Có lẽ khi thực hiện vụ khủng bố ngày 11/9/2011, Osama bin Laden cũng không tưởng tượng hết mức độ thiệt hại đối với nước Mỹ.
Giáo sư Joseph E. Stiglitz, |
Tổng thống Mỹ George W. Bush đã tuyên bố rằng cuộc tấn công này đã xâm hại đến nguyên tắc cơ bản của nước Mỹ, làm suy yếu nền kinh tế cũng như an ninh quốc gia.
Dưới đây là bài phân tích của Giáo sư Joseph E. Stiglitz, làm việc tại ĐH Columbia, người đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2001, nguyên chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống Bill Clinton về vấn đề này.
Chiến tranh – “Liều thuốc độc” với nước Mỹ
Mỹ tấn công vào Afghanistan sau vụ khủng bố ngày 11/9 là sự việc có thể hiểu được nhưng cuộc xâm chiếm tiếp theo vào Iraq thì khác. Nó hoàn toàn không liên quan đến lực lượng Al Qaeda như Tổng thống Bush đã cố gắng chứng minh.
Hai cuộc chiến tranh này là quyết định chớp nhoáng và đắt đỏ, khiến nước Mỹ thâm hụt hơn 60 tỷ USD, vượt xa so với những tuyên bố ban đầu. Chiến tranh là yếu tố chính làm yếu đi nền kinh tế vĩ mô của nước Mỹ, khiến cho việc thâm hụt ngân sách càng trầm trọng và làm tăng gánh nặng nợ nần.
Cách đây 3 năm, tôi và Linda Bilmes đã thử tính toán chi phí mà Mỹ đã đầu tư cho chiến tranh. Con số rơi vào khoảng từ 3.000 đến 5.000 tỷ USD. Kể từ đó, chiến phí đã tăng nhanh chóng.
Ước tính Mỹ phải chi trả khoảng 600 – 900 tỷ USD để thanh toán thương khuyết tật cho 50% quân lính trở về và cho hơn 6.000 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế. Nhưng cái giá phải trả cho những thiệt hại về mặt xã hội là không thể tính toán nổi.
Trong vài năm gần đây, số vụ cựu binh Mỹ ly hôn gia tăng, tình trạng tự tử lây lan như một bệnh dịch. Trung bình mỗi ngày có 18 cựu binh tự kết liễu cuộc đời.
Tổng thống Bush có thể được tha thứ sau khi đã đẩy nước Mỹ và phần lớn còn lại thế giới còn lại vào chiến tranh phi nghĩa, bóp méo các khoản chi. Tuy nhiên, cách ông ta lựa chọn nguồn tài chính tiến hành chiến tranh vẫn không thể chấp nhận được.
Cuộc chiến chống khủng bố do ông Bush khởi xướng là cuộc chiến tranh đầu tiên trong lịch sử được thanh toán hoàn toàn bằng tín dụng, vay nợ.
Năm 2001, khi nguồn ngân sách thâm hụt, thuế cắt giảm, Tổng thống Mỹ “cưỡi lên lưng cọp” và liều mình lâm trận, .
Khi ông Bush đắc cử, ngân sách Mỹ khá dồi dào, thậm chí còn có dư 2% GDP. Quyết định chi tiêu quốc phòng “mạnh tay”, cắt giảm thuế của Tổng thống là nguyên nhân khiến nước xứ cờ hoa rơi vào tình trạng thâm hụt và nợ nần.
Khoản chi tiêu mà chính phủ Mỹ đổ vào chiến tranh đã lên đến 2.000 – 17.000 tỷ USD cho mỗi hộ gia đình, nếu tính thêm cả các hóa đơn chưa thanh toán thì số tiền này phải tăng thêm 50% nữa.
Ngày nay, Mỹ đang tập trung giải quyết vấn nạn thất nghiệp và sự thâm hụt ngân sách. Cả hai vấn đề này đều là mối đe dọa đối với tương lai của nước Mỹ, là dấu vết của cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq.
Bất ổn trong quân đội
Một cuộc chiến tranh không được lòng dân luôn gặp phải sự khó khăn trong việc tuyển quân, cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Nhưng tổng thống Bush đã cố gắng để lừa dối cả nước Mỹ về phí tổn chiến tranh.
Ông ta đã không cung cấp đủ kinh phí cho quân đội, thậm chí là những chi phí cơ bản như mua xe bọc thép để bảo vệ mạng sống của lính Mỹ hay vào việc chăm sóc sức khỏe cho các cựu chiến binh.
