10 năm trước, cũng chính ông Nguyễn Đức Kiên là nhân vật chính “khuấy tung” các cuộc họp do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức để lấy ý kiến cho quá trình hoàn thiện bóng đá chuyên nghiệp. 10 năm sau, bầu Kiên vẫn bền bỉ phát biểu nhưng xem ra, sự chán nản đã chất chứa quá nhiều.
Những vụ lùm xùm trong và ngoài sân bóng khiến hội nghị tổng kết mùa giải 2011 trở nên căng thẳng. Ảnh: NGUYỄN NHÂN |
Bước lùi
Theo thông tin từ công ty giữ bản quyền AVG, ở mùa giải 2012, họ sẽ miễn phí tiền bản quyền. Thoạt nghe tưởng đó là sự thay đổi tích cực nhưng nếu không thu tiền của nhà đài, cũng đồng nghĩa với việc tiền mà các CLB nhận được (theo tỷ lệ 50% của VFF, 50% của CLB) sẽ không tăng lên vượt ngoài con số 6 tỷ đồng trọn gói mà AVG chi trả. Con số 6 tỷ đồng tưởng là lớn nhưng kỳ thực có CLB chỉ nhận trên dưới 100 triệu đồng/mùa giải. Đây chính là điều ông Kiên cực lực phản đối khi VFF đã ký “bán độc quyền” cho AVG đến 20 năm.
Theo cách nghĩ chung, 6 tỷ đồng chỉ là tối thiểu, bất kỳ CLB nào cũng muốn nhận thêm tiền qua từng mùa giải nhưng rõ ràng, điều đó không khả thi khi AVG không bán thu tiền của nhà đài. Nên nhớ, trong bóng đá chuyên nghiệp, tiền bản quyền vẫn là nguồn thu số 1.
Cũng đã có người đưa ra một phép tính: Nếu kênh K+ phải tốn hàng chục triệu USD để độc quyền các giải bóng đá hàng đầu thế giới nhằm phát triển kênh thì chuyện AVG nắm trọn bản quyền các giải nội địa với giá 6 tỷ đồng là một thương vụ lãi khủng khiếp. Càng… khủng khiếp hơn nếu bóng đá Việt Nam phát triển mạnh hơn.
Biến mất
Giải V-League đang có 30 tỷ đồng tài trợ của Eximbank, ngân hàng mà ông Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch VFF làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trong khi đó, các giải hạng nhất và cúp quốc gia lại do bầu Vũ của Tôn Hoa Sen tài trợ. Các nguồn thu này có được nhờ “người trong nhà” giúp đỡ.
Ông Lê Hùng Dũng dự kiến dùng Eximbank để đẩy giá V-League lên hòng thu hút các nhà tài trợ khác. Tuy nhiên, mới chỉ sau một năm, ông thừa nhận đang tính đến chuyện rút lui vì chịu sức ép của các cổ đông. Trong khi đó, Tôn và Nhựa Hoa Sen dự kiến sẽ ngưng hợp đồng với VFF, cũng vì lý do tương tự. Nếu 2 nguồn thu này không còn, VFF sẽ lâm vào cảnh nghèo ngay lập tức vì họ chẳng còn nguồn thu nào khác để trang trải chi phí hoạt động.
Ông Lê Hùng Dũng dự kiến dùng Eximbank để đẩy giá V-League lên hòng thu hút các nhà tài trợ khác. Tuy nhiên, mới chỉ sau một năm, ông thừa nhận đang tính đến chuyện rút lui vì chịu sức ép của các cổ đông. Trong khi đó, Tôn và Nhựa Hoa Sen dự kiến sẽ ngưng hợp đồng với VFF, cũng vì lý do tương tự. Nếu 2 nguồn thu này không còn, VFF sẽ lâm vào cảnh nghèo ngay lập tức vì họ chẳng còn nguồn thu nào khác để trang trải chi phí hoạt động.
Trong khi đó, giải hạng nhất và V-League có tổng cộng 28 đội nhưng số CLB trực thuộc doanh nghiệp chưa đến quá nửa. Với hình thức cùng lúc sở hữu được 2 CLB, số lượng ông bầu bóng đá đương nhiên sẽ còn ít hơn. Thế nên, nếu chỉ 3-4 ông bầu rút lui, coi như hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sẽ quay trở lại thời bao cấp. Thậm chí, có thể còn kém hơn cách đây 10 năm bởi có trả đội bóng lại địa phương cũng chẳng nơi nào đủ kinh phí để duy trì đội bóng.
Đó là chưa nói, bóng đá Việt Nam nhận sự đầu tư phần lớn từ các ngân hàng, mà giữa các tổ chức tài chính này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau về cổ phần nên nếu một người như bầu Kiên rút lui khỏi bóng đá sẽ có một loạt nhà tài trợ khác cũng… biến mất.
