Phân biệt chủng tộc ở Libya

Nhiều người da đen ở Libya đang là mục tiêu của bắt bớ và giết chóc vì bị cho là thông đồng với ông Muammar Gaddafi

Vivienne là một trong số 90 người Nigeria di cư từng bị vây bắt ở Libya hồi tháng 8 và bị cáo buộc tội sở hữu vũ khí cũng như giết hại người Libya. Tuy vậy, Vivienne nói tội trạng duy nhất của chị là làn da đen. Chị kể: “Họ nghĩ chúng tôi đang chiến đấu cho ông Gaddafi bởi vì chúng tôi là người da đen”. Những phụ nữ khác ở chung quanh chị đều nói như chị.
Thực trạng đáng lo ngại
Kể từ khi nổ ra cuộc nổi dậy ở Libya hồi tháng 2, nhiều người Libya da đen và người châu Phi vùng Hạ Sahara đều lo sợ cho tính mạng của họ. Họ là mục tiêu của bắt bớ và giết chóc vì bị cho là thông đồng với ông Muammar Gaddafi, vốn bị cáo buộc sử dụng lính đánh thuê châu Phi để tàn sát các đối thủ.

Người da đen đang bị phân biệt đối xử ở Libya. Ảnh: DEMOTIX IMAGES
Theo Tổ chức Tị nạn Quốc tế, có hơn 1,5 triệu người châu Phi vùng Hạ Sahara làm việc ở Libya, đất nước 6,5 triệu dân. Đến nay, Tổ chức Di dân Quốc tế đã sơ tán khoảng 1.400 dân di cư ra khỏi Tripoli và khoảng 1.000 người khác được tị nạn tại cảng cá Janzour, phía Tây thành phố này. Họ không muốn trở về nhưng lại cảm thấy không thể ở lại Libya. Trước khi các tổ chức viện trợ cung cấp nước sạch và dụng cụ y tế cho Janzour, họ đã uống và tắm bằng nước biển. Phụ nữ thì nơm nớp nỗi lo bị cưỡng hiếp.
Ông Niklas Bergstrans, nhân viên Tổ chức Thầy thuốc không biên giới ở Tripoli, nhấn mạnh: “Họ cần phải được chuyển đến một nơi nào đó an toàn. Thực là đáng thất vọng. Chúng tôi chẳng thấy một hành động cụ thể nào từ Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) và các tổ chức quốc tế khác”.
Đối phó với sự phân biệt chủng tộc là một thách thức đối với nhà chức trách mới ở Libya. Tuy nhiên, theo báo The Washington Post, NTC chẳng làm bao nhiêu để giảm đi thực trạng này.
Thiếu thủ tục tố tụng
Ông Peter Bouckaert, thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, khẳng định: “Thực sự là có hành động bạo lực chống lại tất cả mọi người da đen. Tình trạng của người châu Phi ở Tripoli thực là kinh khủng”. Theo ông, sự ngược đãi đó vẫn đang tiếp diễn.
Tại nhà tù Maftouh ở Tripoli, các chiến binh phe nổi dậy nói các tù nhân từ Chad, Mali và Nigeria bị giam giữ để bảo vệ họ. Tuy nhiên, Aisha Mohammed cho biết chị bị bắt trong khi đang đến tiệm cắt tóc để làm việc và chị đã bị giam giữ 18 ngày. Chị hét vào mặt một lính canh: “Các người đối xử với chúng tôi như thú vật. Các người che mũi lại khi đưa thức ăn cho chúng tôi. Chúng tôi không phải là thú vật. Chúng tôi chỉ muốn về nhà”. Trong số 323 tù nhân tại đây có 188 là dân di cư châu Phi. Các lính canh cho biết những người này bị bắt vì nỗi lo sợ họ có thể mang những mầm bệnh dễ lây nhiễm.
Chỉ tay vào phòng khám đa khoa và nguồn cung cấp lương thực, ông Mohammed al Dhamoudi, người trông nom nhà tù này, bác bỏ những lời kêu ca của phụ nữ về việc không được điều trị bệnh và không được ăn uống đàng hoàng. Ông ta nói: “Ở đây, chúng tôi đối xử tốt với họ và nếu như họ không làm gì sai trái, họ sẽ được trả tự do. Chúng tôi sẽ gửi họ về nước của họ”.
Nhà chức trách mới ở Libya hiện chưa hình thành một hệ thống tư pháp để xét xử các tù nhân mặc dù bây giờ họ đã đòi phải có lệnh mới được bắt giữ người. Salah Barghani, một luật sư làm việc với các tù nhân, nhận định: “Điều đang thiếu ở đây là một thủ tục tố tụng, với việc điều tra và xét xử công bằng để nhanh chóng phân biệt những người không may bị bắt vì màu da hoặc những kẻ phạm tội”. Theo luật sư, hơn 50% tù nhân tại nhà tù này cần được trả tự do. Ông khẳng định: “Tất cả họ không thể đều là lính đánh thuê”.
Mang nặng hận thù
Cư dân thành phố Misurata đặc biệt căm thù người Libya da đen và dân di cư châu Phi bởi vì ông Gaddafi đã từng sử dụng thành phố Tawargha bên cạnh – nơi phần lớn người da đen sinh sống – làm căn cứ. Dân cư Tawargha và binh lính của ông Gaddafi đã cưỡng hiếp nhiều phụ nữ Misurata. Người dân Misurata nói bây giờ thành phố Tawargha bị bỏ trống nhưng nếu có người dân nào trở về đó thì nhiều khả năng họ sẽ bị đánh đập hoặc giết chết.
NGÔ SINH
Theo NLĐ

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia