Ngày 6/10, Nga đã lên tiếng cảnh báo nước này có thể sẽ ngừng hợp tác với Mỹ và NATO trong vấn đề lá chắn tên lửa ở châu Âu.
Trong một tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng chỉ trích Washington vì đã đơn phương đưa ra quyết định về vấn đề lá chắn tên lửa mà “thiếu thảo luận tập thể” và phớt lờ ý kiến của tất cả các bên liên quan.
Tuyên bố này có đoạn: “Nếu việc này còn tiếp tục, thì cơ hội đưa vấn đề phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu từ thế đối đầu sang hợp tác tại Hội nghị thượng đỉnh NATO-Nga có thể sẽ hoàn toàn biến mất”.
Nga đưa ra tuyên bố trên ngay sau khi Tây Ban Nha tuyên bố sẽ sớm đưa ra quyết định tham gia dự án lá chắn tên lửa châu Âu cùng với Romania, Ba Lan, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia đã nhất chí triển khai các phần quan trọng trong hệ thống này trên lãnh thổ của mình. Theo đó, Tây Ban Nha sẽ cho phép Mỹ triển khai một số lượng lớn tàu tuần dương Hải quân trên lãnh thổ nước này.
Trong một diễn biến liên quan khác, cũng trong hôm qua, Tổng thư ký NATO – Anders Fogh Rasmussen cho biết kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu của NATO sẽ được triển khai một cách đầy đủ vào năm 2018.
“Chúng tôi mong rằng hệ thống này sẽ được triển khai đầy đủ vào năm 2018”, ông Rasmussen nói sau Hội nghị bộ trưởng quốc phòng của các nước thành viên NATO tại Brussels.
Kế hoạch lá chắn tên lửa trên của NATO đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phía Nga. Mặc dù, Mỹ và NATO nhiều lần khẳng định hệ thống lá chắn tên lửa này không nhằm vào Nga mà nhằm đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ các quốc gia như Iran, CHDCND Triều Tiên nhưng Nga vẫn cho rằng, hệ thống trên nếu được triển khai sẽ là một mối đe dọa lớn tới an ninh nước họ.
Trước đó, tại buổi phỏng vấn tờ nhật báo thương nhân Kommersant của Nga, Đại sứ Mỹ tại Moscow – ông John Beyrle cho biết Nga và Mỹ sẽ ký kết một thỏa thuận về hệ thống trao đổi thông tin về lá chắn tên lửa của châu Âu trong Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Chicago.
Nhà ngoại giao này cho biết hệ thống trao đổi thông tin trên sẽ bao gồm cả việc trao đổi về kỹ thuật lẫn hai trung tâm chỉ huy nhằm giám sát, theo dõi các vụ phóng tên lửa trên toàn thế giới cũng như phân tích các mối đe dọa hạt nhân, tên lửa tiềm tàng.
Trong một tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng chỉ trích Washington vì đã đơn phương đưa ra quyết định về vấn đề lá chắn tên lửa mà “thiếu thảo luận tập thể” và phớt lờ ý kiến của tất cả các bên liên quan.
Tuyên bố này có đoạn: “Nếu việc này còn tiếp tục, thì cơ hội đưa vấn đề phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu từ thế đối đầu sang hợp tác tại Hội nghị thượng đỉnh NATO-Nga có thể sẽ hoàn toàn biến mất”.
Nga đưa ra tuyên bố trên ngay sau khi Tây Ban Nha tuyên bố sẽ sớm đưa ra quyết định tham gia dự án lá chắn tên lửa châu Âu cùng với Romania, Ba Lan, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia đã nhất chí triển khai các phần quan trọng trong hệ thống này trên lãnh thổ của mình. Theo đó, Tây Ban Nha sẽ cho phép Mỹ triển khai một số lượng lớn tàu tuần dương Hải quân trên lãnh thổ nước này.
Trong một diễn biến liên quan khác, cũng trong hôm qua, Tổng thư ký NATO – Anders Fogh Rasmussen cho biết kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu của NATO sẽ được triển khai một cách đầy đủ vào năm 2018.
“Chúng tôi mong rằng hệ thống này sẽ được triển khai đầy đủ vào năm 2018”, ông Rasmussen nói sau Hội nghị bộ trưởng quốc phòng của các nước thành viên NATO tại Brussels.
Kế hoạch lá chắn tên lửa trên của NATO đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phía Nga. Mặc dù, Mỹ và NATO nhiều lần khẳng định hệ thống lá chắn tên lửa này không nhằm vào Nga mà nhằm đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ các quốc gia như Iran, CHDCND Triều Tiên nhưng Nga vẫn cho rằng, hệ thống trên nếu được triển khai sẽ là một mối đe dọa lớn tới an ninh nước họ.
Trước đó, tại buổi phỏng vấn tờ nhật báo thương nhân Kommersant của Nga, Đại sứ Mỹ tại Moscow – ông John Beyrle cho biết Nga và Mỹ sẽ ký kết một thỏa thuận về hệ thống trao đổi thông tin về lá chắn tên lửa của châu Âu trong Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Chicago.
Nhà ngoại giao này cho biết hệ thống trao đổi thông tin trên sẽ bao gồm cả việc trao đổi về kỹ thuật lẫn hai trung tâm chỉ huy nhằm giám sát, theo dõi các vụ phóng tên lửa trên toàn thế giới cũng như phân tích các mối đe dọa hạt nhân, tên lửa tiềm tàng.
Theo VnMedia
0 nhận xét