Iran 'gọi', Mỹ có 'trả lời'?

Một vài dấu hiệu mới đây chứng tỏ Iran sẵn sàng thỏa hiệp về chương trình hạt nhân của mình nhưng chính quyền Obama có sẵn sàng lắng nghe?

Iran chìa tay...

Không đơn giản để làm thay đổi ý chí của Tehran, đặc biệt là chương trình hạt nhân gây tranh cãi của họ. Tuy nhiên, thời gian gần đây Iran gửi tín hiệu sẵn sàng thỏa hiệp và đặt ra một số vấn đề cụ thể trên bàn đàm phán.

Tuy nhiên, bàn đàm phán có thể vấp phải những khó khăn không lường trước được ngay cả những nhà ngoại giao có đầu óc nhất cũng khó mà tìm ra biện pháp thỏa đáng, dù trước mắt là tín hiệu lạc quan từ phía Iran.


Iran phát tín hiệu sẵn sàng nối lại đàm phán hạt nhân.
Ảnh minh họa
Đầu tháng 9, Phó Tổng thống Fereydoun Abbasi tuyên bố rằng Tehran sẽ cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) "giám sát toàn diện” chương trình hạt nhân của Iran nếu các biện pháp trừng phạt áp đặt bởi Liên Hiệp Quốc và thế giới đối với Iran bị bãi bỏ.

Cùng thời gian đó, Saeed Jalili, thư ký hội đồng an ninh tối cao Iran gửi một bức điện tín đến 6 bên tham gia đàm phán với Iran, rằng Iran sẵn sàng nối lại đàm phán về vấn đề hạt nhân mà không cần điều kiện tiên quyết, Iran sẵn sàng hợp tác kế hoạch hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt và an toàn hạt nhân.

Ngay sau đó, Iran hoan nghênh những nỗ lực của Nga nhằm nối lại đàm phán 6 bên. Kể từ mùa xuân năm ngoái, Nga nỗ lực từng bước khởi động lại cuộc hội đàm, trong đó mỗi bên tham gia vào các biện pháp xây dựng lòng tin, bao gồm cả việc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt của Liêp Hiệp Quốc.

Giữa tháng 9, phản ứng lại kế hoạch của Nga, ông Jalili tuyên bố: “Người bạn Nga của chúng tôi đề nghị xây dựng cơ sở và bắt đầu cho cuộc đàm phán dựa trên hợp tác khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn hạt nhân”. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, nếu Iran đình chỉ sản xuất các loại máy ly tâm, Nga sẽ không ủng hộ bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào đối với nước này.

Và cuối cùng, trong một loạt các cuộc phỏng vấn với báo chí Mỹ, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đề xuất Iran sẵn sàng đình chỉ hoạt động sản xuất hạt nhân nếu Mỹ đồng ý bán các thanh nhiên liệu hạt nhân uranium loại 20% cho Iran.

Thực tế những nhân nhượng này chưa phải là hy sinh lớn đối với Iran. Hiện nay, dù Iran sở hữu 70 kg uranium đã làm giàu tới 20% và một 4.500 kg làm giàu tới 3,5%, nhưng kho nhiên liệu uranium làm giàu mức 20% đang cạn dần và có thể không đủ phục vụ mục đích nghiên cứu.

Ngoài ra, bởi những biện pháp trừng phạt quốc tế và các vấn đề công nghệ khác, Iran đang phải đối mặt với khó khăn ngày càng tăng trong việc sản xuất các máy ly tâm mới, có thể thiếu một số nhiên liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu.

Thêm vào đó, dù Iran cho phép IAEA tham gia giám sát toàn diện chương trình hạt nhân của nước này nhưng các quan chức Iran không tiết lộ rõ ràng chính xác mức độ cụ thể của việc giám sát. Điều này có nghĩa là IAEA có thể chỉ được "cưỡi ngựa" xem chương trình hạt nhân của Iran, Iran không thực hiện đầy đủ các cam kết của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Tóm lại, Iran chưa từng đưa ra lời giải thích đầy đủ về chương trình hạt nhân. Thái độ lập lờ này khiến mọi người không thể xác định được Iran đang nghiêm túc hay đùa cợt trên bàn đàm phán. 

Có lẽ, việc đi đến một cái kết cho về chương trình hạt nhân Iran vẫn còn là câu hỏi chưa có lời đáp, dù Iran phát tín hiệu sẵn sàng nối lại đàm phán và tìm giải pháp cho bế tắc hạt nhân hiện thời.

...Mỹ có nắm lấy?

Cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ dường như chưa sẵn sàng nói chuyện với Iran trên bàn đàm phán. Chính quyền Obama dường như không mặn mà lắm với lời đề nghị của Iran, thậm chí còn bác bỏ những gì Iran đề nghị và cho rằng đây chỉ là “bùa chú” mà Iran tung ra trước thềm phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Các quan chức Mỹ, bao gồm cả Tổng thống Obama tuyên bố có xảy ra hành động quân sự với Iran hay không còn tuỳ thuộc vào tiến triển hạt nhân của Iran. Tổng thống Pháp Sarkozy cảnh báo rằng tham vọng hạt nhân và sự phát triển tên lửa đạn đạo của quân đội Iran tạo thành một mối đe dọa ngày càng tăng, có thể gây một cuộc chiến chống lại Iran.

 Vấn đề hạt nhân Iran có thể là cơ hội quyết định ông Obama có tái nhiệm hay không. Ảnh minh họa
Ngay cả những nhà phân tích có đầu óc nhất cũng không thể đoán được ý định của Iran, đặt ra những nghi ngờ về khả năng hạt nhân quân sự Iran đang tiến hành. Tuy nhiên, để hiểu được Iran thì biện pháp tốt nhất là cùng ngồi vào bàn đàm phán thay vì kiểu thờ ơ hiện tại của chính quyền Obama đang làm. Nói cách khác, một số chuyên gia cho rằng chính quyền Obama khó có thể phá vỡ thế bế tắc ngoại giao này

Trong những năm gần đây, một số các nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran bị ám sát hoặc bị thương trong các cuộc tấn công của tình báo phương Tây hoặc Israel. Chỉ mới tuần trước, Mỹ bí mật cung cấp cho Israel 55 quả bom chuyên dụng phá hầm ngầm có sức công phá cực mạnh, có thể được sử dụng chống lại các chương trình nghiên cứu hạt nhân của Iran.

Theo The Diplomat, đối với Tổng thống Obama vấn đề hạt nhân Iran có thể là cơ hội quyết định ông có tái nhiêm hay không bởi bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới chỉ gần như xoay quanh các vấn đề quốc nội: phát triển kinh tế, thất nghiệp, khủng hoảng nợ của Chính phủ, thâm hụt ngân sách… những vấn đề rất khó với Obama. Nếu Obama thành công trong đối ngoại, đặc biệt là vấn đề hạt nhân Iran thì ông có lợi thế để tái nhiệm trong cuộc bầu cử năm tới.

Hơn hết, nếu thực hiện lời đề xuất của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, Mỹ sẽ phần nào xoa dịu được mối ác cảm của người dân Iran và các lực lượng chống Mỹ tại quốc gia Hồi giáo này. Rõ ràng, lời đề nghị của Tổng thống Ahmadinejad là cơ hội hiếm có để tháo nút thắt trong hồ sơ hạt nhân hiện nay. Iran chìa tay. Chỉ còn chờ Mỹ có nắm lấy hay không?
Hoàng Linh (theo Diplomat)
Theo Đất Việt

Tags: , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia