Thu ngoài học phí: Ép phụ huynh phải "tự nguyện"!

“Phải có cơ chế để tự nguyện một cách thực sự chứ không phải như hiện nay, nhiều khoản tự nguyện thực ra là bắt buộc, một kiểu tự nguyện lách luật” - ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nói về tình trạng lạm thu những khoản đóng góp ngoài học phí…

Tại phiên họp diễn ra sáng 28/9,UBTVQH khoá XII, Chủ nhiệm ban Dân nguyện, ông Nguyễn Đức Hiền cho biết, theo dõi việc giải quyết kiến nghị của cử tri trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII, cử tri ở nhiều địa phương kiến nghị về việc các cơ sở giáo dục thu nhiều khoản đóng góp khác ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh không đúng quy định của pháp luật.

Mặc dù kiến nghị của cử tri về các vấn đề nêu trên đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả lời nhưng cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị với Quốc hội.

Ông Nguyễn Đức Hiền cho biết, theo báo cáo của UBND 39 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kết quả làm việc trực tiếp với 12 tỉnh, thành phố, hiện nay, ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh, ở các trường phổ thông, nhất là ở thành phố, thị xã, thị trấn, phụ huynh học sinh phải đóng góp nhiều khoản tiền khác nhau để phục vụ cho các công việc như tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, công tác an ninh, trông giữ xe, vệ sinh trường, lớp học, mua học cụ, mua đồ chơi…; ở các địa phương khác nhau thì các khoản thu và mức thu cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào địa bàn thành thị hay nông thôn, miền núi.

Nhưng theo báo cáo của Bộ GD&ĐT và của một số UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì việc thu, chi các khoản ngoài học phí, lệ phí là cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu học tập, chi phí, đầu từ học tập của người học và yêu cầu phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người học.

Riêng đối với khoản đóng góp kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, cho đến nay chưa có địa phương nào quy định mức thu cụ thể. Trên thực tế, ở nhiều địa phương, mức thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lại cao hơn gấp nhiều lần so với mức thu học phí. Nhiều cơ sở giáo dục đã lạm dụng quy định về đóng góp tự nguyện để huy động cha mẹ học sinh đóng góp kinh phí xây dựng, sửa chữa trường, lớp học; mua sắm điều hoà, quạt, đèn chống cận, thiết bị học tập; bồi dưỡng, thăm hỏi thầy cô giáo… Nhìn chung việc thu, chi này không được công khai, minh bạch, gây nhiều bức xúc đối với phụ huynh học sinh.

Lạm thu là do… Bộ Giáo dục?

Quá trình giám sát cho thấy, tình trạng lạm thu trong các trường học diễn ra từ lâu nhưng chưa được ngăn chặn có hiệu quả là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân chủ yếu lại do từ chính sự bất cập trong những văn bản của Bộ Giáo dục.

Theo đó, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động quản lý; có những nội dung của văn bản chưa phù hợp với quy định của Luật.

Ví dụ như, theo quy định tại Điều 105 Luật giáo dục thì “Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác”, nhưng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại văn bản số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 thì các trường cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, sân trường, nhà để xe, cổng trường, tường bao quanh… hoặc mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy - học…”.

Mặc dù trong văn bản, Bộ GD&ĐT đã lưu ý việc huy động đóng góp phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện nhưng trên thực tế thì các cơ sở giáo dục đã vận dụng quy định nêu trên để huy động phụ huynh học sinh đóng góp các khoản ngoài học phí, lệ phí tuyển sinh.

Tự nguyện kiểu lách luật

Về vấn đề này, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, điều quan trọng nhất cần thay đổi, đó là chính sách về đổi mới cơ chế tài chính.

Theo ông Đào Trọng Thi, liên quan đến điều lệ về ban cha mẹ học sinh, cần lưu ý rõ các cơ chế để ban phụ huynh hoạt động độc lập, không bị phụ thuộc, giật dây bởi giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. “Đây là điều quan trọng. Ban phuynh phải phản ánh đúng nguyện vọng của đông đảo phụ huynh. Ngoài sự gợi ý của nhà trường, ban phụ huynh còn bị phụ thuộc vào một số phụ huynh“đại gia”, cho nên khi họ nêu lên một số đề xuất về các khoản thu vô lý, gây tốn kém, các phụ huynh khác mặc dù không muốn nhưng vẫn phải miễn cưỡng đồng ý vì ngại. Việc bổ sung quy định có thể trái với quy định hiện nay nhưng vẫn phải làm. Theo tôi, việc bầu ban phụ huynh phải dân chủ, không nên để nhà trường hay giáo viên chủ nhiệm chỉ định.” - ông Đào Trọng Thi nói.

Thậm chí, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồngcòn đề nghị, một số khoản thu có thể phải bỏ phiếu kín để lấy ý kiến của phụ huynh.

“Phải có cơ chế để tự nguyện phải là tự nguyện thực sự, đúng bản chất, bởi nhiều khoản tự nguyện thực ra là bắt buộc. Ví dụ như kiểu viết đơn xin học thêm, nói là tự nguyện nhưng giáo viên soạn sẵn, tự in ra đưa về, phụ huynh chỉ phải tự ký thôi. Như vậy không thể gọi là tự nguyện mà lách luật. Chúng ta phải có giải pháp mạnh mẽ thì mới giải quyết được tình trạng bức xúc của cha mẹ học sinh” - ông Đào Trọng Thi khẳng định.
Theo VnMedia

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia