Theo tổng kết của Bộ Công Thương qua hơn 2 tháng khởi động, thị trường phát điện cạnh tranh đã thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận, nhưng đi kèm với nó còn khá nhiều khó khăn và vướng mắc cần được giải quyết sớm, để đảm bảo an ninh năng lượng.
Nhiều thành tích đáng ghi nhận…
Thị trường phát điện cạnh tranh đã chính thức khởi động được hơn 2 tháng (kể từ ngày 1/7/2011). Qua khoảng thời gian thực hiện, nhiều tích đã được ghi nhận.
Theo tổng kết của Bộ Công Thương, đến nay đã có 45 trong tổng số 69 nhà máy điện đã tham gia thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh.
Ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực - Bộ Công thương cho biết, việc vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh là nhằm thử nghiệm tính đồng bộ của hệ thống các văn bản pháp lý, tính đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện cho các đơn vị làm quen cũng như đánh giá tác động của thị trường phát điện cạnh tranh.
Mục tiêu cuối cùng của thị trường phát điện cạnh tranh, là góp phần đảm bảo cho khách hàng được sử dụng điện với chất lượng cao nhất và giá cả phù hợp nhất.
Theo ông Cường, sau hơn 2 tháng đi vào vận hành, thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Các quy định của thị trường được các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Hầu hết các đơn vị phát điện đã được tập dượt và quen dần với các khái niệm, các quy định của thị trường, các phần mềm chào giá, thông tin trên thị trường, chất lượng chào giá của các đơn vị dần được cải thiện.
Cũng theo ông Cường, trong hơn 2 tháng qua điểm lớn nhất thu đuwocj từ thị trường điện cạnh tranh là sự minh bạch về cơ chế, tạo được niềm tin của các nhà đầu tư vào ngành điện, để các nhà đầu tư thấy được luật chơi rõ ràng, công khai. Đồng thời, điều này cũng giúp minh bạch hóa được giá bán điện cho người tiêu dùng.
Trong lộ trình phê duyệt, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014); thị trường bán buôn cạnh tranh (2015-2022); thị trường bán lẻ cạnh tranh (sau năm 2022).
… Nhưng trần giá chào bán điện cho EVN quá thấp
Thực hiện các cơ chế trong thị trường phát điện cạnh tranh, kể từ 1/7 vừa qua, mức giá trần chào bán điện đã được nâng từ 900 đồng mỗi kWh lên 1.400 đồng từ 1/8 và giá sàn áp dụng cho thủy điện là 0 đ/kWh. Đây được coi là một bước tiến quan trọng, đáng ghi nhận trong lộ trình thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh.
Tuy nhiên, trao đổi với ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại vẫn cho rằng, mức trần đó vẫn còn rất thấp để có thể hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Theo phân tích của ông Sơn, giá trần luôn là mức cao nhất được phép chào bán, tuy nhiên không phải bao giờ nhà đầu tư cũng có thể chào được ở mức giá đó. Vì khi tham gia vào thị trường cạnh tranh, các nhà máy phát điện phải có mức giá hợp lý mới được lựa chọn. Như vậy, thời gian giá thấp vẫn chiếm nhiều hơn.
Tất nhiên, các nhà bán điện cho EVN không loại bỏ trường hợp chào giá chạm trần song thời gian lại ngắn nên tiền thu về vẫn khiêm tốn, do vậy giá mua chắc chắn không thể cao hơn giá bán ra.
Ông Sơn cho biết thêm, việc nâng giá trần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố quyết định. Việc tính toán nâng giá trần là do các cơ quan chức năng quyết định, còn các nhà máy điện độc lập thì chỉ tính đến mức nào mà giá chào đảm bảo được chi phí phát điện trong một giai đoạn nhất định, có doanh thu về cho công ty.
Khi được hỏi: Tại sao EVN luôn mua điện với giá thấp như vậy, nhưng trong thời gian dài vừa qua, Tập đoàn này vẫn không ngừng kêu lỗ?
Với câu hỏi này ông Sơn cho rằng, câu chuyện lỗ của EVN là do lỗ từ những năm trước chưa được giải quyết nên để lại.
Ngoài ra, hiện tại EVN cũng mới chỉ chào 5% giá thị trường và mức này mới chỉ là demo chứ chưa phải thanh toán, 95% còn lại vẫn phải tính theo hợp đồng PPA (hợp đồng mua điện hai phần truyền thống).
Ông Sơn cũng chia sẻ thêm, với giá điện mà Việt Nam đang áp dụng thì EVN khó có thể kinh doanh có lãi. Điều này cũng sẽ khiến các nhà máy điện khó có lãi.
Nguyên nhân là khi EVN đang phải duy trì mức giá thấp, thì việc đặt giá trần mua của các nhà máy cũng thấp. Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn cho các nhà máy phát điện, đặc biệt là các nhà máy cổ phần hóa, ông Sơn chia sẻ.
Nhiều thành tích đáng ghi nhận…
Thị trường phát điện cạnh tranh đã chính thức khởi động được hơn 2 tháng (kể từ ngày 1/7/2011). Qua khoảng thời gian thực hiện, nhiều tích đã được ghi nhận.
