NATO cùng Ấn Độ phát triển lá chắn tên lửa

NATO đã chia sẻ công nghệ phòng thủ tên lửa của mình với Ấn Độ để đảm bảo khả năng bắn hạ các tên lửa tấn công của đối phương.
Với sự kiện này thì trừ Nga ra, Ấn Độ trở thành quốc gia duy nhất bên ngoài NATO, liên minh quân sự do Mỹ cầm đầu, đủ điều kiện công nghệ để phát triển các dự án về tên lửa phòng thủ quốc gia.

Các dự án phòng thủ tên lửa của NATO được khởi động vào tháng 5/2001 để bảo vệ các thành viên của khối này khỏi các cuộc tấn công tên lửa.

Ấn Độ cũng đang trong quá trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo dựa trên nền tảng của tên lửa đạn đạo Prithvi nhằm đối phó với các đối thủ tiềm tàng trong khu vực.

“Các bạn (Ấn Độ) có một mối đe dọa tên lửa. Chúng tôi (NATO) cũng có mối hiểm họa của chúng tôi. Và chúng ta nhất thiết phải chống lại những nguy cơ như thế!”, một quan chức cấp cao của NATO trả lời với các phóng viên Ấn Độ đang có chuyến viếng thăm trụ sở chính của liên minh quân sự này.
Hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 mới nhất của Mỹ.
Quan chức này còn lưu ý rằng mối đe dọa của Ấn Độ và NATO đến từ các hướng khác nhau nên NATO không nhất thiết phải quan tâm đến các mối đe dọa của Ấn Độ. “Bởi vì tình hình chiến lược của chúng ta khác nhau, nhưng công nghệ phát hiện và ngăn chặn tên lửa là như nhau”.

Tuy nhiên ông cũng thừa nhận một điều là dù Ấn Độ có mối quan hệ song phương rất tốt với hầu hết các quốc gia trong NATO, trong đó có cả Anh và Pháp,  nhưng dự án này sẽ do Mỹ đứng đầu vì Mỹ có công nghệ tên lửa phòng thủ đạn đạo rất tiên tiến, phát triển hơn tất cả các nước còn lại trong khối NATO.

“Thực tế thì quan hệ Ấn Độ và Mỹ tốt hơn Ấn Độ - NATO, nhưng chúng tôi đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ đạn đạo. Do đó, có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm mà NATO muốn chia sẻ cho Ấn Độ”.

Vào giữa thập kỉ trước Ấn Độ cũng có dự án phòng thủ đạn đạo, là một hệ thống lá chắn 2 tầng gồm 2 loại tên lửa, ở tầng cao dùng tên lửa phòng không Prithvi (PAD), tầng thấp hơn dùng tên lửa Advanced (AAD). 

Lần thử nghiệm lần đầu của PAD là vào tháng 11/ 2006, còn AAD vào tháng 12/2007. Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Nga, Israel thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa. Tuy nhiên cự ly phòng thủ của hệ thống này từ 5.000 km đổ trở lại, còn tầm xa hơn đang được tiếp tục hoàn thiện.

Liên quan tới các dự án phòng thủ tên lửa, Mỹ có hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) gồm nhiều tầng, nhằm che chắn toàn bộ lãnh thổ khỏi các tên lửa tấn công, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa trên 7.500 km, hay các tên lửa tầm ngắn hơn.

NATO đang tiến hành với 3 hệ thống bảo vệ chống tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, đồng thời tiến hành hợp tác quốc phòng về tên lửa với Nga. 
Đức Trọng (theo Asian - Defence)
Đất Việt

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia