10 năm Mỹ phát động cuộc chiến Afghanistan - Hòa bình và ổn định vẫn còn xa vời

Ngày mai 7-10, đánh dấu 10 năm cuộc chiến do Mỹ phát động tại chiến trường Afghanistan với mục đích chống khủng bố. Thế nhưng, thông tin thời gian gần đây đều cho thấy một hiện thực không mấy khả quan tại Afghanistan khi bạo lực vẫn tiếp tục gia tăng.
  • Những thách thức từ Taliban
Nếu nhìn vào mức độ leo thang bạo lực tại Afghanistan kéo dài từ tháng 7-2011 tới nay, đỉnh điểm là vụ Taliban ám sát Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Afghanistan ông Rabbani thì những chính khách lạc quan nhất cũng phải thừa nhận rằng, những vụ tấn công chẳng khác nào những đòn giáng mạnh vào cơ hội tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban.
Theo hãng tin BBC, Tổng thống Hamid Karzai của Afghanistan tuyên bố, chính phủ của ông sẽ không tổ chức các cuộc đối thoại hòa bình với Taliban nữa. Trong khi đó, Mỹ đã tuyên bố kế hoạch rút dần 100.000 binh lính khỏi Afghanistan, và Liên minh quân sự quốc tế đã bắt đầu bàn giao trách nhiệm an ninh cho các lực lượng Afghanistan mới được đào tạo nhằm mục tiêu rút hết toàn bộ binh sĩ nước ngoài vào cuối năm 2014. Với khả năng đảm bảo an ninh còn yếu kém của các lực lượng vũ trang nước này, dư luận lo ngại một khoảng trống về quyền lực và an ninh tại đây sau năm 2014.
Sau 10 năm can dự vào Afghanistan, đến nay quân đội nước ngoài vẫn còn hiện diện ở đất nước này.
Chắc chắn, Tổng thống Mỹ Barack Obama không thể hoãn lại kế hoạch rút quân Mỹ rời khỏi Afghanistan theo lộ trình từ 2011 đến 2014. Bởi kế hoạch trên phản ánh rõ nhất nguyện vọng của đại đa số người dân Mỹ về một chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế, thay vì phải tiêu tốn hơn 100 tỷ USD mỗi năm cho cuộc chiến tại Afghanistan. Xem ra, viễn cảnh về việc Taliban quay trở lại sau năm 2014 đang hiển hiện trước mắt người dân. Số liệu của CNN cho thấy, trong cuộc chiến Afghanistan, 2.700 binh sĩ của 26 nước đã thiệt mạng. Mỹ là quốc gia có số thương vong nhiều nhất: 1.780 người. Số người dân Afghanistan bị thiệt mạng trong cuộc chiến 10 năm là hơn 35.000 người.
  • Bình yên chưa đến
Chiến lược của Mỹ là dùng quân đội để tiêu diệt Taliban và giúp Afghanistan xây dựng một chính phủ có thể quản trị được vùng đất đã được dọn sạch. Trên thực tế, lực lượng Taliban tuy đã bị thu hẹp và ít được lòng dân hơn, nhưng vẫn đang mở rộng tới nhiều khu vực, nơi mà quyền lực của chính quyền chưa được củng cố.

Còn kế hoạch xây dựng một chính phủ có đủ năng lực và trong sạch ở Kabul, thì chính phủ của ông Karzai không đáp ứng được cả hai tiêu chí đó khi nạn tham nhũng lan tràn. Theo THX, hiện có tới 40% viện trợ của quốc tế “chui vào túi” các quan chức tham nhũng và những kẻ ăn chặn.

Chán ngán về một chế độ cực đoan, thô bạo, đất nước bị cô lập, người dân Afghanistan từng hân hoan phấn khởi trước sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Taliban. 10 năm sau, cho dù thủ đô Kabul đã có những tòa nhà cao tầng hiện đại hơn, nhưng đại đa số người dân Afghanistan lại coi 140.000 binh sĩ của NATO dưới vai trò chỉ huy của Mỹ là quân xâm lược, lực lượng chiếm đóng, không thực hiện những lời hứa mang lại hòa bình và phồn vinh cho nước này. Trong khi đó, các hoạt động trồng cây thuốc phiện tràn lan ở Afghanistan đã biến nước này thành “nguồn” cung cấp tới 90% lượng heroin của thế giới. Nhiều người dân Afghanistan vẫn chưa thoát cảnh đói nghèo khi nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản tiền viện trợ của nước ngoài.
  • Quan hệ đồng minh bị sứt mẻ?
Sau 10 năm hợp tác với Mỹ, Chính phủ Afghanistan cũng cảm nhận được thế “chư hầu” của mình và bắt đầu muốn chứng tỏ Afghanistan là một quốc gia có chủ quyền. Hãng tin AFP ngày 5-10 dẫn tuyên bố của Tổng thống Hamid Karzai cho biết, Afghanistan đã yêu cầu (nhưng Mỹ từ chối): quân đội Mỹ phải hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của Afghanistan; tạm đình chỉ các hoạt động quân sự nước ngoài đơn phương; đóng cửa các nhà tù hoạt động bằng kinh phí nước ngoài… Nhiều năm qua Tổng thống Hamid Karzai cũng nhiều lần chỉ trích các vụ bắn giết thường dân vô tội vạ trong các chiến dịch quân sự của Mỹ, từng yêu cầu Mỹ chấm dứt các hoạt động không kích gây tổn thất cho dân thường.

Để hạn chế ảnh hưởng của Mỹ, Chính phủ Afghanistan cũng đã tìm những đồng minh khác. Trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ vào ngày 4-10, ông Karzai đã ký với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hiệp định quan hệ đối tác chiến lược. Đây là hiệp định đối tác chiến lược đầu tiên của Afghanistan với một nước khác ngoài Mỹ. Nhằm giảm nhẹ căng thẳng với nước láng giềng Pakistan sau thời gian tố cáo Islamabad dung dưỡng các phần tử khủng bố, cũng trong chuyến thăm Ấn Độ ông Karzai mới đây đã lên tiếng khẳng định, Afghanistan và Pakistan là hai anh em sinh đôi còn Ấn Độ là người bạn tuyệt vời. 
THANH HẰNG (tổng hợp)
Theo SGGP

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia