- Ưu tiên thúc đẩy thương mại song phương
Chiều 31-8, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã hội đàm chính thức với Tổng thống Benigno Aquino tại Bắc Kinh. Tại cuộc hội đàm, ông Aquino tuyên bố luôn mở cửa hoạt động thương mại với Trung Quốc trong các lĩnh vực đầu tư về du lịch, nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ đề biển Đông cũng được thảo luận trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, song vấn đề kinh tế đã bao trùm cuộc gặp gỡ.
Người phát ngôn của chính phủ Philippines Edwin Lacierda cho biết: “Ông Aquino cho rằng giữa hai nước vẫn còn nhiều khác biệt, song nó không kiềm chế hai nước tiếp tục phát triển mối quan hệ”.
Tổng thống Aquino và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong lễ đón tiếp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc. |
Hai nhà lãnh đạo đã ký kết 9 thỏa thuận hợp tác, trong đó có thỏa thuận hợp tác thương mại song phương trị giá 60 tỷ USD trong 5 năm tới giữa Manila và Bắc Kinh, cao gấp 6 lần so với mức của năm 2010. Các thỏa thuận khác là dự án liên quan đến hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch.
Trước đó, cùng ngày, Diễn đàn kinh tế thương mại Trung Quốc - Philippines đã được tổ chức tại Bắc Kinh với sự tham dự của Tổng thống Aquino, Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn cùng khoảng 600 quan chức chính phủ và các lãnh đạo doanh nghiệp hai nước.
Theo tờ Inquirer, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines với trao đổi thương mại song phương tăng 35%, lên đến 27,7 tỷ USD trong năm 2010 và Manila coi đối tác đặc biệt này như một nguồn đầu tư và du lịch có giá trị tiềm năng.
Philippines đang muốn thúc đẩy các doanh nghiệp Philippines hiện diện đông đảo và khai thác thị trường rộng lớn của Trung Quốc. Do vậy, có khoảng 200 doanh nhân Philippines tháp tùng Tổng thống Aquino trong chuyến viếng thăm này.
Theo tờ Inquirer, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines với trao đổi thương mại song phương tăng 35%, lên đến 27,7 tỷ USD trong năm 2010 và Manila coi đối tác đặc biệt này như một nguồn đầu tư và du lịch có giá trị tiềm năng.
Philippines đang muốn thúc đẩy các doanh nghiệp Philippines hiện diện đông đảo và khai thác thị trường rộng lớn của Trung Quốc. Do vậy, có khoảng 200 doanh nhân Philippines tháp tùng Tổng thống Aquino trong chuyến viếng thăm này.
- Căng thẳng tranh chấp biển Đông
Trong năm 2011, quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc gặp nhiều căng thẳng xung quanh các tuyên bố về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Ông Aquino từng kêu gọi Trung Quốc chấp nhận để tòa án của Liên hiệp quốc về Luật biển giải quyết tranh cãi giữa các bên ở biển Đông. Bắc Kinh một mực bác bỏ đề xuất trên.
Dư luận cho rằng, ông Aquino sẽ rất thận trọng để việc tranh chấp lãnh hải không gây ảnh hưởng tới sứ mệnh kinh tế lần này. Phát biểu trước chuyến công du, ông Aquino đã khẳng định mối quan hệ giữa hai nước giống như một cuộc hôn nhân và cả hai bên đều phải nỗ lực vì nó.
Tuy nhiên, ông Aquino đang chịu áp lực phải tỏ ra cứng rắn trước các hành động tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Ở trong nước, ông Aquino hiện đang bị nhiều chỉ trích sau khi đồng ý hợp tác với Trung Quốc lập một liên doanh giữa các công ty dầu khí của hai bên để thăm dò dầu khí tại biển Đông.
Tuy nhiên, ông Aquino đang chịu áp lực phải tỏ ra cứng rắn trước các hành động tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Ở trong nước, ông Aquino hiện đang bị nhiều chỉ trích sau khi đồng ý hợp tác với Trung Quốc lập một liên doanh giữa các công ty dầu khí của hai bên để thăm dò dầu khí tại biển Đông.
Chính phủ Philippines phải liên tục trấn an người dân rằng nước này sẽ đạt “lợi ích tương xứng với Trung Quốc” trong dự án cùng thăm dò dầu khí tại khu vực tranh chấp này. Trong khi đó, đảng cánh tả Bayan Muna tuyên bố sẽ làm tới cùng để ngăn chặn việc hợp tác vì nó đe dọa đến chủ quyền quốc gia của Philippines.
THANH HẰNG
Theo SGGP
0 nhận xét