Chính quyền Mỹ đang thực hiện nỗ lực ngoại giao cuối cùng nhằm ngăn chặn kế hoạch của Palestine yêu cầu LHQ công nhận Palestine là quốc gia độc lập tại phiên họp Đại hội đồng LHQ ngày 20-9 tới. Tuy nhiên, rất nhiều các quan chức cấp cao của Mỹ và nhà ngoại giao quốc tế nhận định rằng nỗ lực của Mỹ đã quá muộn.
- Dùng hòa đàm hòa hoãn với Palestine
Theo AFP, Nhà Trắng đã đề nghị với Israel về một tiến trình hòa đàm Trung Đông mới với hy vọng thuyết phục Tổng thống Palestine, ông Mahmoud Abbas, từ bỏ kế hoạch yêu cầu LHQ công nhận độc lập.
Cuối tháng qua, Bộ Ngoại giao Mỹ còn gửi một thông điệp ngoại giao chính thức đến hơn 70 nước hối thúc chính phủ những quốc gia này phản đối bất kỳ động thái đơn phương nào của Palestine tại LHQ. Mỹ lập luận rằng một cuộc bỏ phiếu sẽ làm mất ổn định khu vực và làm suy yếu các nỗ lực hòa bình, cho dù các nỗ lực này đang hấp hối.
Palestine không còn tin tưởng vào vai trò trung gian hòa giải của Mỹ. |
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đe dọa sẽ dùng quyền phủ quyết của mình bác bỏ mọi nỗ lực giành độc lập mà không thông qua đối thoại với Israel của Palestine. Tuy nhiên, tờ New York Times dẫn lời một số chuyên gia cho hay Mỹ không có đủ sự ủng hộ để ngăn chặn một cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng LHQ để nâng cấp quy chế của Palestine từ “thực thể” quan sát viên không có quyền bỏ phiếu lên một nhà nước quan sát viên không có quyền bỏ phiếu.
Sự thay đổi trên sẽ mở đường cho Palestine tham gia hàng chục cơ quan LHQ và các công ước quốc tế. Điều này cũng cho phép Palestine có thể theo đuổi các vụ kiện chống lại Israel tại Tòa án Hình sự quốc tế.
Và quan trọng hơn hết, Palestine dù chưa chính thức là thành viên LHQ nhưng với quy chế này đã chính thức được công nhận là một quốc gia độc lập. Điều này là rất khả quan khi vừa qua hơn 170 quốc gia trên thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ của mình dành cho kế hoạch tuyên bố độc lập của Palestine.
Báo New York Times trích lời các quan chức cấp cao của Mỹ nhận định chính quyền Obama không chỉ muốn tránh một quyền phủ quyết mà còn muốn né cả một cuộc bỏ phiếu mang tính biểu tượng của Đại hội đồng LHQ, bởi sẽ đẩy Mỹ và một số ít các nước khác vào phe phản đối.
Báo New York Times trích lời các quan chức cấp cao của Mỹ nhận định chính quyền Obama không chỉ muốn tránh một quyền phủ quyết mà còn muốn né cả một cuộc bỏ phiếu mang tính biểu tượng của Đại hội đồng LHQ, bởi sẽ đẩy Mỹ và một số ít các nước khác vào phe phản đối.
Mỹ lo ngại rằng trong cả 2 trường hợp nêu trên, một làn sóng giận dữ có thể quét qua các vùng lãnh thổ Palestine và cả thế giới Arab rộng lớn hơn vào thời điểm khu vực này đang lâm vào tình trạng bất ổn.
Ghaith al-Omari, người đứng đầu Nhóm chuyên trách về Palestine của Mỹ tại Washington cho rằng Tổng thống Obama buộc phải lựa chọn: phủ quyết nguyện vọng của hầu hết người Palestine hoặc làm tổn thương mối quan hệ đồng minh với Israel và mất đi sự ủng hộ chính trị của cộng đồng Do Thái tại Mỹ. Theo ông al-Omari, “Mỹ thực hiện quyền phủ quyết chắc chắn sẽ làm dấy lên làn sóng chống Mỹ ở thế giới Arab”.
- Cái tát vào uy tín nước Mỹ?
Một số quan chức của Mỹ vẫn lạc quan, tin tưởng về một thỏa hiệp giữa Israel và Palestine khi họ có đặc phái viên mới của Mỹ về Trung Đông David M. Hale và cố vấn của Hội đồng An ninh quốc gia về Trung Đông Dennis B. Ross. Ngoài ra, nhóm bộ tứ về Trung Đông gồm Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu và LHQ cũng tuyên bố sẽ nỗ lực đưa ra một thỏa thuận hòa bình mới cho khu vực. Phái viên của nhóm bộ tứ, ông Tony Blair, đã đến thăm Jerusalem tuần trước và dự kiến sẽ có các cuộc thảo luận với người Palestine.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, nguyên nhân sâu xa khiến Palestine và Israel không tìm được tiếng nói chung chính là ở các khu định cư của người Do Thái ở khu Bờ Tây và đòi hỏi của Israel về đường biên giới mới với Palestine, chứ không phải đường biên giới trước cuộc chiến tranh năm 1967. Vấn đề này đã được bàn trong hàng trăm cuộc thương lượng nhưng bất thành.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, nguyên nhân sâu xa khiến Palestine và Israel không tìm được tiếng nói chung chính là ở các khu định cư của người Do Thái ở khu Bờ Tây và đòi hỏi của Israel về đường biên giới mới với Palestine, chứ không phải đường biên giới trước cuộc chiến tranh năm 1967. Vấn đề này đã được bàn trong hàng trăm cuộc thương lượng nhưng bất thành.
Một quan chức cấp cao của Palestine, ông Nabil Shaath, đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị Mỹ và cho biết Palestine sẽ chỉ tập trung vào cuộc bỏ phiếu sắp tới bất kể Mỹ gia tăng sức ép như thế nào.
Thái độ kiên quyết của Palestine cho thấy họ không còn tin tưởng vào vai trò trung gian hòa giải của Mỹ trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Nếu Palestine được LHQ công nhận quy chế độc lập mà không dựa vào sự ủng hộ của Mỹ thì đây là một cái tát không chỉ vào uy tín nước Mỹ nói chung mà còn nhằm vào đương kim Tổng thống Barack Obama, vì có thể nói, các đời tổng thống Mỹ đều nỗ lực đóng vai trò tích cực vào tiến trình hòa bình Trung Đông.
Thái độ kiên quyết của Palestine cho thấy họ không còn tin tưởng vào vai trò trung gian hòa giải của Mỹ trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Nếu Palestine được LHQ công nhận quy chế độc lập mà không dựa vào sự ủng hộ của Mỹ thì đây là một cái tát không chỉ vào uy tín nước Mỹ nói chung mà còn nhằm vào đương kim Tổng thống Barack Obama, vì có thể nói, các đời tổng thống Mỹ đều nỗ lực đóng vai trò tích cực vào tiến trình hòa bình Trung Đông.
ĐỖ VĂN (tổng hợp)
Theo SGGP
0 nhận xét