Chỉ trong một thời gian ngắn trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ vỡ nợ từ vài trăm đến nghìn tỷ, sáng 18/10, trao đổi với VnMedia, Đại tá Đinh Văn Toản, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho biết, sẽ còn nhiều vụ vỡ nợ nữa nhưng các chủ nợ đang cố tìm cách che giấu dưới vỏ bọc giàu sang.
- Thời gian gần đây trên địa bàn thành phố liên tiếp xảy ra các vụ vỡ nợ từ vài trăm tỷ đến hàng nghìn tỷ đồng. Công an thành phố có nắm được những vụ việc này?
Từ Tết tới nay trên các quận, huyện nội ngoại thành Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ có tính chất vỡ nợ. Hiện Công an thành phố đang điều tra một số vụ như ở Đan Phượng với con số gần 300 tỷ. Phú Xuyên gần 400 tỷ. Gần đây nhất, theo báo cáo của Công an quận Cầu Giấy, vụ vỡ nợ trên địa bàn quận cũng nên tới trên dưới 100 tỷ.
Các vụ này xảy ra chủ yếu dưới dạng vỡ nợ, các đối tượng gom vốn của dân trả lãi suất cao, trong đó một số vụ liên quan tới vay nợ ngân hàng, có dấu hiệu nợ xấu không có tiền trả. Hiện cơ quan công an đang xác minh một vài vụ, thấp thì khoảng 70 tỷ, nhiều lên đến vài trăm tỷ.
Ngoài các vụ đã bị phát giác trên, hiện nay cơ quan điều tra đang tiếp nhận được nhiều đơn thư tố cáo của người dân bằng các hành vi dùng các giấy tờ giả, để thế chấp như sổ đỏ giả, dùng thủ đoạn làm phô tô màu, con dấu giả, sử dụng phôi sổ đỏ giả để vay thế chấp hàng trăm tỷ đồng. Hiện Công an thành phố đang chỉ đạo Phòng PC46 khởi tố, bắt giam một số đối tượng liên quan.
Không chỉ dừng ở đó, các đối tượng còn lừa người dân bằng cách lừa đảo chạy dự án phát triển đô thị với số tiến lớn có vụ lên tới 50 – 60 tỷ đồng. Tuy nhiên khả năng thu hồi rất thấp. Có vụ hàng trăm tỷ đồng, nhưng chỉ thu hồi được 300 – 500 triệu đồng.
Theo hồ sơ điều tra, hiện nay còn nhiều vụ, trong khi người dân còn chưa biết, hoặc là các đối tượng lừa đảo còn đang che đậy bằng nhiều hình thức: đi bằng xe đắt tiền, đeo nhiều vàng trên người, ăn tiêu xả láng, sinh hoạt hoang phí… khiến nhiều người dân không biết
- Theo ông sở dĩ chỉ trong một thời gian ngắn mà trên địa bàn thành phố liên tục xảy ra các vụ vỡ nợ tiền tỷ là do đâu?
Theo tôi đó là do nguyên nhân lan truyền. Thời điểm vừa rồi Chính phủ thực hiện các giải pháp để thực hiện mục tiêu nghị quyết 11, trong đó chỉ đạo trên lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đó là vấn đề hạn chế cho vay phi sản xuất, không cho vay đối với đối tượng kinh doanh không trực tiếp sản xuất.
Thứ hai là các quy định trần lãi suất hay bình ổn giá, quản lý lĩnh vực vàng và ngoại hối… đã tác động tới một số thị trường, lớn nhất là thị trường bất động sản đóng băng, giá nhà đất bị kéo xuống, các dự án nhà đất không được triển khai…
Theo số liệu hiện có hàng trăm dự án đóng băng, hàng nghìn căn hộ không bán được. Đặc biệt trong các năm 2009, 2010 giá BĐS bị các đối tượng đẩy lên và làm giá nhiều, trong khi đó, quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực BĐS quá lớn, đi quá xa, không đúng với đời sống thực tế. Các khu đô thị có hàng trăm khu biệt thự bị bỏ hoang.
- Thời gian gần đây trên địa bàn thành phố liên tiếp xảy ra các vụ vỡ nợ từ vài trăm tỷ đến hàng nghìn tỷ đồng. Công an thành phố có nắm được những vụ việc này?
Từ Tết tới nay trên các quận, huyện nội ngoại thành Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ có tính chất vỡ nợ. Hiện Công an thành phố đang điều tra một số vụ như ở Đan Phượng với con số gần 300 tỷ. Phú Xuyên gần 400 tỷ. Gần đây nhất, theo báo cáo của Công an quận Cầu Giấy, vụ vỡ nợ trên địa bàn quận cũng nên tới trên dưới 100 tỷ.
Các vụ này xảy ra chủ yếu dưới dạng vỡ nợ, các đối tượng gom vốn của dân trả lãi suất cao, trong đó một số vụ liên quan tới vay nợ ngân hàng, có dấu hiệu nợ xấu không có tiền trả. Hiện cơ quan công an đang xác minh một vài vụ, thấp thì khoảng 70 tỷ, nhiều lên đến vài trăm tỷ.
Ngoài các vụ đã bị phát giác trên, hiện nay cơ quan điều tra đang tiếp nhận được nhiều đơn thư tố cáo của người dân bằng các hành vi dùng các giấy tờ giả, để thế chấp như sổ đỏ giả, dùng thủ đoạn làm phô tô màu, con dấu giả, sử dụng phôi sổ đỏ giả để vay thế chấp hàng trăm tỷ đồng. Hiện Công an thành phố đang chỉ đạo Phòng PC46 khởi tố, bắt giam một số đối tượng liên quan.
Không chỉ dừng ở đó, các đối tượng còn lừa người dân bằng cách lừa đảo chạy dự án phát triển đô thị với số tiến lớn có vụ lên tới 50 – 60 tỷ đồng. Tuy nhiên khả năng thu hồi rất thấp. Có vụ hàng trăm tỷ đồng, nhưng chỉ thu hồi được 300 – 500 triệu đồng.
Theo hồ sơ điều tra, hiện nay còn nhiều vụ, trong khi người dân còn chưa biết, hoặc là các đối tượng lừa đảo còn đang che đậy bằng nhiều hình thức: đi bằng xe đắt tiền, đeo nhiều vàng trên người, ăn tiêu xả láng, sinh hoạt hoang phí… khiến nhiều người dân không biết
- Theo ông sở dĩ chỉ trong một thời gian ngắn mà trên địa bàn thành phố liên tục xảy ra các vụ vỡ nợ tiền tỷ là do đâu?
Theo tôi đó là do nguyên nhân lan truyền. Thời điểm vừa rồi Chính phủ thực hiện các giải pháp để thực hiện mục tiêu nghị quyết 11, trong đó chỉ đạo trên lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đó là vấn đề hạn chế cho vay phi sản xuất, không cho vay đối với đối tượng kinh doanh không trực tiếp sản xuất.
Thứ hai là các quy định trần lãi suất hay bình ổn giá, quản lý lĩnh vực vàng và ngoại hối… đã tác động tới một số thị trường, lớn nhất là thị trường bất động sản đóng băng, giá nhà đất bị kéo xuống, các dự án nhà đất không được triển khai…
Theo số liệu hiện có hàng trăm dự án đóng băng, hàng nghìn căn hộ không bán được. Đặc biệt trong các năm 2009, 2010 giá BĐS bị các đối tượng đẩy lên và làm giá nhiều, trong khi đó, quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực BĐS quá lớn, đi quá xa, không đúng với đời sống thực tế. Các khu đô thị có hàng trăm khu biệt thự bị bỏ hoang.
Đại tá Đinh Văn Toản, Phó giám đốc Công an Hà Nội
trao đổi với VnMedia. Ảnh: Xuân Tùng
Thêm nữa, thị trường chứng khoán cũng đang hoạt động ảo, không đúng với giá trị thật. Tới bây giờ bị xẹp xuống, đây là 2 thị trường lớn nhất, liên quan tới tiền ngân hàng nhiều nhất. Và hiện tại số tiền của những nhà đầu tư lớn vay tiền ngân hàng đã được thổi lên, hiện đã rút ra thì hiện nay còn lại tiền huy động trong dân, do vậy mà khi hết thời gian thanh khoản, đáo nợ, thì ngân hàng không cho vạy nợ nữa.
Từ đó dẫn tới tình trạng phải huy động trong dân để trả vòng quanh cho nhau. Từ việc trả vòng quanh, con nợ dùng thủ đoạn đưa ra mức trần lãi suất cao để huy động vốn trong dân, dẫn tới lãi mẹ đẻ lãi con. Có tình trạng mức lãi suất từ 7.000 – 10.000 đồng/triệu/ngày, đây là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ vỡ nợ.
Một nguyên nhân nữa bắt nguồn từ thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Trước đây người dân có vốn đầu tư có lãi. Nhiều người có dăm ba chục triệu, nhưng do nhận thức không tốt và tin tưởng gửi vào đó sẽ có lãi cao hơn. Nhưng thực chất đây là thị trường tài chính đen, thủ đoạn của những đối tượng lừa đảo, gom vốn trong dân để thực hiện hành vi mà chúng đã gây nên.
Thêm nữa, do thị trường vàng điều tiết: Khi thị trường chứng khoán và và BĐS đóng băng, giá vàng trong nước tăng hơn thị trường quốc tế, có thời điểm cao hơn 4700.000đồng/lượng vàng. Nguyên nhân do dân không đầu tư vào 2 thị trường kia nên dân kéo ra mua vàng.
Trong khi đó, vàng cũng lên xuống bấp bênh, có thời điểm lên 5 triệu/lượng, rồi lại xuống 4.2 triệu/lượng nên các đối tượng buôn vàng, móc ngoặc với nhau và huy động vốn, rồi thua lỗ nhiều. Kể cả đi vay lãi ngày 7.000 – 10.000 đồng/triệu /ngày, hay huy động vốn ngân hàng để buôn vàng. Thua lỗ, lại huy động vốn trong dân… dẫn tới tình trạng vỡ nợ trong dân. Không ít đối tượng nợ hàng trăm tỷ đồng.
- Sau khi có thông tin về các vụ vỡ nợ, nhiều người đồn đại cho rằng, những vụ lớn số nợ có thể lên đến cả nghìn tỷ đồng. Ông có thể cho biết con số xác thực của những vụ việc này?
Hiện nay theo kết quả điều tra đến thời điểm hiện tại những vụ vỡ nợ 1.000 tỷ chưa thấy, nhưng 500 tỷ và hàng trăm tỷ thì nhiều và sẽ còn nhiều vụ vỡ nợ khác nữa.
- Thưa ông, qua điều tra các vụ vỡ nợ trên, ông có thể cho biết các chủ nợ thường dùng những "chiêu bài" và thủ đoạn nào để lừa người dân khi vay tiền?
Thường thì các chủ nợ thường núp dưới danh nghĩa đầu từ và kinh doanh lớn, cần nguồn vốn lớn. Núp dưới danh nghĩa doanh nghiệp… Tiền là tiền của dân và ngân hàng nhưng họ sẵn sàng mua những chiếc xe đắt tiền như đối tượng Quang Quyên ở huyện Phú Xuyên mua xe ô tô cả chục tỷ.
Thứ hai là thông qua các vệ tinh để dụ dỗ những người có vốn, câu nhử bằng nhận vay với lãi suất cao… đánh về vấn đề hám lợi, không am hiểu của người dân. Bản thân những vệ tinh cũng tin vào chủ, đi tuyên truyền cho chủ. Sẵn sàng chi rất nhiều tiền nếu thu gom được nhiều… rồi lại đi dụ dỗ, câu nhử cho nên một số người dân có một ít vốn, không đầu tư thị trường BĐS, thị trường chứng khoán hoặc gửi ngân hàng… đã hám lợi trước mắt nên bị mắc lừa.
- Vậy trước những vụ vỡ nợ tiền tỷ liên tục xảy ra, Công an Hà Nội có cảnh báo gì với người dân?
Ngay khi xảy ra sự việc Công an thành phố đã nhóm họp, dự báo, nắm tình hình KTXH và đặc biệt là liên quan tới tài chính ngân hàng, tài chính đen, thị trường BĐS, chứng khoán trong những tháng qua.
Cùng với thanh tra ngân hàng theo dõi chặt chẽ, đảm bảo các hoạt động của ngân hàng đúng pháp luật. Liên quan tới vấn đề móc nối với ngân hàng, đầu tư buôn lậu vàng và ngoại hối.
Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, những vấn đề liên quan tới chính sách ngân hàng hiện nay, để người dân hiểu và cảnh giác những đối tượng lợi dụng, sử dụng sổ đỏ để thế chấp, lấy ra một khoản tiền, rồi cho đối tượng vừa đủ trả lãi suất ngân hàng, nên người dân tin.
Công an thành phố cũng đã khuyến cáo tới người dân có vốn nhàn dỗi nên gửi vào tín dụng, ngân hàng. Thận trọng hơn nữa nên gửi vào Ngân hàng Nhà nước, không nên bắt tay và cho các đối tượng tín dụng đen vay tiền.
Người dân có tài sản, sổ đỏ không nên ủy quyền cho bất kỳ ai. Vì sổ đỏ này sau khi được công chứng, ủy quyền là sẽ bị bán lại ngay. Mặt khác khi có những thông tin lừa đảo nên thông tin với cơ quan công an để xử lý, giải quyết đúng pháp luật. Không được nhờ các đối tượng xã hội bên ngoài, hay đi đe dọa, xiết nợ… sẽ gây ra những vi phạm pháp luật khác.
Xin cảm ơn ông!
trao đổi với VnMedia. Ảnh: Xuân Tùng
Thêm nữa, thị trường chứng khoán cũng đang hoạt động ảo, không đúng với giá trị thật. Tới bây giờ bị xẹp xuống, đây là 2 thị trường lớn nhất, liên quan tới tiền ngân hàng nhiều nhất. Và hiện tại số tiền của những nhà đầu tư lớn vay tiền ngân hàng đã được thổi lên, hiện đã rút ra thì hiện nay còn lại tiền huy động trong dân, do vậy mà khi hết thời gian thanh khoản, đáo nợ, thì ngân hàng không cho vạy nợ nữa.
Từ đó dẫn tới tình trạng phải huy động trong dân để trả vòng quanh cho nhau. Từ việc trả vòng quanh, con nợ dùng thủ đoạn đưa ra mức trần lãi suất cao để huy động vốn trong dân, dẫn tới lãi mẹ đẻ lãi con. Có tình trạng mức lãi suất từ 7.000 – 10.000 đồng/triệu/ngày, đây là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ vỡ nợ.
Một nguyên nhân nữa bắt nguồn từ thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Trước đây người dân có vốn đầu tư có lãi. Nhiều người có dăm ba chục triệu, nhưng do nhận thức không tốt và tin tưởng gửi vào đó sẽ có lãi cao hơn. Nhưng thực chất đây là thị trường tài chính đen, thủ đoạn của những đối tượng lừa đảo, gom vốn trong dân để thực hiện hành vi mà chúng đã gây nên.
Thêm nữa, do thị trường vàng điều tiết: Khi thị trường chứng khoán và và BĐS đóng băng, giá vàng trong nước tăng hơn thị trường quốc tế, có thời điểm cao hơn 4700.000đồng/lượng vàng. Nguyên nhân do dân không đầu tư vào 2 thị trường kia nên dân kéo ra mua vàng.
Trong khi đó, vàng cũng lên xuống bấp bênh, có thời điểm lên 5 triệu/lượng, rồi lại xuống 4.2 triệu/lượng nên các đối tượng buôn vàng, móc ngoặc với nhau và huy động vốn, rồi thua lỗ nhiều. Kể cả đi vay lãi ngày 7.000 – 10.000 đồng/triệu /ngày, hay huy động vốn ngân hàng để buôn vàng. Thua lỗ, lại huy động vốn trong dân… dẫn tới tình trạng vỡ nợ trong dân. Không ít đối tượng nợ hàng trăm tỷ đồng.
- Sau khi có thông tin về các vụ vỡ nợ, nhiều người đồn đại cho rằng, những vụ lớn số nợ có thể lên đến cả nghìn tỷ đồng. Ông có thể cho biết con số xác thực của những vụ việc này?
Hiện nay theo kết quả điều tra đến thời điểm hiện tại những vụ vỡ nợ 1.000 tỷ chưa thấy, nhưng 500 tỷ và hàng trăm tỷ thì nhiều và sẽ còn nhiều vụ vỡ nợ khác nữa.
- Thưa ông, qua điều tra các vụ vỡ nợ trên, ông có thể cho biết các chủ nợ thường dùng những "chiêu bài" và thủ đoạn nào để lừa người dân khi vay tiền?
Thường thì các chủ nợ thường núp dưới danh nghĩa đầu từ và kinh doanh lớn, cần nguồn vốn lớn. Núp dưới danh nghĩa doanh nghiệp… Tiền là tiền của dân và ngân hàng nhưng họ sẵn sàng mua những chiếc xe đắt tiền như đối tượng Quang Quyên ở huyện Phú Xuyên mua xe ô tô cả chục tỷ.
Thứ hai là thông qua các vệ tinh để dụ dỗ những người có vốn, câu nhử bằng nhận vay với lãi suất cao… đánh về vấn đề hám lợi, không am hiểu của người dân. Bản thân những vệ tinh cũng tin vào chủ, đi tuyên truyền cho chủ. Sẵn sàng chi rất nhiều tiền nếu thu gom được nhiều… rồi lại đi dụ dỗ, câu nhử cho nên một số người dân có một ít vốn, không đầu tư thị trường BĐS, thị trường chứng khoán hoặc gửi ngân hàng… đã hám lợi trước mắt nên bị mắc lừa.
- Vậy trước những vụ vỡ nợ tiền tỷ liên tục xảy ra, Công an Hà Nội có cảnh báo gì với người dân?
Ngay khi xảy ra sự việc Công an thành phố đã nhóm họp, dự báo, nắm tình hình KTXH và đặc biệt là liên quan tới tài chính ngân hàng, tài chính đen, thị trường BĐS, chứng khoán trong những tháng qua.
Cùng với thanh tra ngân hàng theo dõi chặt chẽ, đảm bảo các hoạt động của ngân hàng đúng pháp luật. Liên quan tới vấn đề móc nối với ngân hàng, đầu tư buôn lậu vàng và ngoại hối.
Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, những vấn đề liên quan tới chính sách ngân hàng hiện nay, để người dân hiểu và cảnh giác những đối tượng lợi dụng, sử dụng sổ đỏ để thế chấp, lấy ra một khoản tiền, rồi cho đối tượng vừa đủ trả lãi suất ngân hàng, nên người dân tin.
Công an thành phố cũng đã khuyến cáo tới người dân có vốn nhàn dỗi nên gửi vào tín dụng, ngân hàng. Thận trọng hơn nữa nên gửi vào Ngân hàng Nhà nước, không nên bắt tay và cho các đối tượng tín dụng đen vay tiền.
Người dân có tài sản, sổ đỏ không nên ủy quyền cho bất kỳ ai. Vì sổ đỏ này sau khi được công chứng, ủy quyền là sẽ bị bán lại ngay. Mặt khác khi có những thông tin lừa đảo nên thông tin với cơ quan công an để xử lý, giải quyết đúng pháp luật. Không được nhờ các đối tượng xã hội bên ngoài, hay đi đe dọa, xiết nợ… sẽ gây ra những vi phạm pháp luật khác.
Xin cảm ơn ông!
VnMedia
0 nhận xét