Một hệ thống cảnh báo sớm có thể giúp giảm thiểu thiệt hại do động đất gây ra
Cô Elizabeth Cochran đang ngồi trong văn phòng của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ở thành phố Pasadena hôm 1-9 thì máy tính cô đột nhiên phát ra âm thanh báo động. Một chấm sáng đỏ xuất hiện trên bản đồ bang California trên màn hình, báo hiệu có một trận động đất vừa xảy ra với tâm chấn nằm ở phía Bắc Los Angeles. Sau đó, một đồng hồ cạnh bản đồ đếm ngược về thời điểm dư chấn từ trận động đất lan đến Pasadena. Không lâu sau, cô Cochran cảm thấy chiếc ghế mình rung nhẹ do dư chấn mạnh 4,2 độ Richter gây ra.
Chỉ mới thử nghiệm
Bài học từ Nhật Bản
Nói về những lợi ích có thể có của hệ thống cảnh báo động đất sớm, ông Doug Given, người đứng đầu dự án tại USGS, cho biết: “Xe lửa có thể đi chậm lại hoặc dừng hẳn. Các nhân viên kiểm soát không lưu có thể cho tạm dừng hoạt động cất cánh và hạ cánh các chuyến bay. Các nhà máy có thể tạm ngưng hoạt động trong lúc học sinh có thể chui xuống dưới bàn và lấy tay che đầu lại”.
Các nhà nghiên cứu Mỹ hy vọng sẽ phát triển được một hệ thống cảnh báo động đất sớm tương tự như hệ thống đầu tiên trên thế giới đã được đưa vào sử dụng ở Nhật Bản từ năm 2007 sau 7 năm phát triển với kinh phí 500 triệu USD. Hệ thống này đối mặt với kỳ sát hạch lớn đầu tiên vào tháng 3 qua khi một trận động đất siêu mạnh xảy ra ngoài khơi bờ biển Đông Bắc và gây ra sóng thần. Thông báo khẩn cấp được phát đi 8 giây sau khi các bộ cảm biến phát hiện chấn động đầu tiên của trận động đất. Hàng triệu người nhận được cảnh báo dài từ 5 đến 40 giây, tùy thuộc vào khoảng cách của họ so với tâm chấn.
Tuy nhiên, hệ thống này vẫn có thiếu sót. Trước hết, các bộ cảm biến đánh giá rằng trận động đất trên mạnh 8,1 độ Richter dù thực tế nó mạnh 9 độ Richter. Vì sai sót này, cảnh báo không được gửi đến một số thành phố nhất định. Bên cạnh đó, động đất quá mạnh đến nỗi khiến 55 trạm địa chấn ngưng hoạt động, nên không có cảnh báo nào được đưa ra cho các dư chấn trong vài giờ sau đó.
Chỉ mới thử nghiệm
Chính phủ Mỹ đang âm thầm thử nghiệm một hệ thống cảnh báo động đất sớm ở bang California kể từ tháng 2 qua- được biết với tên gọi “ShakeAlert”. Hệ thống này vẫn còn thô sơ và thông điệp cảnh báo chưa được phát đến người dân hoặc doanh nghiệp. Cho đến giờ, chỉ mới có khoảng 30 nhà khoa học nhận được cảnh báo mỗi khi bang California rung chuyển vì động đất, trong đó có cô Cochran. Công việc của họ là phát hiện và chỉnh sửa lỗi phần mềm của hệ thống. Theo hãng tin AP, bước tiếp theo của dự án là hợp tác với doanh nghiệp để thử nghiệm hệ thống trong thế giới thật vào cuối năm nay, đồng thời phát triển một hệ thống mạnh mẽ hơn.
