Không ngoài dự đoán, ổn định và hòa bình trên biển là một trong những chủ đề trong tâm trong cuộc gặp của Tổng thống Philippines Benigno Aquino với đồng nhiệm Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm 27/9.
Trong tuyên bố chung sau cuộc hội đàm, hai bên nhất trí rằng hai nước có chung các giá trị cơ bản là "tự do, dân chủ và quyền cơ bản của con người và pháp quyền", cũng như có "các lợi ích chiến lược chung như đảm bảo an toàn các tuyến giao thông trên biển".
Nhật Bản và Philippines cũng là hai quốc gia đều có tranh chấp lãnh thổ nhưng tại hai khu vực riêng biệt với Trung Quốc. Trong cuộc gặp, lãnh đạo hai nước cũng khẳng định sự cần thiết tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. "Hai lãnh đạo hoan nghênh việc thông qua hướng dẫn thực hiện Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC) và bày tỏ hy vọng sớm thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế", tuyên bố chung nhấn mạnh.
Nhật Bản, Philippines khẳng định sự cần thiết hòa bình, ổn định trên biển Đông. |
Trong nỗ lực tăng cường hợp tác an nin hàng hải, truyền thông Nhật Bản cho biết, Tokyo và Manila hiện chuẩn bị ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự, còn hãng tin AFP dẫn lời một quan chức văn phòng Thủ tướng Noda nói, hai lãnh đạo có thể mở rộng tập trận bảo vệ bờ biển chung và tăng cường tham vấn hải quân.
Quốc gia theo dõi sát cuộc gặp này có lẽ không ai khác ngoài Trung Quốc. Trong vài ngày qua, Nhật Bản liên tục thông báo tàu hải giám và khảo sát biển của Trung Quốc xâm phậm vùng tiếp giáp lãnh hải và hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn lời Lực lượng bảo vệ bờ biển nước này cho biết, ngày 26/9, hai tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải trong khi tàu khảo sát thăm dò tại khu vực khác so với thông báo trước đó gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Liên tục các cuộc hội thảo về biển Đông, trong đó mới nhất là hội thảo của giới chuyên gia về luật biển 10 nước ASEAN tuần trước tại Philippines thảo luận về đề xuất của Manila xây dựng một Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác ở biển Đông. Trước đó, sau khi Trung Quốc phản đối việc Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí ở biển Đông, Nhật Bản không những lên tiếng ủng hộ New Delhi mà còn kêu gọi tăng cường hợp tác giữa hải quân hai nước để phòng vệ và đề xuất tăng cường tần suất các cuộc tập trận hải quân giữa hai bên cho thấy sự quan tâm gia tăng đối với khu vực này.
Quốc gia theo dõi sát cuộc gặp này có lẽ không ai khác ngoài Trung Quốc. Trong vài ngày qua, Nhật Bản liên tục thông báo tàu hải giám và khảo sát biển của Trung Quốc xâm phậm vùng tiếp giáp lãnh hải và hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn lời Lực lượng bảo vệ bờ biển nước này cho biết, ngày 26/9, hai tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải trong khi tàu khảo sát thăm dò tại khu vực khác so với thông báo trước đó gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Liên tục các cuộc hội thảo về biển Đông, trong đó mới nhất là hội thảo của giới chuyên gia về luật biển 10 nước ASEAN tuần trước tại Philippines thảo luận về đề xuất của Manila xây dựng một Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác ở biển Đông. Trước đó, sau khi Trung Quốc phản đối việc Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí ở biển Đông, Nhật Bản không những lên tiếng ủng hộ New Delhi mà còn kêu gọi tăng cường hợp tác giữa hải quân hai nước để phòng vệ và đề xuất tăng cường tần suất các cuộc tập trận hải quân giữa hai bên cho thấy sự quan tâm gia tăng đối với khu vực này.
Trong một diễn biến khác, một hội nghị các quan chức quốc phòng Đông Nam Á trong hai ngày do Chính phủ Nhật Bản tổ chức khai mạc hôm nay tại Tokyo. Hội nghị lần này tập trung thảo luận "các nhiệm vụ an ninh chung" trong đó bao gồm nội dung "các vấn đề an ninh và các vấn đề nguồn tài nguyên" cũng như "nỗ lực tăng cường an ninh hàng hải trong khu vực. Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản dự kiến có bài phát biểu khai mạc hội nghị với sự tham dự của các quan chức quốc phòng từ nhiều quốc gia ASEAN. |
0 nhận xét