Một tòa án Hoa Kỳ gần đây đã phán quyết rằng quyền của các cưu chiến binh đã bị vi phạm. Đáng chú ý là, chính quyền Obama đã tuyên bố rằng quyền được kháng cáo của các cựu chiến binh nên được hạn chế.
Những vấn đề trong quân đội đã khiến người Mỹ lo lắng về việc sử dụng sức mạnh quân sự và ổn định an ninh quốc gia. Sức mạnh thật sự của nước Mỹ không chỉ nằm ở sức mạnh quân sự và kinh tế mà còn là sức mạnh mềm, là thẩm quyền đạo đức.
Tuy nhiên, thứ quyền lực này cũng đã bị suy yếu vì Mỹ đã vi phạm những quyền cơ bản của con người như quyền không bị giam giữ tùy tiện, quyền không bị tra tấn gây ra nhiều nghi vấn.
Ở Afghanistan và Iraq, Mỹ và các đồng minh hiểu rằng một chiến thắng lâu dài đòi hỏi phải có sự thu phục cả về trái tim lẫn khối óc. Tuy nhiên sai lầm ngay từ những năm đầu của cuộc chiến tranh đã khiến cho cuộc chiến trở nên căng thẳng và đầy khó khăn.
Những dẫn chứng về sự tàn phá của chiến tranh đã cho thấy mức độ khủng khiếp của nó. Qua tính toán, đã có hơn 1 triệu người dân Iraq thiệt mạng, trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo một số nhà nghiên cứu, đã có ít nhất 137.000 thường dân thiệt mạng ở Afghanistan và Iraq trong suốt gần 10 năm qua.
Chỉ tính riêng tại Iraq đã có 1,8 triệu tị nạn ở nước ngoài và 1,7 triệu người sống tị nạn ngay trên quê hương (Internally Displaced Person - IDP).
Hai thập kỷ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn còn gần tương đương với phần còn lại của thế giới cộng lại. Lãng phí trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan là do chống lại một kẻ thù không tồn tại.
Không phải tất cả những hậu quả đều là thảm họa. Thâm hụt ngân sách do khiến Mỹ phải học cách “thắt lưng buộc bụng”. Hậu quả của vụ 11/9 sẽ còn kéo dài. Tuy nhiên, sau khi trả cái giá quá đắt, Mỹ sẽ học được cách suy nghĩ trước khi hành động. Tag: 10 năm vụ 11/9
Dưới đây là bài phân tích của Giáo sư Joseph E. Stiglitz, làm việc tại ĐH Columbia, người đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2001, nguyên chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống Bill Clinton về vấn đề này.
Chiến tranh – “Liều thuốc độc” với nước Mỹ
Mỹ tấn công vào Afghanistan sau vụ khủng bố ngày 11/9 là sự việc có thể hiểu được nhưng cuộc xâm chiếm tiếp theo vào Iraq thì khác. Nó hoàn toàn không liên quan đến lực lượng Al Qaeda như Tổng thống Bush đã cố gắng chứng minh.
Hai cuộc chiến tranh này là quyết định chớp nhoáng và đắt đỏ, khiến nước Mỹ thâm hụt hơn 60 tỷ USD, vượt xa so với những tuyên bố ban đầu. Chiến tranh là yếu tố chính làm yếu đi nền kinh tế vĩ mô của nước Mỹ, khiến cho việc thâm hụt ngân sách càng trầm trọng và làm tăng gánh nặng nợ nần.
Cách đây 3 năm, tôi và Linda Bilmes đã thử tính toán chi phí mà Mỹ đã đầu tư cho chiến tranh. Con số rơi vào khoảng từ 3.000 đến 5.000 tỷ USD. Kể từ đó, chiến phí đã tăng nhanh chóng.
Ước tính Mỹ phải chi trả khoảng 600 – 900 tỷ USD để thanh toán thương khuyết tật cho 50% quân lính trở về và cho hơn 6.000 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế. Nhưng cái giá phải trả cho những thiệt hại về mặt xã hội là không thể tính toán nổi.
Trong vài năm gần đây, số vụ cựu binh Mỹ ly hôn gia tăng, tình trạng tự tử lây lan như một bệnh dịch. Trung bình mỗi ngày có 18 cựu binh tự kết liễu cuộc đời.
