Mỹ thay đổi cách nhìn về đồng minh 'hờ hững' Pháp?

Quan hệ đồng minh Mỹ - Pháp vốn bị sứt mẻ sâu sắc sau cuộc chiến Iraq đã chứng kiến những chuyển biến mới mẻ sau cuộc chiến Libya.
 
Từ trước tới nay, Pháp thường là đồng minh "hờ hững" của Mỹ.
Trong cuộc chiến Libya, Mỹ dù vẫn giữ vai trò chủ đạo trong “sứ mệnh” lật đổ chế độ của Gaddafi song đã “buông rèm nhiếp chính”.

Các quan chức quân sự Mỹ thậm chí còn tỏ vẻ miễn cưỡng khi phải tham gia các chiến dịch không kích mở màn nhằm phá hủy hệ thống phòng không của Đại tá Gaddafi để tạo điều kiện cho các hoạt động không kích tiếp theo của NATO.

Lầu Năm góc - cơ quan “diều hâu” của Mỹ luôn tỏ vẻ “coi thường” quân đội của các nước châu Âu thì lần này giữ vị trí khiêm tốn và có thái độ kiềm chế.

Về công khai, Ngũ Giác đài không thể hiện vai trò “đầu tàu” mà tạm lui về phía sau. Trong khi đó, Pháp thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác trong vai trò tích cực và mạnh mẽ trong chiến dịch này.  Giới quân sự Mỹ dường như bị sự “hăng hái” của Tổng thống Pháp Sarkozy cùng các cố vấn của Nhà trắng “cuốn theo”.

Từ tháng 3/2011, NATO, Pháp thay Mỹ đảm nhận hầu hết hoạt động tiếp nhiên liệu trên không cũng như các hoạt động do thám. Không quân Pháp cũng phối hợp với không quân Anh tiến hành đợt không kích đầu tiên.

Quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ đánh giá hành động của Pháp là hình mẫu cho các đồng minh khác và nhấn mạnh điều này thể hiện sự “nhạy cảm” của các thành viên NATO về vai trò của từng nước trong cuộc chiến.

Tuy vậy, với tư cách là một trong những nước chủ chốt của châu Âu, những động thái vượt ra ngoài tiền lệ can dự truyền thống của Pháp liệu đã làm thay đổi cách nhìn của Lầu Năm góc về nước này?

Trên thực tế, giới quân sự Mỹ có vẻ chưa sẵn sàng để thay đổi cách nhìn về đồng minh này. Thái độ “vừa yêu vừa ghét” còn hiện hữu.

Theo chuyên gia về châu Âu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, A. Conley, Lầu Năm góc “hài lòng” với sự đóng góp của Pháp trong chiến dịch này nhưng còn “thất vọng” về hoạt động hậu cần ở giai đoạn đầu của cuộc chiến khi Mỹ không muốn giữ vai trò chủ đạo mà không nước nào đứng ra đảm trách.

Đến nay mức độ đóng góp của Pháp cho cuộc chiến tại Libya chỉ đứng sau Mỹ và Anh. Theo thống kê, trong 5 tháng của cuộc chiến, Pháp đã tiến hành 4.500 vụ xuất kích, chiếm 1/3 tổng số vụ xuất kích của NATO, trong khi đó của Mỹ là 5.300 vụ. Pháp đã cử tàu sân bay Charles gần như trong suốt cuộc chiến tại Libya.

Về chi phí quân sự, vào tháng 6/2011, Pháp ước tính chi phí 2 triệu USD/ngày (hiện tổng số có thể lên tới 300 triệu USD) nhưng đến nay Bộ Quốc phòng Pháp tuyên bố tiếp tục chi cho chiến dịch quân sự này và không giới hạn về tổng chi phí.

Tuy vậy, dù động thái của Pháp lần này được đánh giá cao song phát biểu của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đây vẫn đáng phải lưu tâm khi ông Robert Gate tỏ ra thất vọng về vai trò mờ nhạt của NATO tại Afghanistan, những khó khăn về hậu cần tại Libya và cảnh báo về quan hệ đồng minh “không tương xứng”, có thể sẽ càng trở nên “ảm đạm” hơn nếu NATO không đóng góp thêm vũ khí, tài chính và nhân lực.

Đáp lại, Tổng thống Pháp Sarkozy cho rằng phát biểu của ông Robert Gate phần nào thể hiện sự cay đắng do phải thôi chức Bộ trưởng Quốc phòng. Trong khi đó, một cựu quan chức của Lầu Năm góc lại lập luận rằng ý kiến của ông Robert Gate đã đề cập đến vấn đề liên minh theo nghĩa rộng chứ không chỉ trong vấn đề Libya, không đơn thuần muốn Pháp chia sẻ trách nhiệm cho dù Pháp tỏ ra “hăng hái” mà muốn tránh cho nước Mỹ lại bị “sa lầy” vào một cuộc chiến trên bộ khác.

Điều này cho thấy còn cần nhiều thời gian để thay đổi hình ảnh cũng như sự “hài lòng” của Lầu Năm góc về Pháp cho dù nước này không chỉ vừa thể hiện vai trò tích cực trong cuộc chiến Libya mà trước đó là chiến dịch tại Afghanistan - chiến dịch mà sự đóng góp của Pháp cũng đã được đánh giá cao với 4.000 quân được triển khai tập trung tại phía Tây Afghanistan, trong đó 74 người đã thiệt mạng trong 8 năm qua. Tag: Chiến sự Libya - NATO

Việt Thành (theo New York Times)
Đất Việt

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia