Trong bối cảnh Bắc Kinh có khả năng vượt Mỹ để vươn lên giữ vị trí cường quốc kinh tế số 1 thế giới, thể hiện sự khó chịu với địa vị thống trị về mặt quân sự của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương thì hơn bất cứ ai, chính các đồng minh và các đối tác châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ sẽ là đối tượng đang cảm thấy bất an nhất về môi trường chiến lược dài hạn của họ.
Một viễn cảnh đầy ác mộng đang treo trước mắt các nhà hoạch định chính sách từ Seoul tới Canberra. Đó là trò chơi có tổng bằng 0 thể hiện ở việc họ buộc phải chọn lựa giữa việc sẽ chơi thân với Trung Quốc về mặt kinh tế hay vẫn nương nhờ Mỹ về mặt quân sự.
Hiện không mấy ai tin rằng quan hệ Trung – Mỹ sẽ kết thúc trong sự đổ vỡ bởi ít nhất hai bên vẫn phụ thuộc lẫn nhau về tín dụng cũng như thị trường tiêu thụ... Thay vào đó, giới phân tích hiện tập trung vào mối căng thẳng âm ỉ từ lâu và thời gian gần đây bắt đầu căng phồng lên liên quan đến các tranh chấp ở biển Đông; vùng biển Hoa Đông và không thể không kể đến những căng thẳng triền miên ở eo biển Đài Loan giữa Trung Quốc và Mỹ.
Hiện không mấy ai tin rằng quan hệ Trung – Mỹ sẽ kết thúc trong sự đổ vỡ bởi ít nhất hai bên vẫn phụ thuộc lẫn nhau về tín dụng cũng như thị trường tiêu thụ... Thay vào đó, giới phân tích hiện tập trung vào mối căng thẳng âm ỉ từ lâu và thời gian gần đây bắt đầu căng phồng lên liên quan đến các tranh chấp ở biển Đông; vùng biển Hoa Đông và không thể không kể đến những căng thẳng triền miên ở eo biển Đài Loan giữa Trung Quốc và Mỹ.
Do vậy, nếu như những căng thẳng này không được điều hòa, xảy ra bạo lực thì các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể làm gì để tránh bị lôi vào vòng xoáy bất ổn và nguy cơ tổn thương?
Giới phân tích nhận định quan hệ Trung - Mỹ sẽ không kết thúc trong đổ vỡ. |
Có lẽ, không một quốc gia đơn lẻ nào trong cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương có thể làm một điều gì đó để tác động tích cực lên bức tranh bao quát của khu vực. Song có nhiều thông điệp, đơn giản có, phức tạp có để Hàn Quốc, Nhật Bản, những quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với Australia có thể chuyển đến Trung Quốc và Mỹ, nhằm làm họ thay vì đối đầu mà chuyển sang giữ vững sự ổn định của khu vực.
Có lẽ thông điệp đầu tiên dành cho Trung Quốc là họ hãy yên tâm bởi các nước trong khu vực thừa nhận rằng Trung Quốc luôn nghiêm túc hơn nhiều quốc gia khác về vấn đề xây dựng một thế giới phi hạt nhân. Họ cũng hiểu nhu cầu để đảm bảo khả năng ngăn chặn các nguy cơ bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân và hiểu vì lợi ích bản thân, Trung Quốc cần tăng cường sức mạnh của hải quân nhằm có khả năng bảo vệ các tuyến đường biển trước bất cứ một biến cố nào.
Cuối cùng, các nước xung quanh hiểu sự mạnh mẽ của tình cảm quốc gia về địa vị của Đài Loan trong một Trung Quốc duy nhất.
Cuối cùng, các nước xung quanh hiểu sự mạnh mẽ của tình cảm quốc gia về địa vị của Đài Loan trong một Trung Quốc duy nhất.
Tuy nhiên, tất cả những điều này cần phải hòa hợp với nhiều thứ khác nữa. Chẳng hạn như, liên quan đến khả năng hạt nhân và khả năng quân sự khác của Trung Quốc, để đảm bảo sự tin tưởng lẫn nhau giữa các quốc gia có thể đơn giản chỉ dựa vào việc tăng cường tính minh bạch không chỉ trên lý thuyết mà còn phải thể hiện ở việc triển khai và các con số nhiều hơn Trung Quốc vẫn thường muốn công bố.
Bất cứ sự gia tăng nào đối với kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đều có nguy cơ làm bất ổn khu vực đồng thời đối với mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu Trung Quốc theo đuổi mà nói sẽ hoàn toàn phản tác dụng.
Tương tự như vậy, bất kỳ sự gây hấn nào của Trung Quốc liên quan đến việc theo đuổi các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ, bao gồm cả Đài Loan, một cách tai hại sẽ hạ uy tín quốc tế của họ. Đồng thời điều này cũng sẽ tác động xấu cho hòa bình và cho sự thịnh vượng của khu vực, cái mà phải xuất phát và có nền tảng từ sự ổn định trong nội bộ củaquốc gia.
Tại vùng biển Đông và biển Hoa Đông, đối với các tuyên bố chủ quyền mang tính cạnh tranh giữa các bên tốt nhất nên được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế để phân xử, nếu không các bên bằng mọi cách nên cố gắng kìm chế mình đồng thời tự dàn xếp và thương lượng với nhau để cùng khai thác tài nguyên trên biển một cách hòa bình.
Còn đối với Mỹ, thông điệp mà các quốc gia trong khu vực dành cho quốc gia này đó là Mỹ cần phải kết hợp quan điểm truyền thống với chủ nghĩa hiện thực.
Sự hỗ trợ về an ninh của Mỹ đối với khu vực trong quá khứ luôn được đánh giá cao và Mỹ sẽ luôn được hoan nghênh để tiếp tục duy trì sự hỗ trợ này trong tương lai.
Tuy nhiên, nghịch lý là ở chỗ, việc Mỹ tiếp tục khẳng định địa vị số 1 hay sự thống trị của họ hơn là tìm cách phân chia quyền lực quân sự nhằm để tạo ra thế cân bằng quyền lực sẽ khiến cho sự ổn định của khu vực châu Á gặp nhiều rủi ro hơn.
Còn đối với Mỹ, thông điệp mà các quốc gia trong khu vực dành cho quốc gia này đó là Mỹ cần phải kết hợp quan điểm truyền thống với chủ nghĩa hiện thực.
Sự hỗ trợ về an ninh của Mỹ đối với khu vực trong quá khứ luôn được đánh giá cao và Mỹ sẽ luôn được hoan nghênh để tiếp tục duy trì sự hỗ trợ này trong tương lai.
Tuy nhiên, nghịch lý là ở chỗ, việc Mỹ tiếp tục khẳng định địa vị số 1 hay sự thống trị của họ hơn là tìm cách phân chia quyền lực quân sự nhằm để tạo ra thế cân bằng quyền lực sẽ khiến cho sự ổn định của khu vực châu Á gặp nhiều rủi ro hơn.
Và thông điệp khôn ngoan nhất mà các đồng minh trong khu vực có thể gửi đến Mỹ chỉ có một và đó cũng là điều mà cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng nhắc đến một cách rõ ràng cách đây 10 năm: “Chúng ta có thể sử dụng quyền lực kinh tế cũng như quyền lực quân sự ưu việt, chưa từng có để cố gắng giữ vĩ trí dẫn đầu. Song sự chọn lựa tốt hơn cho chúng ta đó là cố gắng sử dụng sức mạnh ưu việt này để tạo ra một thế giới mà ở trong đó chúng ta sẽ được sống một cuộc sống thoải mái dù chúng ta không còn đứng ở vị trí số 1 nữa".
0 nhận xét