Ông Anthony Guarino Jr., một nhà phân tích địa chấn tại Viện Công nghệ California, giới thiệu hệ thống
cảnh báo động đất sớm ở Pasadena. Ảnh: AP
Hệ thống nói trên được thiết kế để cảm nhận những xung năng lượng đầu tiên sau khi động đất xảy ra và ước tính cường độ của nó dựa trên những thông tin hạn chế có được. Điều này là có thể do động đất giải phóng năng lượng theo 3 dạng sóng địa chấn có tốc độ khác nhau. Một mạng lưới bộ cảm biến ngầm có thể nhận biết những sóng địa chấn di chuyển nhanh hơn nhưng ít gây thiệt hại hơn - gọi là sóng địa chấn “P” - trước khi sóng địa chấn “S” di chuyển đến. Sóng địa chấn “S” có sức tàn phá mạnh hơn sóng địa chấn “P”. Cảnh báo sẽ được đưa ra trước khi những sóng địa chấn “S” di chuyển đến. Việc đưa ra cảnh báo dài đến đâu, từ vài giây đến vài chục giây, tùy thuộc vào khoảng cách giữa nơi muốn gửi và tâm chấn. cảnh báo động đất sớm ở Pasadena. Ảnh: AP
Bài học từ Nhật Bản
Nói về những lợi ích có thể có của hệ thống cảnh báo động đất sớm, ông Doug Given, người đứng đầu dự án tại USGS, cho biết: “Xe lửa có thể đi chậm lại hoặc dừng hẳn. Các nhân viên kiểm soát không lưu có thể cho tạm dừng hoạt động cất cánh và hạ cánh các chuyến bay. Các nhà máy có thể tạm ngưng hoạt động trong lúc học sinh có thể chui xuống dưới bàn và lấy tay che đầu lại”.
Các nhà nghiên cứu Mỹ hy vọng sẽ phát triển được một hệ thống cảnh báo động đất sớm tương tự như hệ thống đầu tiên trên thế giới đã được đưa vào sử dụng ở Nhật Bản từ năm 2007 sau 7 năm phát triển với kinh phí 500 triệu USD. Hệ thống này đối mặt với kỳ sát hạch lớn đầu tiên vào tháng 3 qua khi một trận động đất siêu mạnh xảy ra ngoài khơi bờ biển Đông Bắc và gây ra sóng thần. Thông báo khẩn cấp được phát đi 8 giây sau khi các bộ cảm biến phát hiện chấn động đầu tiên của trận động đất. Hàng triệu người nhận được cảnh báo dài từ 5 đến 40 giây, tùy thuộc vào khoảng cách của họ so với tâm chấn.
Tuy nhiên, hệ thống này vẫn có thiếu sót. Trước hết, các bộ cảm biến đánh giá rằng trận động đất trên mạnh 8,1 độ Richter dù thực tế nó mạnh 9 độ Richter. Vì sai sót này, cảnh báo không được gửi đến một số thành phố nhất định. Bên cạnh đó, động đất quá mạnh đến nỗi khiến 55 trạm địa chấn ngưng hoạt động, nên không có cảnh báo nào được đưa ra cho các dư chấn trong vài giờ sau đó.
Bất chấp những thiếu sót nói trên, trong buổi điều trần trước một tiểu ban Hạ viện Mỹ một tuần sau trận động đất, Giám đốc USGS Marcia McNutt cho rằng hệ thống cảnh báo động đất sớm ở Nhật Bản đã cứu được hàng ngàn tính mạng con người trong trận động đất nói trên. Đó là điều mà những người ủng hộ hệ thống tin tưởng rằng chỉ một cảnh báo sớm vài giây cũng có thể giúp giảm thiểu thiệt hại do động đất gây ra.
Thách thức tài chính Bên cạnh những trở ngại về công nghệ, nỗ lực của Mỹ còn gặp thách thức từ một ngân sách khá eo hẹp. USGS đã chi 2 triệu USD cho dự án và đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức tư nhân và nhóm công nghiệp. Các nhà khoa học ước tính sẽ cần đến 80 triệu USD trong 5 năm tới để phát triển một hệ thống báo động động đất công cộng cho cả bang California, đồng thời cần thêm hàng triệu USD mỗi năm để vận hành và bảo trì nó. |
Phương Võ
Theo NLĐ
0 nhận xét