vì vậy những hợp đồng trước đó, muốn kiện tụng cũng không hề đơn giản.

Và điểm cuối cùng là không CTCK nào muốn “to tiếng” thông báo với các CTCK bạn về sai lầm của mình để cảnh báo vì điều này chẳng khác nào tự nhận mình “ngu”. Nuốt trái đắng vì lỗ đó.

Cái chết được báo trước

Như đã nói ban đầu, P. “đen” huy động đưa tiền cho N. đầu tư và phải trả lãi rất cao. Vì vậy, để giải quyết được bài toán trả lãi, không có cách gì khác hơn là phải huy động từ người sau trả cho người trước hoặc lấy gốc để trả lãi. Trong trường hợp của N. và P. số tiền này còn bị “bào mòn” bởi sự thua lỗ trong đầu tư chứng khoán.

Với biện pháp trên, khi không thể huy động được thêm tiền, hoặc số tiền thua lỗ quá lớn, không thể bù đắp, các CTCK “bắt bài” được N. thì ngày tận số của 2 nhân vật này cũng đã điểm. Điều đáng nói ở đây là việc P. và N. duy trì được những hành động của mình đến tận 2 năm là rất “cao thủ”, đến mức độ một môi giới OTC kỳ cựu phải thốt lên rằng 2 nhân vật này còn giỏi hơn cả… những cao thủ từng vào tù.

CTCK K. được đồn là “điểm đến” cuối cùng của N., đáng chú ý là N. lại có cả cổ phần của CTCK này. Do CTCK K. vốn có quy trình quản lý rủi ro cực kỳ chặt chẽ, nên N. gặp khá nhiều khó khăn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Khoảng 2 tuần trước, khi bắt đầu có những thông tin về việc N. và P. bị các cơ quan an ninh đưa vào tầm ngắm, CTCK K. đã mạnh tay bán ra toàn bộ danh mục của N. đồng thời khi N. không thanh toán được số tiền nợ, CTCK K. cũng “siết” luôn cổ phần tại CTCK K. của N. và chuyển sang cho người khác.

Theo một số thông tin khác nhau, do N. đi đến một số CTCK sử dụng đòn bẩy lớn, vì vậy N. cũng kết thân với những chiến hữu nhằm hỗ trợ về mặt uy tín, thậm chí vay hộ N. để giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, đường dây huy động vốn của P. cũng được đồn đại là ra tận đến ngoài Bắc.

Vì vậy, khi bắt đầu không có khả năng trả lãi, chủ nợ của P. và N. từ Bắc đã vào trong Nam để truy tìm, cá biệt còn thuê cả xã hội đen. Và cuối tuần qua, do lo sợ tính mạng của mình, N. đã tiến hành đầu thú với các cơ quan an ninh.

Một điều rất dễ thấy là khi TTCK càng khó khăn, những vụ lừa đảo, vỡ nợ sẽ xảy ra ngày một nhiều và quy mô ngày một lớn. Điều này cho thấy hoạt động của các CTCK, hay hệ thống tín dụng dành cho các CTCK có quá nhiều kẽ hở về quản lý, phòng ngừa rủi ro. Và không loại trừ trong thời gian tới sẽ còn có những tin xấu liên quan đến các vụ vỡ nợ “khủng” hơn nữa.

(theo Sài Gòn đầu tư tài chính)

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia