Chú Sam là một cách cá nhân hóa chỉ nước Mỹ và đôi khi cụ thể hơn là chỉ Chính phủ Mỹ, được sử dụng lần đầu tiên trong thời kỳ cuộc chiến tranh 1812.
Ông làm nghề đóng thịt hộp ở New York và nổi tiếng là người lương thiện, chịu khó làm ăn. Trong cuộc chiến diễn ra năm1812, Sam được cử làm viên chức kiểm tra thịt trong lực lượng quân sự Mỹ trú đóng ở New Jersey.
Khi thống đốc New York là Daniel D. Tompkins đến thăm nhà máy đóng hộp và hỏi về những chữ tắt trên hộp thịt, một công nhân trả lời ông ta 'US' là chữ tắt của 'UNCLE SAM WILSON' (CHÚ SAM WILSON). Từ đó các binh sĩ Mỹ truyền tai nhau là những chuyến hàng tiếp tế cho quân đội đến từ 'UNCLE SAM' (Chú Sam).
Thuật ngữ “Chú Sam” xuất hiện rất nhiều sau đó. Ngày 13/3/1852, một tờ báo New York công bố tác phẩm sáng tạo của Frank Henry Temple Bellew vẽ chân dung huyền thoại chú Sam. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 1, chú Sam lại được sử dụng như một biểu tượng để kêu gọi tinh thần phục vụ tổ quốc của công dân Mỹ. Chú Sam xuất hiện trên tờ poster nổi tiếng với dòng chữ “I WANT YOU” để kêu gọi thanh niên nhập ngũ (được vẽ bởi James Montgomery Flagg vào năm 1917).
Chú Sam xuất hiện trên poster nổi tiếng với dòng chữ “I WANT YOU” kêu gọi thanh niên nhập ngũ. |
Có lẽ nổi tiếng nhất là biệt danh “đất nước mặt trời mọc” của Nhật Bản. Tên của đất nước này trong tiếng Nhật được viết với hai chữ tượng hình "mặt trời" và "nguồn gốc" hoặc "bắt đầu". Do đó, "Nhật Bản" theo nghĩa đen dịch là "mặt trời mọc".
Giống như bất kỳ quốc gia nào khác, người Nhật tự cho rằng, họ được hưởng ân huệ từ một vị thần tên gọi Amaterasu, Nữ thần mặt trời. Điều đó có nghĩa người Nhật Bản là "con của mặt trời mọc", được lựa chọn bởi Nữ thần mặt trời. Về sau, cái tên này được bổ sung thêm một ý nghĩa khoa học: Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới thấy bình minh.
Đất nước láng giềng của Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng có một tên đầy thơ mộng. Hàn Quốc được biết đến như “xứ sở của sự tươi mát buổi sáng”. Nguồn gốc cái tên này cũng được kết nối với văn bản chữ tượng hình của nó.
Trong thời cổ đại, các quốc gia nằm trên bán đảo Triều Tiên không có hệ thống chữ viết. Hàng xóm Trung Quốc cố gắng đặt tên cho đất nước "vô danh" bằng một cái tên trên văn bản, với ý tưởng từ chữ tượng hình Trung Quốc. Kết quả là, tên của Hàn Quốc được phát âm là "cho son".
Đáng ngạc nhiên, hai chữ tượng hình dịch từ Trung Quốc "tươi mát buổi sáng” cũng được biết đến ở châu Âu, sau khi nhà thám hiểm Marco Polo gọi là Hàn Quốc "miền đất của buổi sáng tươi mát" trong sổ ghi chép của ông.
Trong khi đó, không nhiều người có thể biết về sự tồn tại của miền đất của mặt trời nửa đêm. Cái tên bí ẩn này dành cho một đất nước Bắc Âu là Na Uy.
Tại Na Uy mùa hè kéo dài chính vì thế Na Uy được mệnh danh là mặt trời lúc nửa đêm. Na Uy cũng được gọi là Vương quốc của những Fiords (vịnh hẹp) nổi tiếng vì cấu trúc độc đáo của bờ biển tại đây.
Phần Lan, một quốc gia Bắc Âu khác, được biết đến như “xứ sở nghìn hồ”. Số lượng hồ trên thực tế nhiều hơn gấp nhiều lần so với số lượng thống kê trên giấy tờ, có 187.888 hồ. Phần Lan cũng có thể được gọi là vùng đất đầm lầy. Tên của đất nước trong ngữ Phần Lan được phát âm như gần như Suomi. Gốc của từ này - "Suo" - có nghĩa là "đầm lầy".
Một quốc gia khác trên thế giới cạnh tranh với Phần Lan là “hòn đảo ngọc lục bảo” Ireland hay còn gọi là đảo Ngọc. Sở dĩ, đất nước này được gọi như vậy bởi thảm thực vật phong phú.
Hơn nữa, khí hậu ôn hòa Ireland là tốt cho cả hệ thực vật phía Nam, phía Bắc và cây ưa nhiệt phát triển. Hòn đảo Ireland còn gọi là hòn đảo ngọc lục bảo bởi vùng đồng quê xanh tươi tuyệt đẹp, kết quả của những lớp đá vôi bên dưới cùng những trận mưa thường xuyên và những màn sương mù.
Thế giới đẹp kỳ lạ tại khu vực phía Nam Á và Đông Nam Á với những biệt danh thơ mộng. Thái Lan được gọi là "đất nước của những nụ cười" và "vùng đất của tự do”. Myanmar được gọi là "vùng đất vàng". Ấn Độ được biết đến như "vùng đất cầu nguyện", "Vùng đất thần bí" hay "vùng đất của những giấc mơ". Bahrain được biết đến là "đảo ngọc trai".
0 nhận xét