Đăng Linh
* Ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch CLB Đồng Tâm Long An): “Anh Kiên nói đúng về những tồn tại ở V-League. Với cách làm bóng đá như hiện nay ở nước ta, tôi không cho rằng đó là cách tốt để phát triển”. * Ông Hoàng Mạnh Trường (Chủ tịch CLB V.Ninh Bình): “Tôi cho rằng mùa giải vừa qua có quá nhiều nhức nhối liên quan đến công tác trọng tài và công tác điều hành giải. Tôi không tiếc tiền đầu tư nhưng cuộc chơi phải sạch. Nếu không có những thay đổi trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp khác rút lui”. * Ông Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai): “Nếu có lời mời tham dự một giải đấu riêng, tôi sẽ nghiêm túc xem xét vấn đề này”. * Ông Nguyễn Minh Sơn (Chủ tịch CLB B.Bình Dương): “Về vấn đề trọng tài, tôi không bình luận thêm mà để cho lương tâm và dư luận phán xét. Hãy để cho cuộc chơi có sự sòng phẳng và đội bóng nào có sức mạnh vô địch”. * Ông Nguyễn Chí Kiên (Giám đốc điều hành CLB TPHCM): “Anh Kiên đã nói thay nhiều lãnh đạo các đội khác về các vấn đề mà chúng tôi bức xúc bấy lâu nhưng không có dịp được bày tỏ”. Nhóm PV VFF có thực sự tiếp thu? Sau buổi tổng kết, hôm qua Hội nghị Ban chấp hành VFF tiếp tục rà soát lại những tuyên bố gây sốc của bầu Kiên và từ chính lãnh đạo VFF. Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Nguyễn Lân Trung, Phó Chủ tịch VFF, cho biết, Thường trực VFF đã thẳng thắn nhìn nhận hạn chế và rút ra bài học. Tuy nhiên, ông Trung khẳng định: “Chúng tôi cho rằng việc hạn chế là có nhưng ban tổ chức giải và cả VFF vẫn làm được một khối lượng công việc lớn. VFF luôn tiếp thu ý kiến đóng góp nhưng chúng ta không nên phủ nhận những điều đã làm được”. Về công tác trọng tài, VFF vẫn chưa có bất kỳ động thái nào ngoài lời hứa sẽ tiếp tục rà soát. VFF cũng nhìn nhận: “Việc chỉ đạo và giám sát đối với bộ phận điều hành là chưa thực sự quyết liệt”. 2 trọng tài gây nhiều điều tiếng nhất ở V-League 2011 là Nguyễn Văn Quyết và Trần Công Trọng cũng đã được ông Dương Nghiệp Khôi, Trưởng ban tổ chức V-League, đề xuất VFF không mời làm nhiệm vụ vô thời hạn. Liên quan đến thông tin đội Hòa Phát được đề nghị trả 500 triệu đồng cho trọng tài để đổi lấy chiến thắng, ông Nguyễn Lân Trung cho biết: “Lãnh đạo VFF đã trao đổi với các cơ quan chức năng để làm rõ các biểu hiện tiêu cực. Đây là một việc lớn, chúng tôi khẳng định sẽ tập trung làm rõ để công bố trong thời gian sớm nhất”. Về chuyện các doanh nghiệp có khả năng từ bỏ bóng đá Việt Nam, quan điểm của VFF xem đó là chuyện… bình thường. Ông Trung nói: “Trong lễ tổng kết, anh Kiên có nói đến chuyện có 6-7 CLB muốn từ bỏ bóng đá. Tại hội nghị, VFF đã hỏi tất cả đại diện CLB dự họp nhưng mọi người đều nói đó chỉ là ý kiến của cá nhân anh Nguyễn Đức Kiên chứ không phải đại diện cho tập thể. Muốn đưa nền bóng đá lên chuyên nghiệp, VFF rất cần sự góp sức của các doanh nghiệp. Việc Hòa Phát từ bỏ bóng đá là điều đáng tiếc nhưng tôi cho rằng đó là điều bình thường và chúng ta nên xem nhẹ chuyện này trong bối cảnh giải đấu chịu ảnh hưởng rất lớn từ cơ chế thị trường”. VFF cũng đã thông qua chỉ tiêu cho các đội bóng đá tham dự SEA Games 26. Qua đó, đội Olympic Việt Nam đặt chỉ tiêu vào đến trận chung kết. Còn 2 đội futsal là phải có huy chương. Hà - Cường - Hiển |
Theo SGGP
>>Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng: Phải cải tổ VFF
>>Chủ tịch CLB HAGL Đoàn Nguyên Đức: Nếu anh Kiên bỏ, HAGL cũng bỏ !
0 nhận xét