Theo tổng kết của Bộ Công Thương, đến nay đã có 45 trong tổng số 69 nhà máy điện đã tham gia thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh.
Ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực - Bộ Công thương cho biết, việc vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh là nhằm thử nghiệm tính đồng bộ của hệ thống các văn bản pháp lý, tính đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện cho các đơn vị làm quen cũng như đánh giá tác động của thị trường phát điện cạnh tranh.
Mục tiêu cuối cùng của thị trường phát điện cạnh tranh, là góp phần đảm bảo cho khách hàng được sử dụng điện với chất lượng cao nhất và giá cả phù hợp nhất.
Theo ông Cường, sau hơn 2 tháng đi vào vận hành, thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Các quy định của thị trường được các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Hầu hết các đơn vị phát điện đã được tập dượt và quen dần với các khái niệm, các quy định của thị trường, các phần mềm chào giá, thông tin trên thị trường, chất lượng chào giá của các đơn vị dần được cải thiện.
Cũng theo ông Cường, trong hơn 2 tháng qua điểm lớn nhất thu đuwocj từ thị trường điện cạnh tranh là sự minh bạch về cơ chế, tạo được niềm tin của các nhà đầu tư vào ngành điện, để các nhà đầu tư thấy được luật chơi rõ ràng, công khai. Đồng thời, điều này cũng giúp minh bạch hóa được giá bán điện cho người tiêu dùng.
Trong lộ trình phê duyệt, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014); thị trường bán buôn cạnh tranh (2015-2022); thị trường bán lẻ cạnh tranh (sau năm 2022).
… Nhưng trần giá chào bán điện cho EVN quá thấp
Thực hiện các cơ chế trong thị trường phát điện cạnh tranh, kể từ 1/7 vừa qua, mức giá trần chào bán điện đã được nâng từ 900 đồng mỗi kWh lên 1.400 đồng từ 1/8 và giá sàn áp dụng cho thủy điện là 0 đ/kWh. Đây được coi là một bước tiến quan trọng, đáng ghi nhận trong lộ trình thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh.
Tuy nhiên, trao đổi với ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại vẫn cho rằng, mức trần đó vẫn còn rất thấp để có thể hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Theo phân tích của ông Sơn, giá trần luôn là mức cao nhất được phép chào bán, tuy nhiên không phải bao giờ nhà đầu tư cũng có thể chào được ở mức giá đó. Vì khi tham gia vào thị trường cạnh tranh, các nhà máy phát điện phải có mức giá hợp lý mới được lựa chọn. Như vậy, thời gian giá thấp vẫn chiếm nhiều hơn.
Tất nhiên, các nhà bán điện cho EVN không loại bỏ trường hợp chào giá chạm trần song thời gian lại ngắn nên tiền thu về vẫn khiêm tốn, do vậy giá mua chắc chắn không thể cao hơn giá bán ra.
Ông Sơn cho biết thêm, việc nâng giá trần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố quyết định. Việc tính toán nâng giá trần là do các cơ quan chức năng quyết định, còn các nhà máy điện độc lập thì chỉ tính đến mức nào mà giá chào đảm bảo được chi phí phát điện trong một giai đoạn nhất định, có doanh thu về cho công ty.
Khi được hỏi: Tại sao EVN luôn mua điện với giá thấp như vậy, nhưng trong thời gian dài vừa qua, Tập đoàn này vẫn không ngừng kêu lỗ?
Với câu hỏi này ông Sơn cho rằng, câu chuyện lỗ của EVN là do lỗ từ những năm trước chưa được giải quyết nên để lại.
Ngoài ra, hiện tại EVN cũng mới chỉ chào 5% giá thị trường và mức này mới chỉ là demo chứ chưa phải thanh toán, 95% còn lại vẫn phải tính theo hợp đồng PPA (hợp đồng mua điện hai phần truyền thống).
Ông Sơn cũng chia sẻ thêm, với giá điện mà Việt Nam đang áp dụng thì EVN khó có thể kinh doanh có lãi. Điều này cũng sẽ khiến các nhà máy điện khó có lãi.
Nguyên nhân là khi EVN đang phải duy trì mức giá thấp, thì việc đặt giá trần mua của các nhà máy cũng thấp. Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn cho các nhà máy phát điện, đặc biệt là các nhà máy cổ phần hóa, ông Sơn chia sẻ.
Theo phê duyệt, trong giai đoạn thí điểm, do giá điện vẫn do nhà nước quản lý nên dù giá cả giao dịch giữa các cơ sở phát điện với công ty mua bán điện như thế nào đi nữa thì người tiêu dùng vẫn chỉ phải trả tiền điện theo biểu giá Nhà nước quy định. Về mặt cơ cấu tổ chức, việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế quản lý, điều hành các nhà máy điện hiện nay. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Các nhà máy điện còn lại thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ được tổ chức lại thành các tổng công ty phát điện độc lập nhằm tăng quyền chủ động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị này khi tham gia vào thị trường, đồng thời đảm bảo tính công bằng, minh bạch trên thị trường phát điện cạnh tranh. |
Theo VnMedia
0 nhận xét