Tổng thống Bush có thể được tha thứ sau khi đã đẩy nước Mỹ và phần lớn còn lại thế giới còn lại vào chiến tranh phi nghĩa, bóp méo các khoản chi. Tuy nhiên, cách ông ta lựa chọn nguồn tài chính tiến hành chiến tranh vẫn không thể chấp nhận được.
Cuộc chiến chống khủng bố do ông Bush khởi xướng là cuộc chiến tranh đầu tiên trong lịch sử được thanh toán hoàn toàn bằng tín dụng, vay nợ.
Năm 2001, khi nguồn ngân sách thâm hụt, thuế cắt giảm, Tổng thống Mỹ “cưỡi lên lưng cọp” và liều mình lâm trận, .
Khi ông Bush đắc cử, ngân sách Mỹ khá dồi dào, thậm chí còn có dư 2% GDP. Quyết định chi tiêu quốc phòng “mạnh tay”, cắt giảm thuế của Tổng thống là nguyên nhân khiến nước xứ cờ hoa rơi vào tình trạng thâm hụt và nợ nần.
Khoản chi tiêu mà chính phủ Mỹ đổ vào chiến tranh đã lên đến 2.000 – 17.000 tỷ USD cho mỗi hộ gia đình, nếu tính thêm cả các hóa đơn chưa thanh toán thì số tiền này phải tăng thêm 50% nữa.
Ngày nay, Mỹ đang tập trung giải quyết vấn nạn thất nghiệp và sự thâm hụt ngân sách. Cả hai vấn đề này đều là mối đe dọa đối với tương lai của nước Mỹ, là dấu vết của cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq.
Bất ổn trong quân đội
Một cuộc chiến tranh không được lòng dân luôn gặp phải sự khó khăn trong việc tuyển quân, cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Nhưng tổng thống Bush đã cố gắng để lừa dối cả nước Mỹ về phí tổn chiến tranh.
Ông ta đã không cung cấp đủ kinh phí cho quân đội, thậm chí là những chi phí cơ bản như mua xe bọc thép để bảo vệ mạng sống của lính Mỹ hay vào việc chăm sóc sức khỏe cho các cựu chiến binh.
Một tòa án Hoa Kỳ gần đây đã phán quyết rằng quyền của các cưu chiến binh đã bị vi phạm. Đáng chú ý là, chính quyền Obama đã tuyên bố rằng quyền được kháng cáo của các cựu chiến binh nên được hạn chế.
Những vấn đề trong quân đội đã khiến người Mỹ lo lắng về việc sử dụng sức mạnh quân sự và ổn định an ninh quốc gia. Sức mạnh thật sự của nước Mỹ không chỉ nằm ở sức mạnh quân sự và kinh tế mà còn là sức mạnh mềm, là thẩm quyền đạo đức.
Tuy nhiên, thứ quyền lực này cũng đã bị suy yếu vì Mỹ đã vi phạm những quyền cơ bản của con người như quyền không bị giam giữ tùy tiện, quyền không bị tra tấn gây ra nhiều nghi vấn.
Ở Afghanistan và Iraq, Mỹ và các đồng minh hiểu rằng một chiến thắng lâu dài đòi hỏi phải có sự thu phục cả về trái tim lẫn khối óc. Tuy nhiên sai lầm ngay từ những năm đầu của cuộc chiến tranh đã khiến cho cuộc chiến trở nên căng thẳng và đầy khó khăn.
Những dẫn chứng về sự tàn phá của chiến tranh đã cho thấy mức độ khủng khiếp của nó. Qua tính toán, đã có hơn 1 triệu người dân Iraq thiệt mạng, trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo một số nhà nghiên cứu, đã có ít nhất 137.000 thường dân thiệt mạng ở Afghanistan và Iraq trong suốt gần 10 năm qua.
Chỉ tính riêng tại Iraq đã có 1,8 triệu tị nạn ở nước ngoài và 1,7 triệu người sống tị nạn ngay trên quê hương (Internally Displaced Person - IDP).
Hai thập kỷ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn còn gần tương đương với phần còn lại của thế giới cộng lại. Lãng phí trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan là do chống lại một kẻ thù không tồn tại.
Không phải tất cả những hậu quả đều là thảm họa. Thâm hụt ngân sách do khiến Mỹ phải học cách “thắt lưng buộc bụng”. Hậu quả của vụ 11/9 sẽ còn kéo dài. Tuy nhiên, sau khi trả cái giá quá đắt, Mỹ sẽ học được cách suy nghĩ trước khi hành động. Tag: 10 năm vụ 11/9
0 nhận xét